Các lệnh trừng phạt về kinh tế và lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Campuchia được đưa ra vào ngày 8/12, xuất phát từ sự phản đối của các nước phương Tây đối với mối quan hệ quốc phòng và kinh tế ngày càng khăng khít của quốc gia Đông Nam Á này với Trung Quốc.Một lí do quan trọng nữa để Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, là đã có những bằng chứng chính xác về việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng một căn cứ quân sự mới ở Campuchia.Ngay sau khi Mỹ đưa ra các lệnh trừng phạt, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã có phản ứng đáp trả, bằng việc ra lệnh cho quân đội nước này rút bỏ toàn bộ vũ khí trang bị của Mỹ có trong biên chế.Theo thủ tướng Hun Sen, những hành động của Mỹ càng minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn của ông vào năm 1994, khi Campuchia đã không thay đổi các hệ thống vũ khí hiện có trong quân đội để mua các hệ thống vũ khí của Mỹ.Sau đó, Thủ tướng Hun Sen đã ra lệnh loại bỏ hoặc đưa vào niêm cất các vũ khí của Mỹ, với lý do những vũ khí này không mang lại hiệu quả chiến đấu cho quân đội Campuchia và vì những ràng buộc quan trọng liên quan đến việc mua bán vũ khí, làm suy yếu tính độc lập của khách hàng trong việc bảo vệ đất nước.Thủ tướng Campuchia đã thẳng thắn đưa ra kết luận “Nếu bạn muốn độc lập trong quốc phòng, đừng sử dụng vũ khí của Mỹ”. Quan điểm của Thủ tướng Hun Sen thể hiện sự đồng tình với những tuyên bố tương tự của các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới trong những năm qua.Tiêu biểu vào năm 2020, Thủ tướng Malaysia vừa nghỉ hưu Mahathir Mohamad đã tuyên bố rằng máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất là chỉ tốt cho các cuộc triển lãm hàng không, nhưng không thể được sử dụng trong chiến đấu nếu không có sự đồng ý của Washington, vì các mã điện tử nhạy cảm luôn bị Mỹ khống chế khi muốn sử dụng máy bay.Mỹ thường xuyên tận dụng lợi thế là nguồn cung cấp phụ tùng thay thế, để đảm bảo rằng vũ khí và thiết bị của Mỹ không thể hoạt động, khi các quốc gia khách hàng sử dụng những vũ khí đó để chống lại lợi ích của Washington.Bài học gần nhất là việc Mỹ vô hiệu hóa phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Indonesia vào những năm 1990, trong cuộc tranh chấp nảy lửa giữa Jakarta và Canberra, trong cuộc chiến đó Mỹ đã đứng về phía Australia.Mặt khác, Mỹ cũng đã hạn chế một số các tính năng và công nghệ của nhiều loại vũ khí được xuất khẩu, để đảm bảo rằng các quốc gia khác sẽ chỉ được sử dụng phiên bản hạn chế hơn so với phiên bản gốc. Một ví dụ đáng chú ý là các máy bay chiến đấu F-16 được Mỹ bán cho Ai Cập và Iraq không có khả năng tác chiến đứng khả thi.Vũ khí Mỹ chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong biên chế của quân đội Campuchia. Ông Hun Sen đã yêu cầu tất cả các đơn vị vũ trang rà soát ngay các vũ khí và thiết bị quân sự mà Campuchia hiện có, phải thu toàn bộ vũ khí, trang thiết bị quân sự của Mỹ nếu có để cất giữ hoặc đem đi tiêu hủy.Thủ tướng Hun Sen cũng đưa ra các quan điểm liên quan để giải thích cho các chỉ thị mới về việc loại bỏ vũ khí của Mỹ. Ông cho rằng những lực lượng từng sử dụng hệ thống vũ khí của Mỹ luôn thua trong các cuộc chiến tranh, chẳng hạn như thời Cộng hòa Khmer Lon Nol đã sử dụng các hệ thống vũ khí của Mỹ và nhập khẩu rất nhiều vũ khí vào Campuchia, khiến nước này mắc nợ với Mỹ.Gần đây hơn, những người sử dụng vũ khí của Mỹ đã thua trong cuộc chiến ở Afghanistan. Ông khẳng định tin tưởng vào lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu của những người chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, hơn là chỉ dựa vào vũ khí.Nhiều khách hàng quốc phòng lâu năm của Mỹ cũng đã xem xét các lựa chọn thay thế như vũ khí của Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc, để tránh các hạn chế rộng rãi được áp đặt trong việc mua vũ khí trang bị của phương Tây như Pakistan, Philippines, Indonesia, Ai Cập và Iraq... Nguồn ảnh: QQ.
Các lệnh trừng phạt về kinh tế và lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Campuchia được đưa ra vào ngày 8/12, xuất phát từ sự phản đối của các nước phương Tây đối với mối quan hệ quốc phòng và kinh tế ngày càng khăng khít của quốc gia Đông Nam Á này với Trung Quốc.
Một lí do quan trọng nữa để Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, là đã có những bằng chứng chính xác về việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng một căn cứ quân sự mới ở Campuchia.
Ngay sau khi Mỹ đưa ra các lệnh trừng phạt, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã có phản ứng đáp trả, bằng việc ra lệnh cho quân đội nước này rút bỏ toàn bộ vũ khí trang bị của Mỹ có trong biên chế.
Theo thủ tướng Hun Sen, những hành động của Mỹ càng minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn của ông vào năm 1994, khi Campuchia đã không thay đổi các hệ thống vũ khí hiện có trong quân đội để mua các hệ thống vũ khí của Mỹ.
Sau đó, Thủ tướng Hun Sen đã ra lệnh loại bỏ hoặc đưa vào niêm cất các vũ khí của Mỹ, với lý do những vũ khí này không mang lại hiệu quả chiến đấu cho quân đội Campuchia và vì những ràng buộc quan trọng liên quan đến việc mua bán vũ khí, làm suy yếu tính độc lập của khách hàng trong việc bảo vệ đất nước.
Thủ tướng Campuchia đã thẳng thắn đưa ra kết luận “Nếu bạn muốn độc lập trong quốc phòng, đừng sử dụng vũ khí của Mỹ”. Quan điểm của Thủ tướng Hun Sen thể hiện sự đồng tình với những tuyên bố tương tự của các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới trong những năm qua.
Tiêu biểu vào năm 2020, Thủ tướng Malaysia vừa nghỉ hưu Mahathir Mohamad đã tuyên bố rằng máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất là chỉ tốt cho các cuộc triển lãm hàng không, nhưng không thể được sử dụng trong chiến đấu nếu không có sự đồng ý của Washington, vì các mã điện tử nhạy cảm luôn bị Mỹ khống chế khi muốn sử dụng máy bay.
Mỹ thường xuyên tận dụng lợi thế là nguồn cung cấp phụ tùng thay thế, để đảm bảo rằng vũ khí và thiết bị của Mỹ không thể hoạt động, khi các quốc gia khách hàng sử dụng những vũ khí đó để chống lại lợi ích của Washington.
Bài học gần nhất là việc Mỹ vô hiệu hóa phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Indonesia vào những năm 1990, trong cuộc tranh chấp nảy lửa giữa Jakarta và Canberra, trong cuộc chiến đó Mỹ đã đứng về phía Australia.
Mặt khác, Mỹ cũng đã hạn chế một số các tính năng và công nghệ của nhiều loại vũ khí được xuất khẩu, để đảm bảo rằng các quốc gia khác sẽ chỉ được sử dụng phiên bản hạn chế hơn so với phiên bản gốc. Một ví dụ đáng chú ý là các máy bay chiến đấu F-16 được Mỹ bán cho Ai Cập và Iraq không có khả năng tác chiến đứng khả thi.
Vũ khí Mỹ chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong biên chế của quân đội Campuchia. Ông Hun Sen đã yêu cầu tất cả các đơn vị vũ trang rà soát ngay các vũ khí và thiết bị quân sự mà Campuchia hiện có, phải thu toàn bộ vũ khí, trang thiết bị quân sự của Mỹ nếu có để cất giữ hoặc đem đi tiêu hủy.
Thủ tướng Hun Sen cũng đưa ra các quan điểm liên quan để giải thích cho các chỉ thị mới về việc loại bỏ vũ khí của Mỹ. Ông cho rằng những lực lượng từng sử dụng hệ thống vũ khí của Mỹ luôn thua trong các cuộc chiến tranh, chẳng hạn như thời Cộng hòa Khmer Lon Nol đã sử dụng các hệ thống vũ khí của Mỹ và nhập khẩu rất nhiều vũ khí vào Campuchia, khiến nước này mắc nợ với Mỹ.
Gần đây hơn, những người sử dụng vũ khí của Mỹ đã thua trong cuộc chiến ở Afghanistan. Ông khẳng định tin tưởng vào lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu của những người chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, hơn là chỉ dựa vào vũ khí.
Nhiều khách hàng quốc phòng lâu năm của Mỹ cũng đã xem xét các lựa chọn thay thế như vũ khí của Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc, để tránh các hạn chế rộng rãi được áp đặt trong việc mua vũ khí trang bị của phương Tây như Pakistan, Philippines, Indonesia, Ai Cập và Iraq... Nguồn ảnh: QQ.