"Lô tiêm kích Su-35 bị Indonesia từ chối mua do lo ngại sẽ phải hứng chịu các lệnh trừng phạt từ Mỹ có thể được chuyển giao cho Không quân Iran", thông tin này do giới truyền thông Nga đưa ra gần đây.Nếu đúng, việc này sẽ cho phép nước Cộng hòa Hồi giáo tái trang bị lực lượng không quân trong thời gian ngắn, với một trong những máy bay chiến đấu hiện đại nhất. Điều này đặc biệt cần thiết với Tehran trong bối cảnh nguy cơ xung đột vũ trang tiềm ẩn với Israel.Sau khi hợp đồng được ký kết, Nga sẽ bàn giao các tiêm kích này cho Iran trong khoảng thời gian rất ngắn, bởi chúng đã hoàn thành lắp ráp và chỉ còn chờ thanh toán mà thôi.“Tehran đang đứng trước cơ hội cực lớn để nhận được một lô lớn máy bay chiến đấu đa năng Su-35 do Nga sản xuất trong thời gian ngắn nhất có thể, điều này liên quan đến việc Indonesia hủy bỏ hợp đồng", trang Reporter đưa tin.Giới phân tích quân sự Nga cho rằng trong trường hợp Không quân Iran được trang bị máy bay chiến đấu Su-35, Israel sẽ phải suy nghĩ về việc có sẵn sàng mạo hiểm, tiếp tục tấn công nước Cộng hòa Hồi giáo bằng tiêm kích tàng hình F-35 hay không.Tính năng kỹ chiến thuật của Su-35 theo đánh giá là đủ để nó giao chiến với tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II cả ở khoảng cách xa lẫn trong không chiến quần vòng cự ly gần.Bên cạnh đó, tạp chí Forbes cũng cho rằng nhu cầu hiện đại hóa lực lượng Không quân Iran hiện là vấn đề cực kỳ cấp thiết đối với quốc gia Hồi giáo này, nhất là khi sức ép quân sự đối với họ vẫn gia tăng.Tình trạng Không quân Iran hiện nay khá bi đát, chiến đấu cơ mạnh nhất và có số lượng lớn nhất của họ chỉ là những chiếc F-14 Tomcat đã phục vụ được trên 40 năm, đi kèm phi đội F-4 Phantom II và F-5 Tiger II thậm chí còn cũ kỹ hơn.Tehran mặc dù cũng được trang bị một số máy bay do Liên Xô/Nga sản xuất bao gồm MiG-29, Su-24 nhưng đây đều là những phiên bản lạc hậu, tính năng kỹ chiến thuật bị đánh giá thua cả các tiêm kích nguồn gốc Mỹ nói trên.Các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) từng nhận định sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc được dỡ bỏ, Iran sẽ bắt đầu mua máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga hoặc Trung Quốc.Tuy nhiên đã nhiều tháng trôi qua kể từ khi hạn chế không còn, vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Tehran sẽ sớm đặt mua một lô tiêm kích đa năng để hiện đại hóa lực lượng tác chiến trên không của mình.Trước diễn biến trên, một số cây viết chuyên về mảng quân sự của tờ Forbes đã cố gắng giải thích nguyên nhân khiến Iran thất bại trong kế hoạch mua máy bay quân sự từ những nước đồng minh.Các nhà phân tích đến từ ấn phẩm Forbes tự tin khẳng định rằng Iran khó có thể thực hiện bất kỳ thương vụ mua sắm vũ khí với giá trị đáng kể nào trong tương lai gần.Nguyên nhân rất đơn giản đó là họ không có tiền mua máy bay chiến đấu của Nga, trong khi Bắc Kinh không hài lòng với lời đề nghị đổi dầu lấy chiến đấu cơ.Không chỉ có vậy, sự có mặt của cả Moskva và Tehran tại Syria cũng được xem là rào cản khiến Nga chưa thực sự sẵn sàng cung cấp chiến đấu cơ tối tân cho Iran, bởi vậy theo Forbes, vẫn còn quá sớm để cho rằng lô Su-35 mà Indonesia từ chối sẽ thuộc về Iran.
"Lô tiêm kích Su-35 bị Indonesia từ chối mua do lo ngại sẽ phải hứng chịu các lệnh trừng phạt từ Mỹ có thể được chuyển giao cho Không quân Iran", thông tin này do giới truyền thông Nga đưa ra gần đây.
Nếu đúng, việc này sẽ cho phép nước Cộng hòa Hồi giáo tái trang bị lực lượng không quân trong thời gian ngắn, với một trong những máy bay chiến đấu hiện đại nhất. Điều này đặc biệt cần thiết với Tehran trong bối cảnh nguy cơ xung đột vũ trang tiềm ẩn với Israel.
Sau khi hợp đồng được ký kết, Nga sẽ bàn giao các tiêm kích này cho Iran trong khoảng thời gian rất ngắn, bởi chúng đã hoàn thành lắp ráp và chỉ còn chờ thanh toán mà thôi.
“Tehran đang đứng trước cơ hội cực lớn để nhận được một lô lớn máy bay chiến đấu đa năng Su-35 do Nga sản xuất trong thời gian ngắn nhất có thể, điều này liên quan đến việc Indonesia hủy bỏ hợp đồng", trang Reporter đưa tin.
Giới phân tích quân sự Nga cho rằng trong trường hợp Không quân Iran được trang bị máy bay chiến đấu Su-35, Israel sẽ phải suy nghĩ về việc có sẵn sàng mạo hiểm, tiếp tục tấn công nước Cộng hòa Hồi giáo bằng tiêm kích tàng hình F-35 hay không.
Tính năng kỹ chiến thuật của Su-35 theo đánh giá là đủ để nó giao chiến với tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II cả ở khoảng cách xa lẫn trong không chiến quần vòng cự ly gần.
Bên cạnh đó, tạp chí Forbes cũng cho rằng nhu cầu hiện đại hóa lực lượng Không quân Iran hiện là vấn đề cực kỳ cấp thiết đối với quốc gia Hồi giáo này, nhất là khi sức ép quân sự đối với họ vẫn gia tăng.
Tình trạng Không quân Iran hiện nay khá bi đát, chiến đấu cơ mạnh nhất và có số lượng lớn nhất của họ chỉ là những chiếc F-14 Tomcat đã phục vụ được trên 40 năm, đi kèm phi đội F-4 Phantom II và F-5 Tiger II thậm chí còn cũ kỹ hơn.
Tehran mặc dù cũng được trang bị một số máy bay do Liên Xô/Nga sản xuất bao gồm MiG-29, Su-24 nhưng đây đều là những phiên bản lạc hậu, tính năng kỹ chiến thuật bị đánh giá thua cả các tiêm kích nguồn gốc Mỹ nói trên.
Các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) từng nhận định sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc được dỡ bỏ, Iran sẽ bắt đầu mua máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga hoặc Trung Quốc.
Tuy nhiên đã nhiều tháng trôi qua kể từ khi hạn chế không còn, vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Tehran sẽ sớm đặt mua một lô tiêm kích đa năng để hiện đại hóa lực lượng tác chiến trên không của mình.
Trước diễn biến trên, một số cây viết chuyên về mảng quân sự của tờ Forbes đã cố gắng giải thích nguyên nhân khiến Iran thất bại trong kế hoạch mua máy bay quân sự từ những nước đồng minh.
Các nhà phân tích đến từ ấn phẩm Forbes tự tin khẳng định rằng Iran khó có thể thực hiện bất kỳ thương vụ mua sắm vũ khí với giá trị đáng kể nào trong tương lai gần.
Nguyên nhân rất đơn giản đó là họ không có tiền mua máy bay chiến đấu của Nga, trong khi Bắc Kinh không hài lòng với lời đề nghị đổi dầu lấy chiến đấu cơ.
Không chỉ có vậy, sự có mặt của cả Moskva và Tehran tại Syria cũng được xem là rào cản khiến Nga chưa thực sự sẵn sàng cung cấp chiến đấu cơ tối tân cho Iran, bởi vậy theo Forbes, vẫn còn quá sớm để cho rằng lô Su-35 mà Indonesia từ chối sẽ thuộc về Iran.