Sau vụ tai nạn, Không quân Pakistan đã cho dừng toàn bộ số F-16 hiện có trong biên chế để tiến hành kiểm tra; nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là hệ thống cảnh báo va chạm địa hình cùng hệ thống kiểm soát chuyến bay và hệ thống cơ khí điều khiển cánh đuôi gặp trục trặc; phi công cũng thất bại trong việc điều khiển máy bay, sau những nỗ lực cá nhân bất thành, khiến máy bay gặp nạn.F-16 là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Pakistan, tầm quan trọng của F-16 là không thể nghi ngờ. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, F-16 của Không quân Pakistan đã ngăn chặn hiệu quả máy bay chiến đấu của Liên Xô và Afghanistan.Ngày nay, sau hơn 30 năm trang bị, F-16 vẫn được coi là máy bay chiến đấu “cao cấp” của Pakistan và nhiệm vụ chính của nó là chiếm quyền chủ động trên không; bay che đầu cho các loại máy bay khác trong chiến đấu.Nếu phi đội F-16 bị dừng bay, Không quân Pakistan vẫn còn một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ tương tự như F-16 đó là FC-17 (Trung Quốc gọi là FC-1), đây là máy bay do Trung Quốc và Pakistan cùng phát triển, mặc dù mới đưa vào biên chế chưa lâu, nhưng tính năng kỹ chiến thuật kém xa F-16; nhưng bù lại đây là loại máy bay có số lượng lớn, để có thể bù đắp cho chất lượng.Ngoài nhiệm vụ "chia lửa" với số F-16, máy bay FC-17 còn đảm nhiệm các cuộc tấn công trên mặt đất và trên biển; do đó FC-17 trong Không quân Pakistan chỉ tương đương với một máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ "cấp thấp".Trong biên chế của Không quân Pakistan hiện nay cũng còn một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ nữa là Miragie III/V do Pháp sản xuất, nhưng được Pakistan mua lại của Australia và Ai Cập, sau khi không quân các nước này loại biên. Số Miragie III/V được Pakistan thuê sửa chữa, nâng cấp; tuy nhiên đây là những loại máy bay được sản xuất từ thập niên 1960, khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, mà chỉ đóng vai trò dự bị.Với việc dừng bay toàn bộ số máy bay F-16, những máy bay có tính năng kém hơn như FC-1 hoặc Miragie III/V phải đảm nhận nhiệm vụ phòng không, mà trước kia là của F-16; tuy nhiên những loại máy bay này không phải là đối thủ của những chiếc chiến đấu cơ tiên tiến như Su-30MKI, Miragie-2000 và Rafale của đại kình địch Ấn Độ.Một điều rắc rối hơn với không quân Pakistan đó là số chiến đấu cơ F-16 của nước này không nhận được sự bảo trì chính hãng; lý do mà hãng sản xuất F-16 Lockheed Martin từ chối bảo bảo hành là do số F-16 của Pakistan đã vượt quá thời hạn bảo hành; tiếp đến là 14 chiếc F-16 mà Pakistan đã mua lại của Jordan, nhưng đã được "nâng cấp", nhưng không phải từ chính hãng (do công ty TAI của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện).Đối với Pakistan, nơi luôn phải chịu áp lực của Không quân Ấn Độ, sự vắng mặt "lâu ngày" của chiến đấu cơ F-16 "cao cấp" là điều không thể chấp nhận được. Hiện có hai cách khắc phục, thứ nhất là chuyển toàn bộ số F-16 sang Mỹ để công ty Lockheed Martin bảo trì và nâng cấp; thứ hai là thay thế số F-16 hiện tại bằng một máy bay chiến đấu mới có tính năng tương đương.Phương án chuyển toàn bộ số F-16 sang Mỹ để bảo trì là phương án khó có tính khả thi, khi 73 chiếc F-16 của Pakistan hầu hết được mua vào khoảng những năm của thập niên 1980, đều đã được sử dụng trên 30 năm và đã đạt đến giai đoạn cuối vòng đời, nguy cơ rơi rất cao.Vì vậy F-16 của Pakistan cần kiểm tra hệ thống điều khiển bay và radar, nên họ cần hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất F16. Nhưng muốn hưởng chế độ bảo trì chính hãng, Pakistan phải ký quỹ khoản tiền gửi bảo đảm 100 triệu USD và phí bảo trì là 5 triệu USD cho một chiếc F-16; đây là điều khó có thể chấp nhận với số kinh phí quốc phòng ít ỏi của Pakistan.Phương án thay thế F-16 bằng một máy bay chiến đấu mới có lẽ là nhanh nhất, mặc dù việc nhập khẩu F-16 cũ của các nước khác là khả thi; tuy nhiên Không quân Pakistan sợ dẫm chân vào vết xe đổ như hiện nay, khi máy bay không được bảo trì chính hãng, thì số F-16 cũ mua về cũng bị đắp chiếu.Còn nếu chấp nhận mua đồ cũ của Mỹ, theo phương thức bán vũ khí dư thừa cho đồng minh (thực chất là những vũ khí đã bị Quân đội Mỹ loại biên), nhưng phải chấp nhận phương án nâng cấp của các công ty Mỹ, thì giá thành lại quá cao, kinh phí quốc phòng của Pakistan khó có thể gánh nổi.Còn một phương án khác có tính khả thi hơn, đó là sử dụng máy bay chiến đấu của Trung Quốc; hiện nay các nhà sản xuất Trung Quốc đang ve vãn Pakistan mua chiến đấu cơ "quốc bảo" J-10C; đây là con đường ngắn nhất để Pakistan lấp đầy khoảng trống do F-16 để lại.Nhưng lãnh đạo quân sự Pakistan lại không quá mặn mà với J-10C, lý do là J-10C là loại máy bay mới, chưa có tính phổ biến rộng rãi, tính năng kỹ chiến thuật chưa được kiểm chứng trong chiến đấu, mặc dù giá rất rẻ (chưa bằng 1/2 giá của một chiếc F-16 mới xuất xưởng).Bên cạnh đó không quân Pakistan cần một chiến đấu cơ hạng nặng, trang bị 2 động cơ, vừa có thể chiếm ưu thế trên không, vừa có thể tiến công sâu vào lãnh thổ của đại kình địch Ấn Độ như Su-30 hoặc Su-35 của Nga; còn với J-10C chỉ là loại máy bay hạng nhẹ, một động cơ, tính năng kỹ chiến thuật cũng không vượt FC-1 của Pakistan là bao nhiêu; do vậy Không quân Pakistan cũng không mặn mà với "quốc bảo" của Trung Quốc. Video: Dùng tiêm kích F-16 bắn rơi máy bay Ấn Độ, Pakistan khiến Mỹ "tức lộn ruột"
Sau vụ tai nạn, Không quân Pakistan đã cho dừng toàn bộ số F-16 hiện có trong biên chế để tiến hành kiểm tra; nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là hệ thống cảnh báo va chạm địa hình cùng hệ thống kiểm soát chuyến bay và hệ thống cơ khí điều khiển cánh đuôi gặp trục trặc; phi công cũng thất bại trong việc điều khiển máy bay, sau những nỗ lực cá nhân bất thành, khiến máy bay gặp nạn.
F-16 là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Pakistan, tầm quan trọng của F-16 là không thể nghi ngờ. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, F-16 của Không quân Pakistan đã ngăn chặn hiệu quả máy bay chiến đấu của Liên Xô và Afghanistan.
Ngày nay, sau hơn 30 năm trang bị, F-16 vẫn được coi là máy bay chiến đấu “cao cấp” của Pakistan và nhiệm vụ chính của nó là chiếm quyền chủ động trên không; bay che đầu cho các loại máy bay khác trong chiến đấu.
Nếu phi đội F-16 bị dừng bay, Không quân Pakistan vẫn còn một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ tương tự như F-16 đó là FC-17 (Trung Quốc gọi là FC-1), đây là máy bay do Trung Quốc và Pakistan cùng phát triển, mặc dù mới đưa vào biên chế chưa lâu, nhưng tính năng kỹ chiến thuật kém xa F-16; nhưng bù lại đây là loại máy bay có số lượng lớn, để có thể bù đắp cho chất lượng.
Ngoài nhiệm vụ "chia lửa" với số F-16, máy bay FC-17 còn đảm nhiệm các cuộc tấn công trên mặt đất và trên biển; do đó FC-17 trong Không quân Pakistan chỉ tương đương với một máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ "cấp thấp".
Trong biên chế của Không quân Pakistan hiện nay cũng còn một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ nữa là Miragie III/V do Pháp sản xuất, nhưng được Pakistan mua lại của Australia và Ai Cập, sau khi không quân các nước này loại biên. Số Miragie III/V được Pakistan thuê sửa chữa, nâng cấp; tuy nhiên đây là những loại máy bay được sản xuất từ thập niên 1960, khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, mà chỉ đóng vai trò dự bị.
Với việc dừng bay toàn bộ số máy bay F-16, những máy bay có tính năng kém hơn như FC-1 hoặc Miragie III/V phải đảm nhận nhiệm vụ phòng không, mà trước kia là của F-16; tuy nhiên những loại máy bay này không phải là đối thủ của những chiếc chiến đấu cơ tiên tiến như Su-30MKI, Miragie-2000 và Rafale của đại kình địch Ấn Độ.
Một điều rắc rối hơn với không quân Pakistan đó là số chiến đấu cơ F-16 của nước này không nhận được sự bảo trì chính hãng; lý do mà hãng sản xuất F-16 Lockheed Martin từ chối bảo bảo hành là do số F-16 của Pakistan đã vượt quá thời hạn bảo hành; tiếp đến là 14 chiếc F-16 mà Pakistan đã mua lại của Jordan, nhưng đã được "nâng cấp", nhưng không phải từ chính hãng (do công ty TAI của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện).
Đối với Pakistan, nơi luôn phải chịu áp lực của Không quân Ấn Độ, sự vắng mặt "lâu ngày" của chiến đấu cơ F-16 "cao cấp" là điều không thể chấp nhận được. Hiện có hai cách khắc phục, thứ nhất là chuyển toàn bộ số F-16 sang Mỹ để công ty Lockheed Martin bảo trì và nâng cấp; thứ hai là thay thế số F-16 hiện tại bằng một máy bay chiến đấu mới có tính năng tương đương.
Phương án chuyển toàn bộ số F-16 sang Mỹ để bảo trì là phương án khó có tính khả thi, khi 73 chiếc F-16 của Pakistan hầu hết được mua vào khoảng những năm của thập niên 1980, đều đã được sử dụng trên 30 năm và đã đạt đến giai đoạn cuối vòng đời, nguy cơ rơi rất cao.
Vì vậy F-16 của Pakistan cần kiểm tra hệ thống điều khiển bay và radar, nên họ cần hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất F16. Nhưng muốn hưởng chế độ bảo trì chính hãng, Pakistan phải ký quỹ khoản tiền gửi bảo đảm 100 triệu USD và phí bảo trì là 5 triệu USD cho một chiếc F-16; đây là điều khó có thể chấp nhận với số kinh phí quốc phòng ít ỏi của Pakistan.
Phương án thay thế F-16 bằng một máy bay chiến đấu mới có lẽ là nhanh nhất, mặc dù việc nhập khẩu F-16 cũ của các nước khác là khả thi; tuy nhiên Không quân Pakistan sợ dẫm chân vào vết xe đổ như hiện nay, khi máy bay không được bảo trì chính hãng, thì số F-16 cũ mua về cũng bị đắp chiếu.
Còn nếu chấp nhận mua đồ cũ của Mỹ, theo phương thức bán vũ khí dư thừa cho đồng minh (thực chất là những vũ khí đã bị Quân đội Mỹ loại biên), nhưng phải chấp nhận phương án nâng cấp của các công ty Mỹ, thì giá thành lại quá cao, kinh phí quốc phòng của Pakistan khó có thể gánh nổi.
Còn một phương án khác có tính khả thi hơn, đó là sử dụng máy bay chiến đấu của Trung Quốc; hiện nay các nhà sản xuất Trung Quốc đang ve vãn Pakistan mua chiến đấu cơ "quốc bảo" J-10C; đây là con đường ngắn nhất để Pakistan lấp đầy khoảng trống do F-16 để lại.
Nhưng lãnh đạo quân sự Pakistan lại không quá mặn mà với J-10C, lý do là J-10C là loại máy bay mới, chưa có tính phổ biến rộng rãi, tính năng kỹ chiến thuật chưa được kiểm chứng trong chiến đấu, mặc dù giá rất rẻ (chưa bằng 1/2 giá của một chiếc F-16 mới xuất xưởng).
Bên cạnh đó không quân Pakistan cần một chiến đấu cơ hạng nặng, trang bị 2 động cơ, vừa có thể chiếm ưu thế trên không, vừa có thể tiến công sâu vào lãnh thổ của đại kình địch Ấn Độ như Su-30 hoặc Su-35 của Nga; còn với J-10C chỉ là loại máy bay hạng nhẹ, một động cơ, tính năng kỹ chiến thuật cũng không vượt FC-1 của Pakistan là bao nhiêu; do vậy Không quân Pakistan cũng không mặn mà với "quốc bảo" của Trung Quốc.
Video: Dùng tiêm kích F-16 bắn rơi máy bay Ấn Độ, Pakistan khiến Mỹ "tức lộn ruột"