Quân đội Mỹ đang nghiên cứu, hoàn thiện thiết kế trực thăng đồng trục đầu tiên của nước này - chiếc SB-1. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Mỹ "nghiêm túc" nghĩ đến việc trang bị trực thăng đồng trục số lượng lớn. Nguồn ảnh: USNI.Không chỉ là một chiếc trực thăng đồng trục thông thường, SB-1 của Mỹ còn được dự kiến sẽ trở thành loại trực thăng có tốc độ nhanh nhất của lực lượng này, tối đa có thể lên tới 480 km/h. Nguồn ảnh: USNI.Điều đáng nói đó là trong khi nước Mỹ vẫn đang loay hoay chế tạo loại trực thăng đồng trục này, Việt Nam lại đã sở hữu từ lâu với quân số khá lớn những loại trực thăng tương đương. Nguồn ảnh: USNI.Kể từ năm 1979, Việt Nam đã bắt đầu đưa vào biên chế sử dụng trực thăng săn ngầm có thiết kế cánh quạt đồng trục loại Kamov Ka-26. Ban đầu, quân số trực thăng đồng trục của ta chỉ là 6 chiếc do Liên Xô viện trợ. Nguồn ảnh: Forpost.Để tăng cường sức chiến đấu trên biển, Việt Nam đã tiếp tục bổ sung một dàn trực thăng đồng trục Kamov Ka-28 vào biên chế trong những năm sau đó, thay thế dần cho những chiếc Ka-25 có phần đã già cỗi. Nguồn ảnh: TL.Trực thăng đồng trục Ka-28 là phiên bản xuất khẩu được Liên Xô/Nga cải biên từ phiên bản trực thăng Ka-27 - vốn là loại trực thăng săn ngầm rất hữu dụng, xuất hiện trên rất nhiều tàu chiến, tàu sân bay của Liên Xô/Nga. Nguồn ảnh: QPVN.Cho tới nay, dàn trực thăng Ka-28 của Việt Nam cũng như dàn trực thăng săn ngầm Ka-27 của Nga vẫn đang tiếp tục hoạt động tốt, phục vụ cho công tác săn ngầm trên biển hết sức hữu hiệu. Nguồn ảnh: TL.Loại trực thăng này cũng có khả năng mang theo vũ khí và có thể triển khai tấn công mục tiêu ngay khi chúng phát hiện ra đối phương. Thiết kế đồng trục cũng cho phép Ka-27 và Ka-28 hoạt động hiệu quả hơn trong các điều kiện khí hậu cực đoan. Nguồn ảnh: TL.Sau này, Việt Nam còn tiếp tục trang bị cho biên chế hai chiếc trực thăng Ka-32T Hilix-C. Đây là phiên bản dân sự được cải biên từ dòng Ka-28 Helix, cũng do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: TL.Quân số của trực thăng đồng trục Ka-32T trong biên chế của Việt Nam không nhiều, chỉ có duy nhất hai chiếc mang số hiệu 7551 và 7552, tất cả đều thuộc biên chế của Trung đoàn Hải quân 954. Nguồn ảnh: TL.Đáng tiếc là trong một chuyến bay huấn luyện, trực thăng Ka-32T số hiệu 7551 đã không may gặp tai nạn và bị hư hỏng, không thể tiếp tục quay trở lại bầu trời. Chiếc Ka-32T số hiệu 7552 sau đó đã được mệnh danh là "trực thăng cô đơn" của Việt Nam vì toàn lãnh thổ nước ta chỉ có duy nhất một chiếc loại này. Nguồn ảnh: QPVN.Thiết kế đồng trục được cho là có nhiều ưu điểm hơn so với thiết kế của trực thăng truyền thống, nhờ vào thiết kế này, chiều dài cơ sở của chiếc trực thăng có thể được rút ngắn, không cần cánh quạt đuôi khiến cho dòng trực thăng đồng trục ít bị ảnh hưởng bởi gió tạt ngang trong các điều kiện thời tiết xấu. Nguồn ảnh: QPVN.Tuy nhiên thiết kế này cũng đòi hỏi thợ máy phải có trình độ chuyên môn hóa cao, quy trình bảo dưỡng phức tạp hơn và quá trình bảo dưỡng cũng đòi hỏi thời gian nhiều hơn. Chính điều này đã khiến trực thăng đồng trục tới nay vẫn chưa thực sự phổ biến khắp thế giới. Nguồn ảnh: QPVN. Cận cảnh trực thăng săn ngầm Ka-28 của Việt Nam trên tàu hộ vệ Gepard. Nguồn: QPVN.
Quân đội Mỹ đang nghiên cứu, hoàn thiện thiết kế trực thăng đồng trục đầu tiên của nước này - chiếc SB-1. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Mỹ "nghiêm túc" nghĩ đến việc trang bị trực thăng đồng trục số lượng lớn. Nguồn ảnh: USNI.
Không chỉ là một chiếc trực thăng đồng trục thông thường, SB-1 của Mỹ còn được dự kiến sẽ trở thành loại trực thăng có tốc độ nhanh nhất của lực lượng này, tối đa có thể lên tới 480 km/h. Nguồn ảnh: USNI.
Điều đáng nói đó là trong khi nước Mỹ vẫn đang loay hoay chế tạo loại trực thăng đồng trục này, Việt Nam lại đã sở hữu từ lâu với quân số khá lớn những loại trực thăng tương đương. Nguồn ảnh: USNI.
Kể từ năm 1979, Việt Nam đã bắt đầu đưa vào biên chế sử dụng trực thăng săn ngầm có thiết kế cánh quạt đồng trục loại Kamov Ka-26. Ban đầu, quân số trực thăng đồng trục của ta chỉ là 6 chiếc do Liên Xô viện trợ. Nguồn ảnh: Forpost.
Để tăng cường sức chiến đấu trên biển, Việt Nam đã tiếp tục bổ sung một dàn trực thăng đồng trục Kamov Ka-28 vào biên chế trong những năm sau đó, thay thế dần cho những chiếc Ka-25 có phần đã già cỗi. Nguồn ảnh: TL.
Trực thăng đồng trục Ka-28 là phiên bản xuất khẩu được Liên Xô/Nga cải biên từ phiên bản trực thăng Ka-27 - vốn là loại trực thăng săn ngầm rất hữu dụng, xuất hiện trên rất nhiều tàu chiến, tàu sân bay của Liên Xô/Nga. Nguồn ảnh: QPVN.
Cho tới nay, dàn trực thăng Ka-28 của Việt Nam cũng như dàn trực thăng săn ngầm Ka-27 của Nga vẫn đang tiếp tục hoạt động tốt, phục vụ cho công tác săn ngầm trên biển hết sức hữu hiệu. Nguồn ảnh: TL.
Loại trực thăng này cũng có khả năng mang theo vũ khí và có thể triển khai tấn công mục tiêu ngay khi chúng phát hiện ra đối phương. Thiết kế đồng trục cũng cho phép Ka-27 và Ka-28 hoạt động hiệu quả hơn trong các điều kiện khí hậu cực đoan. Nguồn ảnh: TL.
Sau này, Việt Nam còn tiếp tục trang bị cho biên chế hai chiếc trực thăng Ka-32T Hilix-C. Đây là phiên bản dân sự được cải biên từ dòng Ka-28 Helix, cũng do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: TL.
Quân số của trực thăng đồng trục Ka-32T trong biên chế của Việt Nam không nhiều, chỉ có duy nhất hai chiếc mang số hiệu 7551 và 7552, tất cả đều thuộc biên chế của Trung đoàn Hải quân 954. Nguồn ảnh: TL.
Đáng tiếc là trong một chuyến bay huấn luyện, trực thăng Ka-32T số hiệu 7551 đã không may gặp tai nạn và bị hư hỏng, không thể tiếp tục quay trở lại bầu trời. Chiếc Ka-32T số hiệu 7552 sau đó đã được mệnh danh là "trực thăng cô đơn" của Việt Nam vì toàn lãnh thổ nước ta chỉ có duy nhất một chiếc loại này. Nguồn ảnh: QPVN.
Thiết kế đồng trục được cho là có nhiều ưu điểm hơn so với thiết kế của trực thăng truyền thống, nhờ vào thiết kế này, chiều dài cơ sở của chiếc trực thăng có thể được rút ngắn, không cần cánh quạt đuôi khiến cho dòng trực thăng đồng trục ít bị ảnh hưởng bởi gió tạt ngang trong các điều kiện thời tiết xấu. Nguồn ảnh: QPVN.
Tuy nhiên thiết kế này cũng đòi hỏi thợ máy phải có trình độ chuyên môn hóa cao, quy trình bảo dưỡng phức tạp hơn và quá trình bảo dưỡng cũng đòi hỏi thời gian nhiều hơn. Chính điều này đã khiến trực thăng đồng trục tới nay vẫn chưa thực sự phổ biến khắp thế giới. Nguồn ảnh: QPVN.
Cận cảnh trực thăng săn ngầm Ka-28 của Việt Nam trên tàu hộ vệ Gepard. Nguồn: QPVN.