Những trận chiến đấu trên đường phố diễn ra trong phạm vi rất gần và tầm quan sát của pháo binh bị chặn bởi các tòa nhà, nên rất khó để cả hai bên sử dụng pháo hạng nặng và không quân để chi viện hỏa lực. Họ chỉ có thể dựa vào bộ binh và pháo bắn thẳng để từ từ tiến lên, và đó là một trận chiến tàn khốc.Để đạt được mục đích chiến đấu, cấu hình vũ khí của BMPT "Kẻ hủy diệt" được chế tạo phù hợp để chiến đấu trong thành phố. Trước hết là hệ thống quan sát ảnh nhiệt, để có thể phát hiện những kẻ "săn tăng", ẩn nấp từ rất xa, ngoài tầm bắn của các loại vũ khí này.Bốn quả tên lửa chống tăng 9M120-1 Ataka-V, có tầm bắn tới 6 km, không chỉ để dùng tấn công xe tăng của đối phương, mà còn có thể phá hủy các công sự kiên cố và loại bỏ tên lửa chống tăng, vũ khí chống tăng do bộ binh địch mang theo, có tầm bắn không quá 4.000 mét.Khi đến gần thành phố, "Kẻ hủy diệt" dùng hai khẩu pháo 30 mm để chế áp hỏa lực địch, dù bộ binh chống tăng ẩn nấp trong nhà, hay đống đổ nát; có thể chúng không bị tiêu diệt ngay, nhưng với hỏa lực của 2 khẩu 30 mm, chúng không thể ngóc đầu lên được.Ngay cả việc đối phương nấp mình sau bức tường bê tông kiên cố cũng vô dụng, vì bên cạnh "Kẻ hủy diệt", là xe tăng chiến đấu chủ lực và khẩu pháo tăng hạng nặng 125mm. Nếu đối phương bắn từ trên cao xuống cũng không được, vì góc tầm của 2 khẩu pháo 30 mm gần như của súng phòng không.Khi tiến càng gần trung tâm thành phố, khoảng cách giao tranh giữa hai bên càng gần nhau, lúc này những khẩu súng phóng lựu ở hai bên chính diện của "Kẻ hủy diệt" bắt đầu phóng lựu đạn 30 mm về phía đối phương. Khi bộ binh địch bắt đầu bỏ chạy, súng máy 7,62 mm trên tháp pháo, sẽ giúp kết thúc trận chiến.Nếu trong quá trình chiến đấu, ngay cả khi một số bộ binh địch được trang bị vũ khí chống tăng mang vác, nếu trốn được sự truy lùng của "Kẻ hủy diệt" và bất ngờ bắn tên lửa từ bên hông xe, tuy nhiên những lớp giáp dày xung quanh xe, sẽ không cho kẻ địch phá hủy "Kẻ hủy diệt".Hiện nay chiến đấu trong thành phố với Quân đội Mỹ đã được kỹ thuật số hóa rất cao. Đầu tiên, một bản đồ ba chiều kỹ thuật số của toàn bộ thành phố (khu vực tác chiến), được thiết lập thông qua chụp ảnh từ trên không. Sau đó, UAV và các lực lượng trinh sát hàng không khác, được sử dụng để theo dõi toàn diện nơi ẩn nấp của đối phương.Khi phát hiện mục tiêu, Quân đội Mỹ sử dụng hỏa lực trên không như các loại trực thăng vũ trang Apacher, hoặc cường kích mặt đất A-10 tiêu diệt; đồng thời xe tăng và bộ binh chỉ được đưa vào tham chiến, khi chiến trường đã được "làm mềm". Mục tiêu lúc này của bộ binh chỉ là đánh bại sở chỉ huy của đối phương và chiếm cứ điểm then chốt càng sớm càng tốt.BMPT "Kẻ hủy diệt" của Nga là một vũ khí không có cấp độ kỹ thuật số nào cả, và biên chế của nó rất bất hợp lý. Chỉ huy trong tháp pháo chịu trách nhiệm quan sát, nhưng pháo thủ chịu trách nhiệm cùng lúc 4 tên lửa, hai khẩu pháo 30 mm và một súng máy hạng nhẹ.Hai xạ thủ súng phóng lựu 30 mm ở hai bên thành xe chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là sử dụng khẩu súng phóng lựu và bóp cò với một góc hướng rất nhỏ. Đồng thời 5 người phải "chen chúc" nhau trong một khoảng không gian chật hẹp.Liệu một chiếc xe hỗ trợ tăng như vậy có còn hữu ích trong chiến trường kỹ thuật số ngày nay? Chúng ta cần biết rằng, không có nhiều quốc gia trên thế giới đủ khả năng cho chiến tranh kỹ thuật số, điều này đòi hỏi sức mạnh quốc gia mạnh mẽ và sự hỗ trợ của nền tảng công nghiệp thông tin tiên tiến.Hiện tại có một số quốc gia như Pháp, Israel và một số quốc gia phương Tây đã triển khai các dự án quân đội số của riêng mình, nhưng chưa hình thành được hiệu quả tác chiến thực tế như Quân đội Mỹ. Các cường quốc quân đội kỳ cựu như Đức, Ý và Anh vẫn chưa hình thành khả năng tác chiến của quân đội kỹ thuật số.Đối với các quốc gia Đông Âu và Bắc Âu xung quanh Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía nam, mặc dù họ được trang bị một số lượng nhỏ UAV, nhưng họ vẫn còn lâu mới số hóa được. Do đó, nếu chiến tranh nổ ra trên các tuyến phía tây và phía nam của Nga, thì đó hầu hết là một hình thức cơ giới hóa và một lượng nhỏ công nghệ số hóa mà thôi.Suy xét ở góc độ này, việc quân đội Nga mua sắm “Kẻ hủy diệt” cũng là một lựa chọn hợp lý. Trừ khi Nga thực sự gặp phải một đối thủ có lợi thế về công nghệ, còn ngoài ra thì “Kẻ hủy diệt” vẫn còn "đất diễn", để có thể tung hoành trên chiến trường. Video Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT "Kẻ hủy diệt" của Nga - Nguồn: La Magra
Những trận chiến đấu trên đường phố diễn ra trong phạm vi rất gần và tầm quan sát của pháo binh bị chặn bởi các tòa nhà, nên rất khó để cả hai bên sử dụng pháo hạng nặng và không quân để chi viện hỏa lực. Họ chỉ có thể dựa vào bộ binh và pháo bắn thẳng để từ từ tiến lên, và đó là một trận chiến tàn khốc.
Để đạt được mục đích chiến đấu, cấu hình vũ khí của BMPT "Kẻ hủy diệt" được chế tạo phù hợp để chiến đấu trong thành phố. Trước hết là hệ thống quan sát ảnh nhiệt, để có thể phát hiện những kẻ "săn tăng", ẩn nấp từ rất xa, ngoài tầm bắn của các loại vũ khí này.
Bốn quả tên lửa chống tăng 9M120-1 Ataka-V, có tầm bắn tới 6 km, không chỉ để dùng tấn công xe tăng của đối phương, mà còn có thể phá hủy các công sự kiên cố và loại bỏ tên lửa chống tăng, vũ khí chống tăng do bộ binh địch mang theo, có tầm bắn không quá 4.000 mét.
Khi đến gần thành phố, "Kẻ hủy diệt" dùng hai khẩu pháo 30 mm để chế áp hỏa lực địch, dù bộ binh chống tăng ẩn nấp trong nhà, hay đống đổ nát; có thể chúng không bị tiêu diệt ngay, nhưng với hỏa lực của 2 khẩu 30 mm, chúng không thể ngóc đầu lên được.
Ngay cả việc đối phương nấp mình sau bức tường bê tông kiên cố cũng vô dụng, vì bên cạnh "Kẻ hủy diệt", là xe tăng chiến đấu chủ lực và khẩu pháo tăng hạng nặng 125mm. Nếu đối phương bắn từ trên cao xuống cũng không được, vì góc tầm của 2 khẩu pháo 30 mm gần như của súng phòng không.
Khi tiến càng gần trung tâm thành phố, khoảng cách giao tranh giữa hai bên càng gần nhau, lúc này những khẩu súng phóng lựu ở hai bên chính diện của "Kẻ hủy diệt" bắt đầu phóng lựu đạn 30 mm về phía đối phương. Khi bộ binh địch bắt đầu bỏ chạy, súng máy 7,62 mm trên tháp pháo, sẽ giúp kết thúc trận chiến.
Nếu trong quá trình chiến đấu, ngay cả khi một số bộ binh địch được trang bị vũ khí chống tăng mang vác, nếu trốn được sự truy lùng của "Kẻ hủy diệt" và bất ngờ bắn tên lửa từ bên hông xe, tuy nhiên những lớp giáp dày xung quanh xe, sẽ không cho kẻ địch phá hủy "Kẻ hủy diệt".
Hiện nay chiến đấu trong thành phố với Quân đội Mỹ đã được kỹ thuật số hóa rất cao. Đầu tiên, một bản đồ ba chiều kỹ thuật số của toàn bộ thành phố (khu vực tác chiến), được thiết lập thông qua chụp ảnh từ trên không. Sau đó, UAV và các lực lượng trinh sát hàng không khác, được sử dụng để theo dõi toàn diện nơi ẩn nấp của đối phương.
Khi phát hiện mục tiêu, Quân đội Mỹ sử dụng hỏa lực trên không như các loại trực thăng vũ trang Apacher, hoặc cường kích mặt đất A-10 tiêu diệt; đồng thời xe tăng và bộ binh chỉ được đưa vào tham chiến, khi chiến trường đã được "làm mềm". Mục tiêu lúc này của bộ binh chỉ là đánh bại sở chỉ huy của đối phương và chiếm cứ điểm then chốt càng sớm càng tốt.
BMPT "Kẻ hủy diệt" của Nga là một vũ khí không có cấp độ kỹ thuật số nào cả, và biên chế của nó rất bất hợp lý. Chỉ huy trong tháp pháo chịu trách nhiệm quan sát, nhưng pháo thủ chịu trách nhiệm cùng lúc 4 tên lửa, hai khẩu pháo 30 mm và một súng máy hạng nhẹ.
Hai xạ thủ súng phóng lựu 30 mm ở hai bên thành xe chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là sử dụng khẩu súng phóng lựu và bóp cò với một góc hướng rất nhỏ. Đồng thời 5 người phải "chen chúc" nhau trong một khoảng không gian chật hẹp.
Liệu một chiếc xe hỗ trợ tăng như vậy có còn hữu ích trong chiến trường kỹ thuật số ngày nay? Chúng ta cần biết rằng, không có nhiều quốc gia trên thế giới đủ khả năng cho chiến tranh kỹ thuật số, điều này đòi hỏi sức mạnh quốc gia mạnh mẽ và sự hỗ trợ của nền tảng công nghiệp thông tin tiên tiến.
Hiện tại có một số quốc gia như Pháp, Israel và một số quốc gia phương Tây đã triển khai các dự án quân đội số của riêng mình, nhưng chưa hình thành được hiệu quả tác chiến thực tế như Quân đội Mỹ. Các cường quốc quân đội kỳ cựu như Đức, Ý và Anh vẫn chưa hình thành khả năng tác chiến của quân đội kỹ thuật số.
Đối với các quốc gia Đông Âu và Bắc Âu xung quanh Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía nam, mặc dù họ được trang bị một số lượng nhỏ UAV, nhưng họ vẫn còn lâu mới số hóa được. Do đó, nếu chiến tranh nổ ra trên các tuyến phía tây và phía nam của Nga, thì đó hầu hết là một hình thức cơ giới hóa và một lượng nhỏ công nghệ số hóa mà thôi.
Suy xét ở góc độ này, việc quân đội Nga mua sắm “Kẻ hủy diệt” cũng là một lựa chọn hợp lý. Trừ khi Nga thực sự gặp phải một đối thủ có lợi thế về công nghệ, còn ngoài ra thì “Kẻ hủy diệt” vẫn còn "đất diễn", để có thể tung hoành trên chiến trường.
Video Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT "Kẻ hủy diệt" của Nga - Nguồn: La Magra