Trong những ngày đầu của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, lực lượng không quân Ukraine về cơ bản đã bị lực lượng hàng không vũ trụ Nga quét sạch; kể từ đó, chính phủ Ukraine đã không ngừng yêu cầu phương Tây hỗ trợ máy bay chiến đấu.Vào đầu năm nay, phương Tây cuối cùng đã hỗ trợ Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực; các chuyên gia quan hệ quốc tế khi đó cho rằng, không lâu nữa phương Tây cũng sẽ hỗ trợ Ukraine máy bay chiến đấu. Đúng như vậy, Ba Lan và Slovakia gần đây đã tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu MiG-29; khoản viện trợ máy bay chiến đấu mà chính phủ Ukraine đã đề nghị cả năm, cuối cùng cũng có kết quả.Theo CNN đưa tin, Tổng thống Ba Lan Duda ngày 16/3 tuyên bố, chính phủ Ba Lan sẽ hỗ trợ Ukraine 4 máy bay chiến đấu MiG-29; những chiếc máy bay chiến đấu này sẽ được chuyển giao cho Không quân Ukraine trong vài ngày tới. Tiếp đến vào ngày 17/3, Thủ tướng Slovakia, ông Eduard Heger đã tuyên bố trên mạng xã hội rằng, Slovakia sẽ hỗ trợ Ukraine 13 máy bay chiến đấu MiG-29; nhưng ông không nói rõ khi nào những máy bay chiến đấu này sẽ được bàn giao. Nếu như đúng các nhà lãnh đạo phương Tây công bố, Ukraine sắp có 17 máy bay chiến đấu MiG-29 để xây dựng lại lực lượng không quân đã ngừng hoạt động từ lâu của mình. Tuy nhiên, lô hàng viện trợ này mang tính chất "dọn kho" khá nhiều.Tổng thống Duda thẳng thừng tuyên bố, lô máy bay chiến đấu MiG-29 này đã đến "những năm cuối cùng trong vòng đời sử dụng"; đồng thời cho biết, Không quân Ba Lan sẽ sử dụng chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ và chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc sản xuất. Phản ứng trước việc Ba Lan và Slovakia viện trợ MiG-29 cũ cho Ukraine, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov tỏ ra khá bình tĩnh. Ông cho biết: "Những chiến đấu cơ này sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự đặc biệt và chúng sẽ bị Quân đội Nga phá hủy hoàn toàn".Không quân Ukraine đã sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29 từ lâu, phi công Ukraine có thể lên máy bay lái ngay mà không cần huấn luyện; đây là ưu điểm lớn nhất của máy bay chiến đấu MiG-29. Nhưng ngoài điều đó ra, MiG-29 không có ưu điểm nào khác.Trước hết, bản thân tính năng của máy bay chiến đấu MiG-29 kém hơn so với dòng máy bay chiến đấu Su-27; Liên Xô đã phát triển dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 MiG-29 để bổ sung cho Su-27. Theo ý tưởng thiết kế này, tính năng toàn diện của tiêm kích MiG-29 thua kém nhiều Su-27.Hơn nữa, sau khi Liên Xô tan rã, Nga vẫn tung ra hàng loạt nâng cấp cho tiêm kích Su-27; đồng thời phát triển tiêm kích Su-30, Su-34, Su-35. Trong khi việc phát triển MiG-29 đã lâm vào trì trệ. Ngoại trừ Nga tiếp tục phát triển tiêm kích MiG-35, còn các quốc gia khác đều chưa hiện đại hóa tiêm kích MiG-29. Vốn dĩ MiG-29 đã thua kém tiêm kích dòng Su-27 từ khi mới sinh ra; còn hiện tại nó không phải là đối thủ của tiêm kích Su-30 và Su-35.Thứ hai là những chiếc tiêm kích MiG-29 này đã rất cũ, khung thân bị lão hóa nghiêm trọng. Các máy bay chiến đấu MiG-29 của Ba Lan và Slovakia về cơ bản được cung cấp bởi Liên Xô vào những năm 1980, và tuổi của máy bay nói chung là khoảng 40 năm.Tổng thống Ba Lan Duda cho biết, các máy bay chiến đấu MiG-29 viện trợ cho Ukraine này đều là máy bay cũ sắp được cho loại biên. Mặc dù Ba Lan và Slovakia đã tân trang máy bay trước khi giao cho Ukraine, nhưng chỉ có Nga còn sản xuất các linh kiện quan trọng của MiG-29; điều này xác định rằng, hiệu quả tân trang sẽ không mấy khả quan. Nếu so sánh, máy bay chiến đấu F-15J cũ của Không quân Nhật Bản, họ cấm phi công điều khiển với tải trọng vượt quá 6G. Còn những máy bay chiến đấu MiG-29 này với “tuổi thọ cao hơn” và bảo dưỡng cũng như vật liệu chế tạo kém hơn; nên rõ ràng là không thể hoạt động như bình thường. Thứ ba, việc thiếu các sân bay sẵn có cho Không quân Ukraine. Giờ đây, toàn bộ lãnh thổ Ukraine đang bị tên lửa và UAV tự sát của Nga tấn công, căn cứ không quân là mục tiêu lớn và không thể “sơ tán”, nên rất dễ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng tên lửa.Ngay cả khi Quân đội Ukraine cho tất cả các máy bay chiến đấu đậu trong nhà chứa máy bay được gia cố, Quân đội Nga có thể buộc các máy bay chiến đấu phải tê liệt trên mặt đất, bằng cách phá hủy hạ tầng sân bay như đường băng, kho chứa nhiên liệu và kho vũ khí, hay đài chỉ huy không lưu... Nếu Quân đội Ukraine triển khai một số lượng lớn tên lửa phòng không xung quanh sân bay, chắc chắn sẽ dẫn đến việc không đủ hỏa lực phòng không ở các khu vực khác.Nhưng nếu Ukraine sử dụng các căn cứ không quân của Romania hoặc Ba Lan, điều đó có thể dẫn đến xung đột Nga-Ukraine lan rộng.. Hơn nữa, MiG-29 có tầm hoạt động ngắn, từng được mệnh danh là "gà què ăn quẩn cối xay"; nếu MiG-29 cất cánh từ các căn cứ không quân ở Ba Lan và Romania, nó có thể phải quay lại trước khi bay qua được sông Dnepr vì hết nhiên liệu.Tựu chung lại, việc phương Tây viện trợ cho Ukraine hơn chục chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 đã gần hết niên hạn sử dụng, khó có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện cuộc chiến. Ngay cả khi hiệu suất của Không quân Nga trong cuộc xung đột không tốt như mong đợi, thì những chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 sắp loại biên này không phải là đối thủ của Không quân Nga. Nhưng Nga cần cảnh giác với việc phương Tây viện trợ cho Ukraine trong tương lai các loại máy bay chiến đấu tối tân như F-15EX và F-16V.Ba Lan và các quốc gia khác lần đầu tiên cung cấp cho Ukraine một số lượng lớn xe tăng do Liên Xô sản xuất vào năm ngoái, sau đó Mỹ, Đức, Anh và các quốc gia khác đã cung cấp cho họ xe tăng Leopard-2 và Abrams M1A2.Nay Ba Lan và Slovakia đã phá vỡ tiền lệ không viện trợ máy bay chiến đấu cho Ukraine, đây là một điều có ý nghĩa chính trị to lớn. Và không thể loại trừ NATO cũng sẽ áp dụng con đường tương tự trong việc viện trợ máy bay chiến đấu. Đầu tiên giúp Ukraine với các thiết bị lạc hậu do Liên Xô sản xuất, và sau đó Mỹ, Đức và Anh hỗ trợ họ các thiết bị tiên tiến của phương Tây.
Trong những ngày đầu của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, lực lượng không quân Ukraine về cơ bản đã bị lực lượng hàng không vũ trụ Nga quét sạch; kể từ đó, chính phủ Ukraine đã không ngừng yêu cầu phương Tây hỗ trợ máy bay chiến đấu.
Vào đầu năm nay, phương Tây cuối cùng đã hỗ trợ Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực; các chuyên gia quan hệ quốc tế khi đó cho rằng, không lâu nữa phương Tây cũng sẽ hỗ trợ Ukraine máy bay chiến đấu.
Đúng như vậy, Ba Lan và Slovakia gần đây đã tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu MiG-29; khoản viện trợ máy bay chiến đấu mà chính phủ Ukraine đã đề nghị cả năm, cuối cùng cũng có kết quả.
Theo CNN đưa tin, Tổng thống Ba Lan Duda ngày 16/3 tuyên bố, chính phủ Ba Lan sẽ hỗ trợ Ukraine 4 máy bay chiến đấu MiG-29; những chiếc máy bay chiến đấu này sẽ được chuyển giao cho Không quân Ukraine trong vài ngày tới.
Tiếp đến vào ngày 17/3, Thủ tướng Slovakia, ông Eduard Heger đã tuyên bố trên mạng xã hội rằng, Slovakia sẽ hỗ trợ Ukraine 13 máy bay chiến đấu MiG-29; nhưng ông không nói rõ khi nào những máy bay chiến đấu này sẽ được bàn giao.
Nếu như đúng các nhà lãnh đạo phương Tây công bố, Ukraine sắp có 17 máy bay chiến đấu MiG-29 để xây dựng lại lực lượng không quân đã ngừng hoạt động từ lâu của mình. Tuy nhiên, lô hàng viện trợ này mang tính chất "dọn kho" khá nhiều.
Tổng thống Duda thẳng thừng tuyên bố, lô máy bay chiến đấu MiG-29 này đã đến "những năm cuối cùng trong vòng đời sử dụng"; đồng thời cho biết, Không quân Ba Lan sẽ sử dụng chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ và chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc sản xuất.
Phản ứng trước việc Ba Lan và Slovakia viện trợ MiG-29 cũ cho Ukraine, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov tỏ ra khá bình tĩnh. Ông cho biết: "Những chiến đấu cơ này sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự đặc biệt và chúng sẽ bị Quân đội Nga phá hủy hoàn toàn".
Không quân Ukraine đã sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29 từ lâu, phi công Ukraine có thể lên máy bay lái ngay mà không cần huấn luyện; đây là ưu điểm lớn nhất của máy bay chiến đấu MiG-29. Nhưng ngoài điều đó ra, MiG-29 không có ưu điểm nào khác.
Trước hết, bản thân tính năng của máy bay chiến đấu MiG-29 kém hơn so với dòng máy bay chiến đấu Su-27; Liên Xô đã phát triển dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 MiG-29 để bổ sung cho Su-27. Theo ý tưởng thiết kế này, tính năng toàn diện của tiêm kích MiG-29 thua kém nhiều Su-27.
Hơn nữa, sau khi Liên Xô tan rã, Nga vẫn tung ra hàng loạt nâng cấp cho tiêm kích Su-27; đồng thời phát triển tiêm kích Su-30, Su-34, Su-35. Trong khi việc phát triển MiG-29 đã lâm vào trì trệ.
Ngoại trừ Nga tiếp tục phát triển tiêm kích MiG-35, còn các quốc gia khác đều chưa hiện đại hóa tiêm kích MiG-29. Vốn dĩ MiG-29 đã thua kém tiêm kích dòng Su-27 từ khi mới sinh ra; còn hiện tại nó không phải là đối thủ của tiêm kích Su-30 và Su-35.
Thứ hai là những chiếc tiêm kích MiG-29 này đã rất cũ, khung thân bị lão hóa nghiêm trọng. Các máy bay chiến đấu MiG-29 của Ba Lan và Slovakia về cơ bản được cung cấp bởi Liên Xô vào những năm 1980, và tuổi của máy bay nói chung là khoảng 40 năm.
Tổng thống Ba Lan Duda cho biết, các máy bay chiến đấu MiG-29 viện trợ cho Ukraine này đều là máy bay cũ sắp được cho loại biên. Mặc dù Ba Lan và Slovakia đã tân trang máy bay trước khi giao cho Ukraine, nhưng chỉ có Nga còn sản xuất các linh kiện quan trọng của MiG-29; điều này xác định rằng, hiệu quả tân trang sẽ không mấy khả quan.
Nếu so sánh, máy bay chiến đấu F-15J cũ của Không quân Nhật Bản, họ cấm phi công điều khiển với tải trọng vượt quá 6G. Còn những máy bay chiến đấu MiG-29 này với “tuổi thọ cao hơn” và bảo dưỡng cũng như vật liệu chế tạo kém hơn; nên rõ ràng là không thể hoạt động như bình thường.
Thứ ba, việc thiếu các sân bay sẵn có cho Không quân Ukraine. Giờ đây, toàn bộ lãnh thổ Ukraine đang bị tên lửa và UAV tự sát của Nga tấn công, căn cứ không quân là mục tiêu lớn và không thể “sơ tán”, nên rất dễ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Ngay cả khi Quân đội Ukraine cho tất cả các máy bay chiến đấu đậu trong nhà chứa máy bay được gia cố, Quân đội Nga có thể buộc các máy bay chiến đấu phải tê liệt trên mặt đất, bằng cách phá hủy hạ tầng sân bay như đường băng, kho chứa nhiên liệu và kho vũ khí, hay đài chỉ huy không lưu...
Nếu Quân đội Ukraine triển khai một số lượng lớn tên lửa phòng không xung quanh sân bay, chắc chắn sẽ dẫn đến việc không đủ hỏa lực phòng không ở các khu vực khác.
Nhưng nếu Ukraine sử dụng các căn cứ không quân của Romania hoặc Ba Lan, điều đó có thể dẫn đến xung đột Nga-Ukraine lan rộng..
Hơn nữa, MiG-29 có tầm hoạt động ngắn, từng được mệnh danh là "gà què ăn quẩn cối xay"; nếu MiG-29 cất cánh từ các căn cứ không quân ở Ba Lan và Romania, nó có thể phải quay lại trước khi bay qua được sông Dnepr vì hết nhiên liệu.
Tựu chung lại, việc phương Tây viện trợ cho Ukraine hơn chục chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 đã gần hết niên hạn sử dụng, khó có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện cuộc chiến.
Ngay cả khi hiệu suất của Không quân Nga trong cuộc xung đột không tốt như mong đợi, thì những chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 sắp loại biên này không phải là đối thủ của Không quân Nga. Nhưng Nga cần cảnh giác với việc phương Tây viện trợ cho Ukraine trong tương lai các loại máy bay chiến đấu tối tân như F-15EX và F-16V.
Ba Lan và các quốc gia khác lần đầu tiên cung cấp cho Ukraine một số lượng lớn xe tăng do Liên Xô sản xuất vào năm ngoái, sau đó Mỹ, Đức, Anh và các quốc gia khác đã cung cấp cho họ xe tăng Leopard-2 và Abrams M1A2.
Nay Ba Lan và Slovakia đã phá vỡ tiền lệ không viện trợ máy bay chiến đấu cho Ukraine, đây là một điều có ý nghĩa chính trị to lớn. Và không thể loại trừ NATO cũng sẽ áp dụng con đường tương tự trong việc viện trợ máy bay chiến đấu. Đầu tiên giúp Ukraine với các thiết bị lạc hậu do Liên Xô sản xuất, và sau đó Mỹ, Đức và Anh hỗ trợ họ các thiết bị tiên tiến của phương Tây.