Trong cuộc họp báo, ông Mao Phalla bác bỏ thông tin rằng, 200 xe tải này do Trung Quốc viện trợ như một số tờ báo đăng tải và cho biết: Số xe này là khoản tiền của Chính phủ Campuchia chi từ ngân sách trong nước, do Thủ tướng Hun Sen quản lý, nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội Campuchia, đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ theo mệnh lệnh từ Chính phủ.Khi được hỏi rằng Chính phủ đã chi bao nhiêu tiền để mua thiết bị quân sự từ Trung Quốc, ông Phalla nói rằng, thông tin này ông không thể công bố.Ông San Chey, giám đốc điều hành Mạng lưới liên kết về Trách nhiệm xã hội ở Campuchia nói trên tờ Cambodianess: “Mua 200 xe tải quân sự vào lúc này là điều chưa cần thiết, tôi nghĩ chúng ta nên tập trung đối phó với các hậu quả của dịch COVID-19, đặc biệt là tác động đến kinh tế, xã hội”. Ảnh: Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia.Ông Chey cũng cho rằng, việc mua 200 xe tải quân sự không phải là thông tin mật và nên được làm rõ cho công chúng biết; “Có nhiều quốc gia khác cũng bán xe tải quân sự và chúng ta nên cân nhắc các lựa chọn trước khi đặt mua từ Trung Quốc, có thể tiết kiệm được thêm ngân sách”. Ảnh: Trực thăng Z-9 mà Campuchia mua từ khoản vay từ Trung Quốc.Mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Campuchia những năm qua khá chặt chẽ; việc Campuchia mua xe tải quân sự từ Trung Quốc là điều không bất ngờ. Tháng 10/2019, Trung Quốc cam kết viện trợ 84 triệu USD để cải thiện năng lực quân sự Campuchia. Hai quốc gia cũng thường xuyên tham gia tập trận chung từ năm 2016. Ảnh: Thủ tướng Campuchia (trái) và Chủ tịch Trung Quốc.Trong tháng 7/2019, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố sẽ chi thêm 40 triệu USD để mua vũ khí Trung Quốc, nhằm hiện đại hóa quân đội nước này. Cũng theo Thủ tướng Campuchia, trong số vũ khí dự định mua của Trung Quốc, có hàng chục ngàn khẩu súng bộ binh, nhằm thay cho số súng đã cũ và số súng này sẽ trang bị cho Quân đội Hoàng gia Campuchia trong năm 2019.Trước đó, Campuchia đã chi 290 triệu USD trong các hợp đồng mua vũ khí trước đó với Trung Quốc. Trong các loại vũ khí mà Campuchia dự định đặt mua của Trung Quốc rất đa dạng, từ tàu chiến, máy bay huấn luyện, trực thăng vũ trang đến vũ khí bộ binh. Ảnh: Trực thăng Z-9 của Campuchia mua từ Trung Quốc bị tai nạn tháng 7/2014.Vào tháng 1/2019, tờ The Phnom Penh Post đăng tải thông tin cho biết, Hải quân Hoàng gia Campuachia muốn mua 2 chiến hạm dài 140m do Trung Quốc sản xuất. Với chiều dài như vậy, có khả năng đó là tàu khu trục Type 54A lớp Giang Khải II. Đây là lớp tàu hộ vệ mới nhất của Trung Quốc sản xuất, được trang bị toàn diện, từ tên lửa phòng không cho đến ngư lôi chống ngầm.Theo thiết kế, tàu hộ vệ Type 054A có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không và dưới mặt nước bằng hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, ngư lôi chống ngầm và hệ thống pháo tự động. Nếu được trang bị loại tàu này, sức mạnh Hải quân Campuchia sẽ nâng cao tầm khu vực.Cùng với kế hoạch mua sắm chiến hạm, Campuchia cũng có ý định muốn máy bay chiến đấu cũng do Trung Quốc sản xuất. Đầu năm nay, truyền thông quốc tế vừa đăng tải thông tin về việc Campuchia đã "chốt" hợp đồng mua một loạt các máy bay huấn luyện FTC-2000 Sơn Ưng từ Trung Quốc.Máy bay FTC-2000 Sơn Ưng được sản xuất bởi Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Quý Châu và dự kiến sẽ được bàn giao cho phía Campuchia trong thời gian từ năm 2021 tới năm 2023. FTC-2000 Sơn Ưng là phiên bản xuất khẩu của máy bay huấn luyện chiến đấu Quý Châu JL-9, được Trung Quốc phát triển và hoàn thiện vào đầu những năm 2000.Nhưng hiện nay, trong biên chế của Không quân Campuchia cũng không có bất cứ một loại máy bay chiến đấu nào; do vậy việc Không quân Campuchia mua FTC-2000 có thể để mở đường cho không quân nước này mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong tương lai; và loại máy bay chiến đấu mà Campuchia có khả năng trang bị nhất đó là chiến đấu cơ J-10C.Vào năm 2013, Không quân Campuchia đã mua 12 trực thăng quân sự Z-9 bằng số tiền vay cũng của Trung Quốc; nhưng đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, vào tháng 7/2014, một chiếc Z-9 trong quá trình bay huấn luyện đã gặp nạn, phần lớn số người trên máy bay đã thiệt mạng, trong đó có 2 tướng của Quân đội Hoàng gia Campuchia.Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã đóng một vai trò chính trong việc tăng cường kho vũ khí của Campuchia; cũng như cung cấp các khoản vay lớn để Campuchia hiện đại hóa quân đội; trong những năm gần đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh về vũ khí Trung Quốc trong biên chế quân đội Campuchia. Điều này cho thấy, quân đội nước này ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.Ảnh: Trực thăng Z-9 của Campuchia mua từ Trung Quốc bị tai nạn tháng 7/2014. Video Đón nhận cán bộ chiến sĩ quân đội Hoàng gia Campuchia sang Việt Nam học tập - Nguồn: Truyền hình Nhân dân
Trong cuộc họp báo, ông Mao Phalla bác bỏ thông tin rằng, 200 xe tải này do Trung Quốc viện trợ như một số tờ báo đăng tải và cho biết: Số xe này là khoản tiền của Chính phủ Campuchia chi từ ngân sách trong nước, do Thủ tướng Hun Sen quản lý, nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội Campuchia, đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ theo mệnh lệnh từ Chính phủ.
Khi được hỏi rằng Chính phủ đã chi bao nhiêu tiền để mua thiết bị quân sự từ Trung Quốc, ông Phalla nói rằng, thông tin này ông không thể công bố.
Ông San Chey, giám đốc điều hành Mạng lưới liên kết về Trách nhiệm xã hội ở Campuchia nói trên tờ Cambodianess: “Mua 200 xe tải quân sự vào lúc này là điều chưa cần thiết, tôi nghĩ chúng ta nên tập trung đối phó với các hậu quả của dịch COVID-19, đặc biệt là tác động đến kinh tế, xã hội”. Ảnh: Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia.
Ông Chey cũng cho rằng, việc mua 200 xe tải quân sự không phải là thông tin mật và nên được làm rõ cho công chúng biết; “Có nhiều quốc gia khác cũng bán xe tải quân sự và chúng ta nên cân nhắc các lựa chọn trước khi đặt mua từ Trung Quốc, có thể tiết kiệm được thêm ngân sách”. Ảnh: Trực thăng Z-9 mà Campuchia mua từ khoản vay từ Trung Quốc.
Mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Campuchia những năm qua khá chặt chẽ; việc Campuchia mua xe tải quân sự từ Trung Quốc là điều không bất ngờ. Tháng 10/2019, Trung Quốc cam kết viện trợ 84 triệu USD để cải thiện năng lực quân sự Campuchia. Hai quốc gia cũng thường xuyên tham gia tập trận chung từ năm 2016. Ảnh: Thủ tướng Campuchia (trái) và Chủ tịch Trung Quốc.
Trong tháng 7/2019, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố sẽ chi thêm 40 triệu USD để mua vũ khí Trung Quốc, nhằm hiện đại hóa quân đội nước này. Cũng theo Thủ tướng Campuchia, trong số vũ khí dự định mua của Trung Quốc, có hàng chục ngàn khẩu súng bộ binh, nhằm thay cho số súng đã cũ và số súng này sẽ trang bị cho Quân đội Hoàng gia Campuchia trong năm 2019.
Trước đó, Campuchia đã chi 290 triệu USD trong các hợp đồng mua vũ khí trước đó với Trung Quốc. Trong các loại vũ khí mà Campuchia dự định đặt mua của Trung Quốc rất đa dạng, từ tàu chiến, máy bay huấn luyện, trực thăng vũ trang đến vũ khí bộ binh. Ảnh: Trực thăng Z-9 của Campuchia mua từ Trung Quốc bị tai nạn tháng 7/2014.
Vào tháng 1/2019, tờ The Phnom Penh Post đăng tải thông tin cho biết, Hải quân Hoàng gia Campuachia muốn mua 2 chiến hạm dài 140m do Trung Quốc sản xuất. Với chiều dài như vậy, có khả năng đó là tàu khu trục Type 54A lớp Giang Khải II. Đây là lớp tàu hộ vệ mới nhất của Trung Quốc sản xuất, được trang bị toàn diện, từ tên lửa phòng không cho đến ngư lôi chống ngầm.
Theo thiết kế, tàu hộ vệ Type 054A có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không và dưới mặt nước bằng hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, ngư lôi chống ngầm và hệ thống pháo tự động. Nếu được trang bị loại tàu này, sức mạnh Hải quân Campuchia sẽ nâng cao tầm khu vực.
Cùng với kế hoạch mua sắm chiến hạm, Campuchia cũng có ý định muốn máy bay chiến đấu cũng do Trung Quốc sản xuất. Đầu năm nay, truyền thông quốc tế vừa đăng tải thông tin về việc Campuchia đã "chốt" hợp đồng mua một loạt các máy bay huấn luyện FTC-2000 Sơn Ưng từ Trung Quốc.
Máy bay FTC-2000 Sơn Ưng được sản xuất bởi Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Quý Châu và dự kiến sẽ được bàn giao cho phía Campuchia trong thời gian từ năm 2021 tới năm 2023. FTC-2000 Sơn Ưng là phiên bản xuất khẩu của máy bay huấn luyện chiến đấu Quý Châu JL-9, được Trung Quốc phát triển và hoàn thiện vào đầu những năm 2000.
Nhưng hiện nay, trong biên chế của Không quân Campuchia cũng không có bất cứ một loại máy bay chiến đấu nào; do vậy việc Không quân Campuchia mua FTC-2000 có thể để mở đường cho không quân nước này mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong tương lai; và loại máy bay chiến đấu mà Campuchia có khả năng trang bị nhất đó là chiến đấu cơ J-10C.
Vào năm 2013, Không quân Campuchia đã mua 12 trực thăng quân sự Z-9 bằng số tiền vay cũng của Trung Quốc; nhưng đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, vào tháng 7/2014, một chiếc Z-9 trong quá trình bay huấn luyện đã gặp nạn, phần lớn số người trên máy bay đã thiệt mạng, trong đó có 2 tướng của Quân đội Hoàng gia Campuchia.
Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã đóng một vai trò chính trong việc tăng cường kho vũ khí của Campuchia; cũng như cung cấp các khoản vay lớn để Campuchia hiện đại hóa quân đội; trong những năm gần đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh về vũ khí Trung Quốc trong biên chế quân đội Campuchia. Điều này cho thấy, quân đội nước này ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.Ảnh: Trực thăng Z-9 của Campuchia mua từ Trung Quốc bị tai nạn tháng 7/2014.
Video Đón nhận cán bộ chiến sĩ quân đội Hoàng gia Campuchia sang Việt Nam học tập - Nguồn: Truyền hình Nhân dân