Sau khi các giới hạn về tầm bắn tên lửa của Hàn Quốc, được Mỹ dỡ bỏ; việc đầu tiên, là Hàn Quốc đưa các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo vào trang bị; đưa quốc gia này trở thành một số rất ít quốc gia, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm dưới mặt nước.Hàn Quốc gần đây đã có những bước đột phá trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo; việc nới lỏng các hạn chế của Mỹ đối với Hàn Quốc trong lĩnh vực tên lửa, giúp Hàn Quốc phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa, từ đó có thể kiềm chế, răn đe Triều Tiên, Trung Quốc, Nga và cả Nhật Bản.Biên tập viên và bình luận viên chuyên mục chính trị của tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản), Abi Ryuubi đã đăng một bài báo trên trang web “japan-forward” vào ngày 27/8 vừa qua cảnh báo rằng, Mỹ và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận trong cuộc đàm phán hồi tháng 5, về dỡ bỏ các hạn chế đối với việc phát triển tên lửa đạn đạo.Trước đây, Hàn Quốc chỉ có thể phát triển tên lửa đạn đạo có tầm bắn không quá 800 km, thì nay việc phát triển tên lửa của Hàn Quốc đã thoát khỏi mọi ràng buộc; có thể phát triển loại tên lửa đạn đạo bao phủ toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, vùng đông bắc Trung Quốc và khu vực Viễn Đông của Nga.Ngược lại, đã gần một năm trôi qua kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga nhậm chức (tháng 9/2020), nhưng các cuộc tranh luận về việc liệu Nhật Bản có nên tấn công các căn cứ của đối phương, để tăng cường khả năng răn đe hay không, vẫn chưa có tiến triển.Một quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản tiết lộ, “Mỹ đã bãi bỏ hạn chế về tầm bắn của tên lửa đạn đạo đối với Hàn Quốc, mà không cần thông báo trước cho Nhật Bản. Theo thỏa thuận, Hàn Quốc có thể chế tạo tên lửa, với tầm bắn đủ để bao trùm toàn bộ quần đảo của Nhật Bản”.Các quan chức Nhật Bản lo lắng vì không phải là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ xảy ra chiến tranh trong tương lai gần; nhưng Hàn Quốc đã giành được lợi thế, và Nhật Bản thậm chí đang thảo luận xem, liệu họ có nên có khả năng tấn công các căn cứ của đối phương.Một quan chức Nhật Bản lo ngại: Giờ đây, khi Nhật Bản cân nhắc việc chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp, họ thường nghĩ đến Trung Quốc và Triều Tiên; nhưng chúng tôi không biết, liệu Hàn Quốc có tấn công Nhật Bản trong bất kỳ trường hợp nào hay không.Nhật Bản và Hàn Quốc luôn ở trong tình trạng “bằng mặt không bằng lòng”; từng có việc tàu hải quân Hàn Quốc đã sử dụng radar dẫn đường hỏa lực, để khóa máy bay tuần tra của Nhật Bản vào năm 2018; hay những hành động chống Nhật của các vận động viên và phương tiện truyền thông Hàn Quốc, trong Thế vận hội Tokyo vừa qua.Thông tin cũng đề cập đến việc Mỹ dỡ bỏ các hạn chế tên lửa đối với Hàn Quốc và được sự ủng hộ nhiệt tình của ứng viên cho vị trí tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc, đó là Thống đốc tỉnh Gyeonggi, Lee Jae-myung, người đã công khai gọi Nhật Bản là “mối đe dọa quân sự tới Hàn Quốc” và là “quốc gia thù địch tiềm tàng”.Theo quan điểm của người Nhật, lo ngại này dường như không phải là không có cơ sở. Ngoài tên lửa đạn đạo, có tầm bắn có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, vẫn đang được phát triển; Hải quân Hàn Quốc đã sở hữu khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.Vào ngày 13/8 vừa qua, tàu ngầm thông thường mới được đưa vào trang bị của Hàn Quốc, mang tên Shimayama An Changho, có thể mang theo 6 tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2B; tàu có thể hoạt động dưới nước trong vài tuần, nhờ sử dụng động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP).Mặc dù tên lửa Hyunmoo-2B hiện nay chỉ có tầm bắn 500 km, nhưng tàu ngầm của Hàn Quốc có thể phóng tên lửa bằng cách tiếp cận gần lãnh hải của đối phương. Với các quốc gia như Trung Quốc và Nga, quần đảo Nhật Bản có bờ biển dài rõ ràng là nguy hiểm hơn.Mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có từ lâu đời, nhưng Nhật Bản từ lâu vẫn giữ được ưu thế về tâm lý so với Hàn Quốc: một mặt Nhật Bản là quốc gia đi trước, mặt khác lại là đồng minh thân cận hơn của Mỹ.Ở khu vực Đông Bắc Á, Mỹ ủng hộ Nhật Bản, đặc biệt, hỗ trợ trong lĩnh vực quân sự vượt xa Hàn Quốc. Giờ đây, Hàn Quốc đã đi đầu trong việc thoát khỏi mọi ràng buộc của việc phát triển tên lửa tấn công, và Nhật Bản vẫn đang thảo luận về việc “liệu họ có nên tấn công các căn cứ của đối phương hay không”.Sự đối xử khác biệt này, rõ ràng có liên quan đến sự thay đổi trong chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Xét thấy “mối đe dọa tên lửa Trung - Nga” mà Đông Bắc Á phải đối mặt ngày càng rõ ràng, quân đội Mỹ đã dần rút quân và chuyển hướng sang chuỗi đảo thứ hai.Để không ảnh hưởng đến việc quân đội Mỹ tại Hàn Quốc rút quân, làm ảnh hưởng đến cách bố trí chiến lược của Lầu Năm Góc trong khu vực; vì vậy, Hàn Quốc cần được tăng cường sức mạnh. Đây cũng là điều bắt buộc.Trên thực tế, đánh giá theo công nghệ chế tạo tên lửa của cả Hàn Quốc và Nhật Bản, cả hai quốc gia đều có khả năng phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa. Nhưng Mỹ là nước đầu tiên nới lỏng các hạn chế về tầm bắn tên lửa đối với Hàn Quốc.Việc Mỹ đồng ý để Hàn Quốc có thể nâng cao khả năng tấn công tên lửa, không chỉ làm Nhật Bản, mà cả Trung Quốc và Nga “run chân”; tuy nhiên việc Hàn Quốc sở hữu tên lửa tầm xa, sẽ khơi dậy sự cảnh giác của các quốc gia ở Đông Bắc Á. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của Hải quân Hàn Quốc đang dần vương lên top đầu khu vực Đông Á, tại thành thế kiêng ba chân với Nhật Bản và Trung Quốc. Nguồn: Chosul.
Sau khi các giới hạn về tầm bắn tên lửa của Hàn Quốc, được Mỹ dỡ bỏ; việc đầu tiên, là Hàn Quốc đưa các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo vào trang bị; đưa quốc gia này trở thành một số rất ít quốc gia, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm dưới mặt nước.
Hàn Quốc gần đây đã có những bước đột phá trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo; việc nới lỏng các hạn chế của Mỹ đối với Hàn Quốc trong lĩnh vực tên lửa, giúp Hàn Quốc phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa, từ đó có thể kiềm chế, răn đe Triều Tiên, Trung Quốc, Nga và cả Nhật Bản.
Biên tập viên và bình luận viên chuyên mục chính trị của tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản), Abi Ryuubi đã đăng một bài báo trên trang web “japan-forward” vào ngày 27/8 vừa qua cảnh báo rằng, Mỹ và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận trong cuộc đàm phán hồi tháng 5, về dỡ bỏ các hạn chế đối với việc phát triển tên lửa đạn đạo.
Trước đây, Hàn Quốc chỉ có thể phát triển tên lửa đạn đạo có tầm bắn không quá 800 km, thì nay việc phát triển tên lửa của Hàn Quốc đã thoát khỏi mọi ràng buộc; có thể phát triển loại tên lửa đạn đạo bao phủ toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, vùng đông bắc Trung Quốc và khu vực Viễn Đông của Nga.
Ngược lại, đã gần một năm trôi qua kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga nhậm chức (tháng 9/2020), nhưng các cuộc tranh luận về việc liệu Nhật Bản có nên tấn công các căn cứ của đối phương, để tăng cường khả năng răn đe hay không, vẫn chưa có tiến triển.
Một quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản tiết lộ, “Mỹ đã bãi bỏ hạn chế về tầm bắn của tên lửa đạn đạo đối với Hàn Quốc, mà không cần thông báo trước cho Nhật Bản. Theo thỏa thuận, Hàn Quốc có thể chế tạo tên lửa, với tầm bắn đủ để bao trùm toàn bộ quần đảo của Nhật Bản”.
Các quan chức Nhật Bản lo lắng vì không phải là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ xảy ra chiến tranh trong tương lai gần; nhưng Hàn Quốc đã giành được lợi thế, và Nhật Bản thậm chí đang thảo luận xem, liệu họ có nên có khả năng tấn công các căn cứ của đối phương.
Một quan chức Nhật Bản lo ngại: Giờ đây, khi Nhật Bản cân nhắc việc chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp, họ thường nghĩ đến Trung Quốc và Triều Tiên; nhưng chúng tôi không biết, liệu Hàn Quốc có tấn công Nhật Bản trong bất kỳ trường hợp nào hay không.
Nhật Bản và Hàn Quốc luôn ở trong tình trạng “bằng mặt không bằng lòng”; từng có việc tàu hải quân Hàn Quốc đã sử dụng radar dẫn đường hỏa lực, để khóa máy bay tuần tra của Nhật Bản vào năm 2018; hay những hành động chống Nhật của các vận động viên và phương tiện truyền thông Hàn Quốc, trong Thế vận hội Tokyo vừa qua.
Thông tin cũng đề cập đến việc Mỹ dỡ bỏ các hạn chế tên lửa đối với Hàn Quốc và được sự ủng hộ nhiệt tình của ứng viên cho vị trí tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc, đó là Thống đốc tỉnh Gyeonggi, Lee Jae-myung, người đã công khai gọi Nhật Bản là “mối đe dọa quân sự tới Hàn Quốc” và là “quốc gia thù địch tiềm tàng”.
Theo quan điểm của người Nhật, lo ngại này dường như không phải là không có cơ sở. Ngoài tên lửa đạn đạo, có tầm bắn có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, vẫn đang được phát triển; Hải quân Hàn Quốc đã sở hữu khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.
Vào ngày 13/8 vừa qua, tàu ngầm thông thường mới được đưa vào trang bị của Hàn Quốc, mang tên Shimayama An Changho, có thể mang theo 6 tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2B; tàu có thể hoạt động dưới nước trong vài tuần, nhờ sử dụng động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP).
Mặc dù tên lửa Hyunmoo-2B hiện nay chỉ có tầm bắn 500 km, nhưng tàu ngầm của Hàn Quốc có thể phóng tên lửa bằng cách tiếp cận gần lãnh hải của đối phương. Với các quốc gia như Trung Quốc và Nga, quần đảo Nhật Bản có bờ biển dài rõ ràng là nguy hiểm hơn.
Mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có từ lâu đời, nhưng Nhật Bản từ lâu vẫn giữ được ưu thế về tâm lý so với Hàn Quốc: một mặt Nhật Bản là quốc gia đi trước, mặt khác lại là đồng minh thân cận hơn của Mỹ.
Ở khu vực Đông Bắc Á, Mỹ ủng hộ Nhật Bản, đặc biệt, hỗ trợ trong lĩnh vực quân sự vượt xa Hàn Quốc. Giờ đây, Hàn Quốc đã đi đầu trong việc thoát khỏi mọi ràng buộc của việc phát triển tên lửa tấn công, và Nhật Bản vẫn đang thảo luận về việc “liệu họ có nên tấn công các căn cứ của đối phương hay không”.
Sự đối xử khác biệt này, rõ ràng có liên quan đến sự thay đổi trong chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Xét thấy “mối đe dọa tên lửa Trung - Nga” mà Đông Bắc Á phải đối mặt ngày càng rõ ràng, quân đội Mỹ đã dần rút quân và chuyển hướng sang chuỗi đảo thứ hai.
Để không ảnh hưởng đến việc quân đội Mỹ tại Hàn Quốc rút quân, làm ảnh hưởng đến cách bố trí chiến lược của Lầu Năm Góc trong khu vực; vì vậy, Hàn Quốc cần được tăng cường sức mạnh. Đây cũng là điều bắt buộc.
Trên thực tế, đánh giá theo công nghệ chế tạo tên lửa của cả Hàn Quốc và Nhật Bản, cả hai quốc gia đều có khả năng phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa. Nhưng Mỹ là nước đầu tiên nới lỏng các hạn chế về tầm bắn tên lửa đối với Hàn Quốc.
Việc Mỹ đồng ý để Hàn Quốc có thể nâng cao khả năng tấn công tên lửa, không chỉ làm Nhật Bản, mà cả Trung Quốc và Nga “run chân”; tuy nhiên việc Hàn Quốc sở hữu tên lửa tầm xa, sẽ khơi dậy sự cảnh giác của các quốc gia ở Đông Bắc Á. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của Hải quân Hàn Quốc đang dần vương lên top đầu khu vực Đông Á, tại thành thế kiêng ba chân với Nhật Bản và Trung Quốc. Nguồn: Chosul.