Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ bắt đầu tiến hành 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn lãnh thổ Bắc Việt Nam trải dài từ Quảng Ninh đến Quảng Bình suốt 8 năm ròng rã. Trong ảnh, cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa trong một đợt không kích của máy bay Mỹ. Ảnh chụp từ máy bay A4 Sky Hawk của Hải quân Mỹ năm 1967.Ngoài cầu Hàm Rồng, rất nhiều cảng vịnh, cơ sở quốc phòng và các nút giao thông trọng yếu đều bị Mỹ tấn công. Trong ảnh, máy bay Mỹ tấn công nút giao thông cầu Giẽ (vòng tròn tím).Các máy bay Mỹ chủ yếu xuất phát từ Hạm đội 7 vào tấn công Việt Nam. Trong ảnh, máy bay A-4 Skyhawk của Hải quân Mỹ cất cánh trên tàu sân bay USS Bon Homme Richard ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ tháng 3/1967. Nguồn ảnh: US NavyHàng chục máy bay F-8 cùng rất nhiều vũ khí giết người dàn hàng ngang trên tàu sân bay Oriskany năm 1966 được Mỹ sử dụng hòng dập tắt ý chí chiến đấu của quân và dân Miền Bắc. Nguồn ảnh: US NavyTuy nhiên, đó chỉ mới bước đầu của quá trình thất bại cay đắng đối với lực lượng quân sự hiện đại nhất thế giới thời bấy giờ. Ý chí chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ mạnh đến vậy. Trong ảnh, một đơn vị hải quân tổ chức phát động thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Nguồn ảnh: TLTrong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, Hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu 716 trận, bắn rơi 118 máy bay và bắn bị thương 120 lần chiếc khác, bắn bị thương 45 lần chiếc tàu chiến Mỹ. Trong ảnh, cán bộ, chiến sĩ tàu S225 biểu thị quyết tâm tiếp tục chiến đấu sau khi đánh thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964. Nguồn ảnh: TLTại Quảng Ninh, lực lượng Hải quân luôn có mặt kịp thời tại các trọng điểm như Bãi Cháy, mỏ Than, Nhà máy điện… để đánh trả bọn giặc trời. Trong ảnh, tàu hải quân chiến đấu bắn máy bay Mỹ bảo vệ Nhà máy điện cọc 5 tháng 4/1966. Nguồn ảnh: TLỞ tuyến giữa, cầu Hàm Rồng luôn được các lực lượng Hải quân, phòng không túc trực 24/24 để đáp trả những đòn không kích nhằm chia cắt nút giao thông trọng yếu này. Nguồn ảnh: TLSông Gianh huyền thoại, một trong những nơi hứng chịu nhiều bom đạn nhất trong chiến tranh chống Mỹ cũng được các lực lượng Hải quân, phòng không đánh trả quyết liệt. Trong ảnh, một đơn vị pháo bờ của Hải quân ta bảo vệ mục tiêu quanh khu vực hạ nguồn sông Gianh, Quảng Bình. Nguồn ảnh: TL
Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ bắt đầu tiến hành 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn lãnh thổ Bắc Việt Nam trải dài từ Quảng Ninh đến Quảng Bình suốt 8 năm ròng rã. Trong ảnh, cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa trong một đợt không kích của máy bay Mỹ. Ảnh chụp từ máy bay A4 Sky Hawk của Hải quân Mỹ năm 1967.
Ngoài cầu Hàm Rồng, rất nhiều cảng vịnh, cơ sở quốc phòng và các nút giao thông trọng yếu đều bị Mỹ tấn công. Trong ảnh, máy bay Mỹ tấn công nút giao thông cầu Giẽ (vòng tròn tím).
Các máy bay Mỹ chủ yếu xuất phát từ Hạm đội 7 vào tấn công Việt Nam. Trong ảnh, máy bay A-4 Skyhawk của Hải quân Mỹ cất cánh trên tàu sân bay USS Bon Homme Richard ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ tháng 3/1967. Nguồn ảnh: US Navy
Hàng chục máy bay F-8 cùng rất nhiều vũ khí giết người dàn hàng ngang trên tàu sân bay Oriskany năm 1966 được Mỹ sử dụng hòng dập tắt ý chí chiến đấu của quân và dân Miền Bắc. Nguồn ảnh: US Navy
Tuy nhiên, đó chỉ mới bước đầu của quá trình thất bại cay đắng đối với lực lượng quân sự hiện đại nhất thế giới thời bấy giờ. Ý chí chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ mạnh đến vậy. Trong ảnh, một đơn vị hải quân tổ chức phát động thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Nguồn ảnh: TL
Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, Hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu 716 trận, bắn rơi 118 máy bay và bắn bị thương 120 lần chiếc khác, bắn bị thương 45 lần chiếc tàu chiến Mỹ. Trong ảnh, cán bộ, chiến sĩ tàu S225 biểu thị quyết tâm tiếp tục chiến đấu sau khi đánh thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964. Nguồn ảnh: TL
Tại Quảng Ninh, lực lượng Hải quân luôn có mặt kịp thời tại các trọng điểm như Bãi Cháy, mỏ Than, Nhà máy điện… để đánh trả bọn giặc trời. Trong ảnh, tàu hải quân chiến đấu bắn máy bay Mỹ bảo vệ Nhà máy điện cọc 5 tháng 4/1966. Nguồn ảnh: TL
Ở tuyến giữa, cầu Hàm Rồng luôn được các lực lượng Hải quân, phòng không túc trực 24/24 để đáp trả những đòn không kích nhằm chia cắt nút giao thông trọng yếu này. Nguồn ảnh: TL
Sông Gianh huyền thoại, một trong những nơi hứng chịu nhiều bom đạn nhất trong chiến tranh chống Mỹ cũng được các lực lượng Hải quân, phòng không đánh trả quyết liệt. Trong ảnh, một đơn vị pháo bờ của Hải quân ta bảo vệ mục tiêu quanh khu vực hạ nguồn sông Gianh, Quảng Bình. Nguồn ảnh: TL