Theo Bulgarian Military, người chiến thắng trong cuộc đấu thầu mua 18 máy bay tấn công hạng nhẹ (LCA) của Không quân Malaysia đã được công bố. Sáu công ty đã tham gia đấu thầu quốc tế để cung cấp 18 máy bay chiến đấu hạng nhẹ cho Không quân Malaysia và công ty KAI của Hàn Quốc đã trúng thầu.Một hợp đồng trị giá 919 triệu USD đã được ký kết giữa KAI và Bộ Quốc phòng Malaysia để cung cấp máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 cho Không quân Malaysia. Theo hợp đồng, việc giao máy bay sẽ bắt đầu vào năm 2026.Mặt khác, Hàn Quốc đặt mục tiêu bán thêm 18 chiếc FA-50 cho Malaysia trong tương lai. Malaysia tuyên bố rằng, ít nhất một nửa số tiền thanh toán trong hợp đồng sẽ được thực hiện bằng phương pháp “hàng đổi hàng”, cụ thể là bằng dầu cọ.Vào năm 2021, các công ty đã nộp hồ sơ dự thầu “Máy bay tấn công hạng nhẹ của Không quân Malaysia” gồm các công ty và sản phẩm của họ như sau: KAI/Kemalak Systems của Hàn Quốc với FA-50; TAI Hurjet của Trung Quốc với Hongdu L-15; Leonardo của Ý với M-346 , Hindustan Aeronautics của Ấn Độ với Tejas và MiG-35 của Rosoboronexport/Nga .Yêu cầu của Không quân Malaysia đối với cuộc đấu thầu là chuyển giao theo từng giai đoạn 18 máy bay kể từ khi ký hợp đồng (mở rộng thêm 18 chiếc trong tương lai). Gói hợp đồng cũng bao gồm vũ khí đi kèm cho máy bay, trong đó có cả tên lửa không đối không và không đối đất ngoài tầm nhìn.Hai yêu cầu khác với gói thầu máy bay hạng nhẹ của Malaysia là phát đạt tốc độ siêu thanh và khả năng hợp tác công nghiệp. Điều kiện thứ hai liên quan đến 30% linh kiện của máy bay, phải được sản xuất ở Malaysia.Máy bay FA-50PH được phát triển dựa trên máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle và bắt đầu được sản xuất vào năm 2001. Cho đến nay, đã có hơn 200 chiếc máy bay này được sản xuất. Nghe có vẻ “kỳ lạ”, nhưng chính FA-50PH mới là máy bay chiến đấu hạng nhẹ bán chạy nhất thế giới.Hàn Quốc được cho là đang sở hữu 60 chiếc FA-50, chủ yếu dùng cho nhiệm vụ huấn luyện phi công và bay nâng cao. Theo phân tích, thực chất FA-50 là phiên bản thu nhỏ hơn của chiến đấu cơ F-16 nổi danh của Mỹ.Máy bay FA-50 được phát triển bởi Công ty hàng không vũ trụ Hàn Quốc (Korea Aerospace Industries - KAI) và công ty Lockheed Martin của Mỹ. Tùy thuộc vào từng khách hàng, sẽ có một phiên bản cụ thể được phát triển.FA-50 được trang bị một động cơ phản lực cánh quạt đốt sau General Electric F404, hiện được Samsung Techwin chế tạo theo giấy phép của General Electric; cung cấp lực đẩy khô 53,07 kN và khi sử dụng bộ đốt sau, cho lực đẩy tới 78,7 kN. Tốc độ bay tối đa của FA-50 là Mach 1,5.Vũ khí để cận chiến trên FA-50 là một pháo nòng xoay 3 nòng 20 mm General Dynamics A-50, cơ số đạn là 205 viên. FA-50 có thể sử dụng tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn AIM-120 của Mỹ.Ngoài tên lửa không đối không, FA-50 còn có thể sử dụng tên lửa không đối hải. Thậm chí KAI còn có kế hoạch trang bị cho thế hệ FA-50 tiếp theo tên lửa hành trình KEPD 350K-2 do Đức, Tây Ban Nha và Hàn Quốc liên kết sản xuất. Ngoài ra FA-50 còn có thể sử dụng bom thông minh và bom thường.Mặc dù được đánh giá là loại máy bay chiến đấu bán chạy nhất, nhưng khách hàng đang đặt câu hỏi nghi ngờ về khả năng chiến đấu và khả năng đáp ứng dịch vụ của KAI. Khi vào tháng 9 năm ngoái, Không quân Philippines đã thông báo rằng, một nửa số FA-50PH của họ đã ngừng hoạt động. Vào thời điểm đó, chỉ có ba chiếc FA-50PH của Không quân Philippines thực sự sẵn sàng hoạt động; lý do chính đó là do thiếu hụt phụ tùng thay thế. Nên biết là FA-50PH là chiến đấu cơ phản lực duy nhất của lực lượng Không quân Philippines hiện nay. Những chiếc FA-50PH của Không quân Philippine đã đạt đến số giờ hoạt động nhất định và việc bảo dưỡng định kỳ đã được lên lịch. Nhưng nhà sản xuất KAI đã không thể cung cấp phụ tùng thay thế kịp thời. Việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của Không quân Philippines. Khi đó đã có những thông tin cho rằng, những khách hàng mua máy bay FA-50PH trên khắp thế giới như Indonesia, Iraq, Thái Lan, Colombia cũng có vấn đề về phụ tùng thay thế. Đây là vấn đề mà KAI phải khắc phục, khi họ đang phấn đấu trở thành nhà cung cấp quốc phòng toàn cầu.
Theo Bulgarian Military, người chiến thắng trong cuộc đấu thầu mua 18 máy bay tấn công hạng nhẹ (LCA) của Không quân Malaysia đã được công bố. Sáu công ty đã tham gia đấu thầu quốc tế để cung cấp 18 máy bay chiến đấu hạng nhẹ cho Không quân Malaysia và công ty KAI của Hàn Quốc đã trúng thầu.
Một hợp đồng trị giá 919 triệu USD đã được ký kết giữa KAI và Bộ Quốc phòng Malaysia để cung cấp máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 cho Không quân Malaysia. Theo hợp đồng, việc giao máy bay sẽ bắt đầu vào năm 2026.
Mặt khác, Hàn Quốc đặt mục tiêu bán thêm 18 chiếc FA-50 cho Malaysia trong tương lai. Malaysia tuyên bố rằng, ít nhất một nửa số tiền thanh toán trong hợp đồng sẽ được thực hiện bằng phương pháp “hàng đổi hàng”, cụ thể là bằng dầu cọ.
Vào năm 2021, các công ty đã nộp hồ sơ dự thầu “Máy bay tấn công hạng nhẹ của Không quân Malaysia” gồm các công ty và sản phẩm của họ như sau: KAI/Kemalak Systems của Hàn Quốc với FA-50; TAI Hurjet của Trung Quốc với Hongdu L-15; Leonardo của Ý với M-346 , Hindustan Aeronautics của Ấn Độ với Tejas và MiG-35 của Rosoboronexport/Nga .
Yêu cầu của Không quân Malaysia đối với cuộc đấu thầu là chuyển giao theo từng giai đoạn 18 máy bay kể từ khi ký hợp đồng (mở rộng thêm 18 chiếc trong tương lai). Gói hợp đồng cũng bao gồm vũ khí đi kèm cho máy bay, trong đó có cả tên lửa không đối không và không đối đất ngoài tầm nhìn.
Hai yêu cầu khác với gói thầu máy bay hạng nhẹ của Malaysia là phát đạt tốc độ siêu thanh và khả năng hợp tác công nghiệp. Điều kiện thứ hai liên quan đến 30% linh kiện của máy bay, phải được sản xuất ở Malaysia.
Máy bay FA-50PH được phát triển dựa trên máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle và bắt đầu được sản xuất vào năm 2001. Cho đến nay, đã có hơn 200 chiếc máy bay này được sản xuất. Nghe có vẻ “kỳ lạ”, nhưng chính FA-50PH mới là máy bay chiến đấu hạng nhẹ bán chạy nhất thế giới.
Hàn Quốc được cho là đang sở hữu 60 chiếc FA-50, chủ yếu dùng cho nhiệm vụ huấn luyện phi công và bay nâng cao. Theo phân tích, thực chất FA-50 là phiên bản thu nhỏ hơn của chiến đấu cơ F-16 nổi danh của Mỹ.
Máy bay FA-50 được phát triển bởi Công ty hàng không vũ trụ Hàn Quốc (Korea Aerospace Industries - KAI) và công ty Lockheed Martin của Mỹ. Tùy thuộc vào từng khách hàng, sẽ có một phiên bản cụ thể được phát triển.
FA-50 được trang bị một động cơ phản lực cánh quạt đốt sau General Electric F404, hiện được Samsung Techwin chế tạo theo giấy phép của General Electric; cung cấp lực đẩy khô 53,07 kN và khi sử dụng bộ đốt sau, cho lực đẩy tới 78,7 kN. Tốc độ bay tối đa của FA-50 là Mach 1,5.
Vũ khí để cận chiến trên FA-50 là một pháo nòng xoay 3 nòng 20 mm General Dynamics A-50, cơ số đạn là 205 viên. FA-50 có thể sử dụng tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn AIM-120 của Mỹ.
Ngoài tên lửa không đối không, FA-50 còn có thể sử dụng tên lửa không đối hải. Thậm chí KAI còn có kế hoạch trang bị cho thế hệ FA-50 tiếp theo tên lửa hành trình KEPD 350K-2 do Đức, Tây Ban Nha và Hàn Quốc liên kết sản xuất. Ngoài ra FA-50 còn có thể sử dụng bom thông minh và bom thường.
Mặc dù được đánh giá là loại máy bay chiến đấu bán chạy nhất, nhưng khách hàng đang đặt câu hỏi nghi ngờ về khả năng chiến đấu và khả năng đáp ứng dịch vụ của KAI. Khi vào tháng 9 năm ngoái, Không quân Philippines đã thông báo rằng, một nửa số FA-50PH của họ đã ngừng hoạt động.
Vào thời điểm đó, chỉ có ba chiếc FA-50PH của Không quân Philippines thực sự sẵn sàng hoạt động; lý do chính đó là do thiếu hụt phụ tùng thay thế. Nên biết là FA-50PH là chiến đấu cơ phản lực duy nhất của lực lượng Không quân Philippines hiện nay.
Những chiếc FA-50PH của Không quân Philippine đã đạt đến số giờ hoạt động nhất định và việc bảo dưỡng định kỳ đã được lên lịch. Nhưng nhà sản xuất KAI đã không thể cung cấp phụ tùng thay thế kịp thời. Việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của Không quân Philippines.
Khi đó đã có những thông tin cho rằng, những khách hàng mua máy bay FA-50PH trên khắp thế giới như Indonesia, Iraq, Thái Lan, Colombia cũng có vấn đề về phụ tùng thay thế. Đây là vấn đề mà KAI phải khắc phục, khi họ đang phấn đấu trở thành nhà cung cấp quốc phòng toàn cầu.