Theo Kỷ lục Guinness Thế giới, tiêm kích F-16 của Mỹ là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 được sản xuất và trang bị rộng rãi nhất; ngoài Mỹ còn có 24 quốc gia đặt niềm tin vào loại máy bay này, để trang bị trong các lực lượng không quân của họ.Đã có 4.000 chiếc chiến đấu cơ F-16 đã được sản xuất với hơn 110 phiên bản khác nhau. Không quân Mỹ là lực lượng sở hữu nhiều nhất F-16 với khoảng 1.348 chiếc. Lúc đầu F-16 được phát triển cho vai trò phòng không, giờ đây đã trở thành loại máy bay chiến đấu đa nhiệm.Trong khi tiêm kích JF-17 (Trung Quốc gọi là FC-1), cũng là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, được phát triển để thay thế các loại A-5C, F-7P/PG, Mirage III và Mirage V đã cũ trong biên chế Pakistan. Mục đích của JF-17 giống như Tejas của Ấn Độ, dự định thay thế phi đội MiG-21 của Không quân Ấn Độ.Mỹ đã đồng ý bán máy bay chiến đấu F-16 cho Pakistan vì hai lý do chính: Thứ nhất để chống lại sự hiện diện của Quân đội Liên Xô ở Afghanistan và thứ hai là đối thủ truyền thống của Pakistan là Ấn Độ, khi đó là khách hàng đầu tiên của MiG-29 từ Liên Xô.Hiện tại, Không quân Pakistan đang sử dụng khoảng 75 chiếc F-16 thuộc nhiều biến thể khác nhau, bao gồm cả những chiếc F-16C/D Block 52 mới và hiện đại hơn.Pakistan đã từng là đối tác quân sự số 1 và được Mỹ “ưu ái” bán cho những chiến đấu cơ phản lực như F-86 Sabre và F-104 Starfighter. Đầu những năm 1980, Pakistan đã ký một hợp đồng mua 40 chiếc F-16. Đến năm 1987, số máy bay F-16 đã được nhận và được giao làm hai đợt.Tuy nhiên số F-16 Mỹ chưa giao hết đã bất ngờ bị chính Washington hủy bỏ, sau một cuộc xung đột liên quan đến chương trình hạt nhân của Pakistan.Tuy nhiên, số F-16 của Pakistan đã nhận của Mỹ, cần được nâng cấp do Ấn Độ đã nâng cấp tất cả các máy bay MiG-29 của mình lên tiêu chuẩn UPG. Để đối phó với số MiG-29UPG của Ấn Độ, một cuộc nâng cấp giữa vòng đời với số F-16 của Pakistan được Mỹ chấp nhận vào năm 2009.Số F-16 Block 15 của Pakistan được nâng cấp lên chuẩn Block 20 bao gồm nâng cấp máy tính, điện tử hàng không, tác chiến điện tử (EW) và tích hợp hệ thống radar AN/APG-68V9, để có thể sử dụng được tên lửa phóng ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM và hỗ trợ hệ thống ngắm bắn tên lửa tầm ngắn, bằng màn hình trên mũ bay (JHMCS).Phiên bản F-16 nâng cấp của Pakistan có tính năng gần tương đương với phiên bản Block 52 mới nhất về khả năng chiến đấu. Vào năm 2016, một đợt nâng cấp tiếp theo đã được thực hiện trên các phiên bản Block 20 này, tập trung vào việc tăng cường khả năng hoạt động (nhưng không do công ty Lockheed Martin của Mỹ thực hiện).Mặc dù không phải tất cả các máy bay F-16 của Pakistan đều thuộc tiêu chuẩn Block-52, nhưng hầu hết chúng hiện được trang bị vũ khí tiên tiến, có khả năng phóng tên lửa ngoài tầm nhìn (BVR) như AIM-120 AMRAAM, tên lửa không đối đất như AGM-65 Maverick, Tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM, cùng nhiều loại bom và rocket dẫn đường chính xác và không điều khiển.Mặc dù bị Pakistan phản đối, nhưng phía Ấn Độ cho rằng, chiến đấu cơ F-16 là loại máy bay đã bắn rơi chiếc MiG-21 Bison của Ấn Độ do phi công Abhinandan Varthaman điều khiển ngày 27/2/2019. Phía Pakistan thông báo, chiếc MiG-21 của Ấn Độ bị bắn rơi bởi máy bay chiến đấu JF-17.Sau khi bị Mỹ dừng cung cấp máy bay chiến đấu F-16, Pakistan đã xem xét việc phát triển máy bay chiến đấu một động cơ của riêng họ với Trung Quốc, do Washington ngày càng xích gần Ấn Độ và chi phí nâng cấp F-16 cao hơn. Ngoài ra Pakistan cũng có nhiều lý do để chuyển sang sử dụng JF-17.Các nước nếu không phải là thành viên NATO, cần phải trải qua các quy trình ngoại giao cứng rắn, để có thể tích hợp vũ khí mới đối với vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ. Đối với bất kỳ nâng cấp nào khác của khung máy bay, hoặc tích hợp bất kỳ vũ khí mới nào, cần phải xin phép nhà sản xuất ban đầu, đó là Lockheed Martin.Hiện tại số máy bay F-16 của Pakistan không thể tiếp nhiên liệu trên không với máy bay tiếp dầu Il-78MP (nhập của Nga). Không tương thích với liên kết dữ liệu "cây nhà lá vườn" nội địa, được gọi là Link-17; trong khi F-16 sử dụng Link-16.Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn về sự tương thích, F-16 là vẫn là loại chiến đấu cơ quan trọng để PAF lấp đầy khoảng cách năng lực của họ, khi họ không có loại máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ chuyên dụng, như Su-30MKI của Ấn Độ.So với loại chiến đấu cơ liên doanh Pakistan - Trung Quốc là JF-17, thì F-16 có thể mang nhiều vũ khí hơn do có nhiều mấu cứng hơn và trọng lượng cất cánh tốt hơn, và động cơ trang bị trên F-16 đã được khẳng định qua thời gian.Hiện có một số thông tin phổ biến cho rằng, các máy bay JF-17 cuối cùng sẽ thay thế F-16 trong biên chế không quân Pakistan; nhưng trên thực tế, những chiếc F-16 vẫn là "xương sống" của lực lượng Không quân Pakistan. Những chiếc JF-17 sẽ thay thế số máy bay chiến đấu của Pháp và Trung Quốc hiện có trong biên chế PAF và là sự bổ sung cho các máy bay F-16 trong các nhiệm vụ của Không quân Pakistan. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của tiêm kích JF-17 do liên doanh Pakistan - Trung Quốc hợp tác chế tạo và sản xuất. Nguồn: QQ.
Theo Kỷ lục Guinness Thế giới, tiêm kích F-16 của Mỹ là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 được sản xuất và trang bị rộng rãi nhất; ngoài Mỹ còn có 24 quốc gia đặt niềm tin vào loại máy bay này, để trang bị trong các lực lượng không quân của họ.
Đã có 4.000 chiếc chiến đấu cơ F-16 đã được sản xuất với hơn 110 phiên bản khác nhau. Không quân Mỹ là lực lượng sở hữu nhiều nhất F-16 với khoảng 1.348 chiếc. Lúc đầu F-16 được phát triển cho vai trò phòng không, giờ đây đã trở thành loại máy bay chiến đấu đa nhiệm.
Trong khi tiêm kích JF-17 (Trung Quốc gọi là FC-1), cũng là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, được phát triển để thay thế các loại A-5C, F-7P/PG, Mirage III và Mirage V đã cũ trong biên chế Pakistan. Mục đích của JF-17 giống như Tejas của Ấn Độ, dự định thay thế phi đội MiG-21 của Không quân Ấn Độ.
Mỹ đã đồng ý bán máy bay chiến đấu F-16 cho Pakistan vì hai lý do chính: Thứ nhất để chống lại sự hiện diện của Quân đội Liên Xô ở Afghanistan và thứ hai là đối thủ truyền thống của Pakistan là Ấn Độ, khi đó là khách hàng đầu tiên của MiG-29 từ Liên Xô.
Hiện tại, Không quân Pakistan đang sử dụng khoảng 75 chiếc F-16 thuộc nhiều biến thể khác nhau, bao gồm cả những chiếc F-16C/D Block 52 mới và hiện đại hơn.
Pakistan đã từng là đối tác quân sự số 1 và được Mỹ “ưu ái” bán cho những chiến đấu cơ phản lực như F-86 Sabre và F-104 Starfighter. Đầu những năm 1980, Pakistan đã ký một hợp đồng mua 40 chiếc F-16. Đến năm 1987, số máy bay F-16 đã được nhận và được giao làm hai đợt.
Tuy nhiên số F-16 Mỹ chưa giao hết đã bất ngờ bị chính Washington hủy bỏ, sau một cuộc xung đột liên quan đến chương trình hạt nhân của Pakistan.
Tuy nhiên, số F-16 của Pakistan đã nhận của Mỹ, cần được nâng cấp do Ấn Độ đã nâng cấp tất cả các máy bay MiG-29 của mình lên tiêu chuẩn UPG. Để đối phó với số MiG-29UPG của Ấn Độ, một cuộc nâng cấp giữa vòng đời với số F-16 của Pakistan được Mỹ chấp nhận vào năm 2009.
Số F-16 Block 15 của Pakistan được nâng cấp lên chuẩn Block 20 bao gồm nâng cấp máy tính, điện tử hàng không, tác chiến điện tử (EW) và tích hợp hệ thống radar AN/APG-68V9, để có thể sử dụng được tên lửa phóng ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM và hỗ trợ hệ thống ngắm bắn tên lửa tầm ngắn, bằng màn hình trên mũ bay (JHMCS).
Phiên bản F-16 nâng cấp của Pakistan có tính năng gần tương đương với phiên bản Block 52 mới nhất về khả năng chiến đấu. Vào năm 2016, một đợt nâng cấp tiếp theo đã được thực hiện trên các phiên bản Block 20 này, tập trung vào việc tăng cường khả năng hoạt động (nhưng không do công ty Lockheed Martin của Mỹ thực hiện).
Mặc dù không phải tất cả các máy bay F-16 của Pakistan đều thuộc tiêu chuẩn Block-52, nhưng hầu hết chúng hiện được trang bị vũ khí tiên tiến, có khả năng phóng tên lửa ngoài tầm nhìn (BVR) như AIM-120 AMRAAM, tên lửa không đối đất như AGM-65 Maverick, Tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM, cùng nhiều loại bom và rocket dẫn đường chính xác và không điều khiển.
Mặc dù bị Pakistan phản đối, nhưng phía Ấn Độ cho rằng, chiến đấu cơ F-16 là loại máy bay đã bắn rơi chiếc MiG-21 Bison của Ấn Độ do phi công Abhinandan Varthaman điều khiển ngày 27/2/2019. Phía Pakistan thông báo, chiếc MiG-21 của Ấn Độ bị bắn rơi bởi máy bay chiến đấu JF-17.
Sau khi bị Mỹ dừng cung cấp máy bay chiến đấu F-16, Pakistan đã xem xét việc phát triển máy bay chiến đấu một động cơ của riêng họ với Trung Quốc, do Washington ngày càng xích gần Ấn Độ và chi phí nâng cấp F-16 cao hơn. Ngoài ra Pakistan cũng có nhiều lý do để chuyển sang sử dụng JF-17.
Các nước nếu không phải là thành viên NATO, cần phải trải qua các quy trình ngoại giao cứng rắn, để có thể tích hợp vũ khí mới đối với vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ. Đối với bất kỳ nâng cấp nào khác của khung máy bay, hoặc tích hợp bất kỳ vũ khí mới nào, cần phải xin phép nhà sản xuất ban đầu, đó là Lockheed Martin.
Hiện tại số máy bay F-16 của Pakistan không thể tiếp nhiên liệu trên không với máy bay tiếp dầu Il-78MP (nhập của Nga). Không tương thích với liên kết dữ liệu "cây nhà lá vườn" nội địa, được gọi là Link-17; trong khi F-16 sử dụng Link-16.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn về sự tương thích, F-16 là vẫn là loại chiến đấu cơ quan trọng để PAF lấp đầy khoảng cách năng lực của họ, khi họ không có loại máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ chuyên dụng, như Su-30MKI của Ấn Độ.
So với loại chiến đấu cơ liên doanh Pakistan - Trung Quốc là JF-17, thì F-16 có thể mang nhiều vũ khí hơn do có nhiều mấu cứng hơn và trọng lượng cất cánh tốt hơn, và động cơ trang bị trên F-16 đã được khẳng định qua thời gian.
Hiện có một số thông tin phổ biến cho rằng, các máy bay JF-17 cuối cùng sẽ thay thế F-16 trong biên chế không quân Pakistan; nhưng trên thực tế, những chiếc F-16 vẫn là "xương sống" của lực lượng Không quân Pakistan. Những chiếc JF-17 sẽ thay thế số máy bay chiến đấu của Pháp và Trung Quốc hiện có trong biên chế PAF và là sự bổ sung cho các máy bay F-16 trong các nhiệm vụ của Không quân Pakistan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của tiêm kích JF-17 do liên doanh Pakistan - Trung Quốc hợp tác chế tạo và sản xuất. Nguồn: QQ.