Một trong những loại vũ khí chính xác cực kỳ hiện đại đang được Nga sử dụng tại Ukraine, là các tên lửa đạn đạo Iskander.Trong bài phát biểu mới nhất của mình, Tổng thống Nga Putin đã không loại trừ khả năng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine. Iskander là một trong các loại tên lửa có thể triển khai đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga ở thời điểm hiện tại.Tại chiến trường Ukraine, từng ghi nhận nhiều hình ảnh tên lửa đạn đạo Iskander "xịt" rơi trên mặt đất.Theo thông tin mới nhất vừa được tờ Bulgarian Military đăng tải hôm 2/10, Nga đã triển khai thêm 17 tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander tới Ukraine.Điều này đồng nghĩa với việc, trong thời gian tới Nga sẽ tăng cường tấn công bằng tên lửa độ chính xác cao - mà cụ thể là tên lửa Iskander - vào các vị trí chiến lược của Ukraine.Nếu trong tương lai Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Ukraine, nhiều khả năng tên lửa Iskander sẽ được sử dụng để phóng các đầu đạn hạt nhân chiến thật này.Theo Bulgarian Military, các tên lửa đạn đạo Iskander của Nga có khả năng phóng tấn công mục tiêu ở tầm xa tối đa 415 km/h. Trong quá khứ, Nga cũng từng tuyên bố Iskander là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm bắn dưới 400 km/h.Tuy nhiên, vào hồi tháng 1/2020, tên lửa Iskander của Nga đã "lộ bài" khi tập trận. Cụ thể, một tên lửa từ tổ hợp Iskander-M đã bay từ bãi tập của Nga sang tận Kazakhstan trước khi rơi xuống đất và không phát nổ.Quãng đường bay của quả tên lửa "đi lạc" này lên tới 600 km, khiến nhiều chuyên gia phải ngạc nhiên và khẳng định rằng, Iskander-M thực chất là tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm trung, chứ không phải tầm ngắn như quảng cáo của Nga.Sự xuất hiện của tên lửa Iskander-M cùng với việc nó bị lộ tầm bắn lên tới 600 km, cũng được coi là một trong những lý do Mỹ rút khỏi hiệp ước cấm phổ biến tên lửa đạn đạo tầm trung mà trước đó đã ký với Nga.Trên lý thuyết, tên lửa được phóng đi từ tổ hợp Iskander có khả năng mang theo đầu đạn nặng tới 700 kg. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể triển khai được các đầu đạn hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ.Dù mang theo đầu đạn nặng tới vậy, độ chính xác của tổ hợp Iskander là cực kỳ đáng nể. Ở khoảng cách bắn tối đa từ 400 tới 620 km, tên lửa từ tổ hợp Iskander được cho là có độ lệch mục tiêu chỉ khoảng 7 mét.
Một trong những loại vũ khí chính xác cực kỳ hiện đại đang được Nga sử dụng tại Ukraine, là các tên lửa đạn đạo Iskander.
Trong bài phát biểu mới nhất của mình, Tổng thống Nga Putin đã không loại trừ khả năng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine. Iskander là một trong các loại tên lửa có thể triển khai đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga ở thời điểm hiện tại.
Tại chiến trường Ukraine, từng ghi nhận nhiều hình ảnh tên lửa đạn đạo Iskander "xịt" rơi trên mặt đất.
Theo thông tin mới nhất vừa được tờ Bulgarian Military đăng tải hôm 2/10, Nga đã triển khai thêm 17 tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander tới Ukraine.
Điều này đồng nghĩa với việc, trong thời gian tới Nga sẽ tăng cường tấn công bằng tên lửa độ chính xác cao - mà cụ thể là tên lửa Iskander - vào các vị trí chiến lược của Ukraine.
Nếu trong tương lai Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Ukraine, nhiều khả năng tên lửa Iskander sẽ được sử dụng để phóng các đầu đạn hạt nhân chiến thật này.
Theo Bulgarian Military, các tên lửa đạn đạo Iskander của Nga có khả năng phóng tấn công mục tiêu ở tầm xa tối đa 415 km/h. Trong quá khứ, Nga cũng từng tuyên bố Iskander là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm bắn dưới 400 km/h.
Tuy nhiên, vào hồi tháng 1/2020, tên lửa Iskander của Nga đã "lộ bài" khi tập trận. Cụ thể, một tên lửa từ tổ hợp Iskander-M đã bay từ bãi tập của Nga sang tận Kazakhstan trước khi rơi xuống đất và không phát nổ.
Quãng đường bay của quả tên lửa "đi lạc" này lên tới 600 km, khiến nhiều chuyên gia phải ngạc nhiên và khẳng định rằng, Iskander-M thực chất là tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm trung, chứ không phải tầm ngắn như quảng cáo của Nga.
Sự xuất hiện của tên lửa Iskander-M cùng với việc nó bị lộ tầm bắn lên tới 600 km, cũng được coi là một trong những lý do Mỹ rút khỏi hiệp ước cấm phổ biến tên lửa đạn đạo tầm trung mà trước đó đã ký với Nga.
Trên lý thuyết, tên lửa được phóng đi từ tổ hợp Iskander có khả năng mang theo đầu đạn nặng tới 700 kg. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể triển khai được các đầu đạn hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ.
Dù mang theo đầu đạn nặng tới vậy, độ chính xác của tổ hợp Iskander là cực kỳ đáng nể. Ở khoảng cách bắn tối đa từ 400 tới 620 km, tên lửa từ tổ hợp Iskander được cho là có độ lệch mục tiêu chỉ khoảng 7 mét.