Thứ nhất là do nhu cầu cấp thiết của Hải quân Trung Quốc đối với các tàu tấn công đổ bộ. Sau đợt cải tổ quy mô lớn của Quân đội Trung Quốc vào năm 2017, quy mô của Lực lượng Thủy quân lục chiến Trung Quốc đã được mở rộng đáng kể; kéo theo đó, nhu cầu về tàu chiến đổ bộ của Hải quân cũng trở nên rất cấp thiết. Ảnh: Cư dân mạng chụp ảnh tàu đổ bộ Type-075 từ du thuyền ở Biển Đông - Nguồn: SinaHải quân Trung Quốc hiện có 8 tàu đổ bộ tích hợp loại Type-071, mặc dù có lực lượng nhân sự và trang bị tương đối lớn, nhưng họ lại thiếu nền tảng tác chiến hàng không quy mô lớn cho các cuộc tấn công đổ bộ ba chiều. Ảnh: Tàu đổ bộ Type-071 - Nguồn: SinaThiết kế của tàu Type-075 sẽ bù đắp rất nhiều cho khả năng đổ bộ hàng không của hải quân Trung Quốc. Thực chất Type-075 là một tàu sân bay nhỏ, được sử dụng cho các hoạt động đổ bộ. Vì vậy, Hải quân Trung Quốc hy vọng sẽ có được con tàu càng sớm càng tốt, để có được khí tài quan trọng nhất trong các hoạt động tấn công đổ bộ trong tương lai. Tàu đổ bộ Type-075 - Nguồn: SinaThứ hai, mặc dù trọng tải của tàu 075 rất lớn, nhưng công nghệ chế tạo của nó không cao, so với tàu sân bay và tàu khu trục. Trung Quốc đã có kinh nghiệm trong đóng tàu sân bay, nên các bộ phận quan trọng nhất của tàu 075 như sàn đáp, thang máy và nhà chứa máy bay, cũng như hệ thống chỉ huy tác chiến đổ bộ họ có thể thi công nhanh. Ảnh: Ngày 5/8/2020, chiếc Type-075 đã bắt đầu chuyến thử nghiệm đầu tiên trên biển - Nguồn: SinaVới tàu đổ bộ, hệ thống vũ khí chỉ là vũ khí tự vệ rất đơn giản, Trung Quốc có thể tận dụng của các loại tàu chiến khác như tên lửa phòng không Hồng Kỳ 10 và pháo bắn nhanh nhiều nòng PJ11; radar và thiết bị tác chiến điện tử và hệ thống tác chiến trên tàu được lấy từ tàu khu trục của hải quân Trung Quốc. Ảnh: Chuyến thử nghiệm thứ hai của Type-075 - Nguồn: SinaVì vậy đối với nhà máy đóng tàu, dù là lắp đặt hay tích hợp các hệ thống khác nhau của tàu đổ bộ 075 đã trở thành quy trình chuẩn của họ và có thể thực hiện rất nhanh chóng. Ảnh: Tàu đổ bộ Type-075 đang thi công - Nguồn: SinaThứ ba là năng lực của ngành đóng tàu Trung Quốc nói chung và ngành đóng tàu quân sự nói riêng rất mạnh. Trung Quốc hiện là ba quốc gia có năng lực đóng tàu hàng đầu trên thế giới. Ảnh: Nghi vấn tàu Type-75 đang thi công thì bị cháy - Nguồn: SinaĐối với một con tàu dân dụng hàng chục ngàn tấn, từ khâu xây dựng cầu cảng đến khi hạ thủy tàu, nhà máy đóng tàu Trung Quốc có thể hoàn thành trong một năm; đây là minh chứng cho năng lực công nghiệp đóng tàu rất mạnh của Trung Quốc. Ảnh: Thi công tàu Type-75 - Nguồn: SinaNhưng ngược lại với tốc độ đóng tàu, phần quan trọng nhất là phương tiện đổ bộ từ tàu vào bờ là trực thăng của Trung Quốc chậm hơn nhiều. Thông thường trên thế giới, một trực thăng mới từ khi thiết kế đến chuyến bay đầu tiên phải mất 3-5 năm; các công việc bay thử nghiệm khác nhau cũng mất 3-5 năm. Ngoài ra, thời gian cần thiết để sản xuất hàng loạt nói chung là khoảng 10 năm. Ảnh: Đồ họa tàu đổ bộ Type-075 - Nguồn: SinaLực lượng trực thăng trên tàu tàu Type 075 bao gồm trực thăng vận tải Zhi-8C, trực thăng chiến thuật Zhi-20J và trực thăng đa năng không người lái. Trong số đó, Zhi-20J là trang bị quan trọng nhất và sẽ chiếm phần chính của máy bay trên tàu đổ bộ Type-075. Ảnh: Trực thăng Zhi-20 - Nguồn: SinaTrực thăng Zhi-20J là phiên bản sửa đổi dùng trên tàu đổ bộ, được Trung Quốc phát triển từ trực thăng vận tải chiến thuật Zhi-20 (thực chất là sao chép từ thực thăng đa năng S-70C-2, phiên bản dân dụng của trực thăng Black Hawk nổi tiếng của Mỹ). Z-20 có thể vận chuyển quân tấn công và mang theo một số lượng lớn tên lửa đất đối không để hỗ trợ hỏa lực mặt đất. Ảnh: Trực thăng Zhi-20 - Nguồn: SinaCó thông tin cho rằng Zhi-20J đã bay thử lần đầu tiên vào năm 2018. Tuy là phiên bản cải tiến của Z-20 nhưng do môi trường sử dụng có sự khác biệt rất lớn nên chiếc máy bay này cần được thiết kế lại và bay thử để kiểm chứng. Hiện tại đã tiến hành thử nghiệm trên tàu Type-075, nhưng chưa rõ thời gian đưa vào trang bị hàng loạt. Ảnh: Trực thăng Zhi-20 - Nguồn: SinaViệc nhanh chóng đưa tàu Type-075 vào biên chế, đánh dấu bước nhảy vọt về sức mạnh Hải quân Trung Quốc, nhất là năng lực tác chiến đổ bộ tầm xa. Giới quân sự phương Tây cho rằng, sau khi hoàn thành thử nghiệm, con tàu đầu tiên này rất có thể sẽ được biên chế cho Hạm đội Nam Hải để củng cố các yêu sách của nước này ở Biển Đông – vốn đang chịu nhiều phản đối gay gắt. Ảnh: Thủy quân lục chiến Trung Quốc - Nguồn: SinaTuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, để khai thác hết năng lực của một tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn, thủy thủ và phi công hải quân Trung Quốc cần được huấn luyện chuyên sâu để thực hiện nhiệm vụ trên tàu sân bay trực thăng. Mà trong lĩnh vực khai thác tàu đổ bộ trực thăng, Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệm. Ảnh: Tàu đổ bộ Type-075 đang thử nghiệm lần hai trên biển - Nguồn: Sina Video Những siêu tàu đổ bộ lớn nhất thế giới - Nguồn: QPVN
Thứ nhất là do nhu cầu cấp thiết của Hải quân Trung Quốc đối với các tàu tấn công đổ bộ. Sau đợt cải tổ quy mô lớn của Quân đội Trung Quốc vào năm 2017, quy mô của Lực lượng Thủy quân lục chiến Trung Quốc đã được mở rộng đáng kể; kéo theo đó, nhu cầu về tàu chiến đổ bộ của Hải quân cũng trở nên rất cấp thiết. Ảnh: Cư dân mạng chụp ảnh tàu đổ bộ Type-075 từ du thuyền ở Biển Đông - Nguồn: Sina
Hải quân Trung Quốc hiện có 8 tàu đổ bộ tích hợp loại Type-071, mặc dù có lực lượng nhân sự và trang bị tương đối lớn, nhưng họ lại thiếu nền tảng tác chiến hàng không quy mô lớn cho các cuộc tấn công đổ bộ ba chiều. Ảnh: Tàu đổ bộ Type-071 - Nguồn: Sina
Thiết kế của tàu Type-075 sẽ bù đắp rất nhiều cho khả năng đổ bộ hàng không của hải quân Trung Quốc. Thực chất Type-075 là một tàu sân bay nhỏ, được sử dụng cho các hoạt động đổ bộ. Vì vậy, Hải quân Trung Quốc hy vọng sẽ có được con tàu càng sớm càng tốt, để có được khí tài quan trọng nhất trong các hoạt động tấn công đổ bộ trong tương lai. Tàu đổ bộ Type-075 - Nguồn: Sina
Thứ hai, mặc dù trọng tải của tàu 075 rất lớn, nhưng công nghệ chế tạo của nó không cao, so với tàu sân bay và tàu khu trục. Trung Quốc đã có kinh nghiệm trong đóng tàu sân bay, nên các bộ phận quan trọng nhất của tàu 075 như sàn đáp, thang máy và nhà chứa máy bay, cũng như hệ thống chỉ huy tác chiến đổ bộ họ có thể thi công nhanh. Ảnh: Ngày 5/8/2020, chiếc Type-075 đã bắt đầu chuyến thử nghiệm đầu tiên trên biển - Nguồn: Sina
Với tàu đổ bộ, hệ thống vũ khí chỉ là vũ khí tự vệ rất đơn giản, Trung Quốc có thể tận dụng của các loại tàu chiến khác như tên lửa phòng không Hồng Kỳ 10 và pháo bắn nhanh nhiều nòng PJ11; radar và thiết bị tác chiến điện tử và hệ thống tác chiến trên tàu được lấy từ tàu khu trục của hải quân Trung Quốc. Ảnh: Chuyến thử nghiệm thứ hai của Type-075 - Nguồn: Sina
Vì vậy đối với nhà máy đóng tàu, dù là lắp đặt hay tích hợp các hệ thống khác nhau của tàu đổ bộ 075 đã trở thành quy trình chuẩn của họ và có thể thực hiện rất nhanh chóng. Ảnh: Tàu đổ bộ Type-075 đang thi công - Nguồn: Sina
Thứ ba là năng lực của ngành đóng tàu Trung Quốc nói chung và ngành đóng tàu quân sự nói riêng rất mạnh. Trung Quốc hiện là ba quốc gia có năng lực đóng tàu hàng đầu trên thế giới. Ảnh: Nghi vấn tàu Type-75 đang thi công thì bị cháy - Nguồn: Sina
Đối với một con tàu dân dụng hàng chục ngàn tấn, từ khâu xây dựng cầu cảng đến khi hạ thủy tàu, nhà máy đóng tàu Trung Quốc có thể hoàn thành trong một năm; đây là minh chứng cho năng lực công nghiệp đóng tàu rất mạnh của Trung Quốc. Ảnh: Thi công tàu Type-75 - Nguồn: Sina
Nhưng ngược lại với tốc độ đóng tàu, phần quan trọng nhất là phương tiện đổ bộ từ tàu vào bờ là trực thăng của Trung Quốc chậm hơn nhiều. Thông thường trên thế giới, một trực thăng mới từ khi thiết kế đến chuyến bay đầu tiên phải mất 3-5 năm; các công việc bay thử nghiệm khác nhau cũng mất 3-5 năm. Ngoài ra, thời gian cần thiết để sản xuất hàng loạt nói chung là khoảng 10 năm. Ảnh: Đồ họa tàu đổ bộ Type-075 - Nguồn: Sina
Lực lượng trực thăng trên tàu tàu Type 075 bao gồm trực thăng vận tải Zhi-8C, trực thăng chiến thuật Zhi-20J và trực thăng đa năng không người lái. Trong số đó, Zhi-20J là trang bị quan trọng nhất và sẽ chiếm phần chính của máy bay trên tàu đổ bộ Type-075. Ảnh: Trực thăng Zhi-20 - Nguồn: Sina
Trực thăng Zhi-20J là phiên bản sửa đổi dùng trên tàu đổ bộ, được Trung Quốc phát triển từ trực thăng vận tải chiến thuật Zhi-20 (thực chất là sao chép từ thực thăng đa năng S-70C-2, phiên bản dân dụng của trực thăng Black Hawk nổi tiếng của Mỹ). Z-20 có thể vận chuyển quân tấn công và mang theo một số lượng lớn tên lửa đất đối không để hỗ trợ hỏa lực mặt đất. Ảnh: Trực thăng Zhi-20 - Nguồn: Sina
Có thông tin cho rằng Zhi-20J đã bay thử lần đầu tiên vào năm 2018. Tuy là phiên bản cải tiến của Z-20 nhưng do môi trường sử dụng có sự khác biệt rất lớn nên chiếc máy bay này cần được thiết kế lại và bay thử để kiểm chứng. Hiện tại đã tiến hành thử nghiệm trên tàu Type-075, nhưng chưa rõ thời gian đưa vào trang bị hàng loạt. Ảnh: Trực thăng Zhi-20 - Nguồn: Sina
Việc nhanh chóng đưa tàu Type-075 vào biên chế, đánh dấu bước nhảy vọt về sức mạnh Hải quân Trung Quốc, nhất là năng lực tác chiến đổ bộ tầm xa. Giới quân sự phương Tây cho rằng, sau khi hoàn thành thử nghiệm, con tàu đầu tiên này rất có thể sẽ được biên chế cho Hạm đội Nam Hải để củng cố các yêu sách của nước này ở Biển Đông – vốn đang chịu nhiều phản đối gay gắt. Ảnh: Thủy quân lục chiến Trung Quốc - Nguồn: Sina
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, để khai thác hết năng lực của một tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn, thủy thủ và phi công hải quân Trung Quốc cần được huấn luyện chuyên sâu để thực hiện nhiệm vụ trên tàu sân bay trực thăng. Mà trong lĩnh vực khai thác tàu đổ bộ trực thăng, Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệm. Ảnh: Tàu đổ bộ Type-075 đang thử nghiệm lần hai trên biển - Nguồn: Sina
Video Những siêu tàu đổ bộ lớn nhất thế giới - Nguồn: QPVN