1. Nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, ở phía ngoài lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút là tòa tháp cổ nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội xưa.Tháp được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Công trình được xây bằng đá, có năm tầng, bình đồ hình vuông, cao 28 mét. Tính cả núi Độc Tôn phía dưới, chiều cao của tháp là 32 mét.Ba tầng giữa tháp, mặt hướng về lối vào đền Ngọc Sơn có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh". Hàm ý sâu xa của các chữ này là muốn hướng lòng người đến cái cao cả, trong sáng như bầu trời.Đỉnh Tháp Bút được tạo hình như một đầu bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9 mét.Một công trình gắn liền với Tháp Bút là Đài Nghiên, nằm trên cánh cổng ở đầu cầu Thê Húc. Tương truyền, vào một số thời khắc trong năm, bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên.Có thể nói, bộ đôi Tháp Bút - Đài Nghiên là một công trình lịch sử đặc biệt, mang ý nghĩa biểu dương văn chương và nền học vấn của đất Hà Thành.2. Chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh) là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam. Tên gọi “Bút Tháp” của ngôi chùa này gắn liền với một công trình độc đáo, đó là tháp Báo Nghiêm.Được xây dựng từ năm 1647, thời vua Lê Chân Tông, tháp Báo Nghiêm trông như cây bút khổng lồ vươn thẳng lên trời. Tháp cao 13,5 mét, có 5 tầng, mỗi tầng 8 mặt, tất cả được xây bằng đá.Tầng dưới cùng của tháp rộng hơn các tầng trên với mái hiên nhô ra. 4 tầng bên trên được xây gần như giống nhau. Các góc mái của mỗi tầng tháp có treo những quả chuông, chiếc khánh nhỏ.Trong lòng tháp có một khoang tròn. Đỉnh tháp có hình bầu hồ lô, tượng trưng cho sự hội tụ linh khí của đất trời. Lòng tháp đặt tượng Hòa thượng Chuyết Chuyết, vị sư trụ trì danh tiếng của chùa Bút Tháp thế kỷ 17.Giá trị mỹ thuật của tháp Báo Nghiêm tập trung ở tầng đầu tiên với hai cột chạm rồng và 13 phù điêu chạm hình thú vật trên bề mặt.Chùa Bút Tháp vốn có tên là Ninh Phúc tự. Tương truyền vào năm 1876, khi vua Tự Đức qua chùa thấy có một cây tháp hình dáng như cây bút khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, và ngôi chùa mang tên Bút Tháp từ đó...Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.
1. Nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, ở phía ngoài lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút là tòa tháp cổ nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội xưa.
Tháp được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Công trình được xây bằng đá, có năm tầng, bình đồ hình vuông, cao 28 mét. Tính cả núi Độc Tôn phía dưới, chiều cao của tháp là 32 mét.
Ba tầng giữa tháp, mặt hướng về lối vào đền Ngọc Sơn có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh". Hàm ý sâu xa của các chữ này là muốn hướng lòng người đến cái cao cả, trong sáng như bầu trời.
Đỉnh Tháp Bút được tạo hình như một đầu bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9 mét.
Một công trình gắn liền với Tháp Bút là Đài Nghiên, nằm trên cánh cổng ở đầu cầu Thê Húc. Tương truyền, vào một số thời khắc trong năm, bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên.
Có thể nói, bộ đôi Tháp Bút - Đài Nghiên là một công trình lịch sử đặc biệt, mang ý nghĩa biểu dương văn chương và nền học vấn của đất Hà Thành.
2. Chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh) là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam. Tên gọi “Bút Tháp” của ngôi chùa này gắn liền với một công trình độc đáo, đó là tháp Báo Nghiêm.
Được xây dựng từ năm 1647, thời vua Lê Chân Tông, tháp Báo Nghiêm trông như cây bút khổng lồ vươn thẳng lên trời. Tháp cao 13,5 mét, có 5 tầng, mỗi tầng 8 mặt, tất cả được xây bằng đá.
Tầng dưới cùng của tháp rộng hơn các tầng trên với mái hiên nhô ra. 4 tầng bên trên được xây gần như giống nhau. Các góc mái của mỗi tầng tháp có treo những quả chuông, chiếc khánh nhỏ.
Trong lòng tháp có một khoang tròn. Đỉnh tháp có hình bầu hồ lô, tượng trưng cho sự hội tụ linh khí của đất trời. Lòng tháp đặt tượng Hòa thượng Chuyết Chuyết, vị sư trụ trì danh tiếng của chùa Bút Tháp thế kỷ 17.
Giá trị mỹ thuật của tháp Báo Nghiêm tập trung ở tầng đầu tiên với hai cột chạm rồng và 13 phù điêu chạm hình thú vật trên bề mặt.
Chùa Bút Tháp vốn có tên là Ninh Phúc tự. Tương truyền vào năm 1876, khi vua Tự Đức qua chùa thấy có một cây tháp hình dáng như cây bút khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, và ngôi chùa mang tên Bút Tháp từ đó...
Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.