Sau khi nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, báo chí Pháp cho rằng Việt Nam có thể mua vũ khí tối tân do nước này sản xuất, điển hình là tiêm kích Rafale. Việt Nam từ lâu nay luôn được coi là khách hàng truyền thống của thiết bị quân sự, vũ khí do Liên Xô/Nga sản xuất.Bối cảnh này đôi khi khiến các nhà phân tích phương Tây đưa ra những giả định chẳng hạn như Việt Nam muốn mua S-400, Su-57, cho dù chỉ dựa trên phát biểu từ các quan chức tại Moskva.Trước tình hình trên, nhận định về việc Việt Nam có thể tiến hành mua vũ khí từ Pháp nghe chừng khá bất ngờ, nhưng lại được nhận xét là rất logic.Để bắt đầu, trang Opex360 của Pháp nhắc lại việc Việt Nam nhận thấy việc hiện đại hóa xe tăng T-54/55 với sự tham gia của Israel sẽ có lợi hơn là cố gắng mua thêm T-90S.Hơn nữa, sự hợp tác “truyền thống” với Nga không trở thành yếu tố giúp lực lượng vũ trang Việt Nam mua sắm trang bị, vũ khí mới trên quy mô lớn.Một minh chứng là trong số 1.400 xe tăng hiện có, phần lớn vẫn là T-54/55 và T-62, và đôi khi ngay cả những khẩu pháo tự hành chống tăng SU-100 cổ xưa từ Thế chiến thứ hai cũng "bừng sáng" trong các cuộc diễn tập phòng thủ bờ biển.Trong khi đó, chúng ta có thể đề cập đến Pháp với tư cách là đối tác mới cung cấp vũ khí cho Việt Nam, bởi đang tồn tại nhiều điều kiện thuận lợi.Vào ngày 7/10/2024, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm đã có chuyến thăm chính thức tới Paris, nơi ông thực hiện cuộc hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron, đặc biệt là về sự phát triển của các hướng hợp tác quốc phòng vốn đã được đặt nền móng.Đồng thời, Chủ tịch nước Việt Nam cũng đã có các cuộc gặp với ban lãnh đạo các tập đoàn quốc phòng Airbus và Safran, tuy nhiên không có thông tin chi tiết về nội dung thảo luận.Tờ Opex360 lưu ý rằng vào năm 2013, Pháp và Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng, tạo nền tảng chiến lược thích hợp cho “hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng”.Bản thân Pháp tin rằng Việt Nam với dân số 100 triệu người và ngân sách quốc phòng đang gia tăng sẽ là đối tác đầy triển vọng để hợp tác trên nhiều lĩnh vực.Theo giới quan sát, ngay cả khi mọi thứ nêu trên vẫn có vẻ chung chung, thì việc Việt Nam có ý định thắt chặt hợp tác quốc phòng với Pháp khi nâng cấp quan hệ đối tác lên mức chiến lược toàn diện đã là một sự thay đổi mang tính kiến tạo trên thị trường vũ khí thế giới.Về lâu dài, điều này thậm chí có thể dẫn đến việc mua tiêm kích Rafale như một trong những sản phẩm mang tính biểu tượng của ngành công nghiệp quốc phòng Pháp, để tác chiến bên cạnh Su-30MK2 do Nga sản xuất - hiện vẫn là chủ lực của Không quân Việt Nam.
Sau khi nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, báo chí Pháp cho rằng Việt Nam có thể mua vũ khí tối tân do nước này sản xuất, điển hình là tiêm kích Rafale.
Việt Nam từ lâu nay luôn được coi là khách hàng truyền thống của thiết bị quân sự, vũ khí do Liên Xô/Nga sản xuất.
Bối cảnh này đôi khi khiến các nhà phân tích phương Tây đưa ra những giả định chẳng hạn như Việt Nam muốn mua S-400, Su-57, cho dù chỉ dựa trên phát biểu từ các quan chức tại Moskva.
Trước tình hình trên, nhận định về việc Việt Nam có thể tiến hành mua vũ khí từ Pháp nghe chừng khá bất ngờ, nhưng lại được nhận xét là rất logic.
Để bắt đầu, trang Opex360 của Pháp nhắc lại việc Việt Nam nhận thấy việc hiện đại hóa xe tăng T-54/55 với sự tham gia của Israel sẽ có lợi hơn là cố gắng mua thêm T-90S.
Hơn nữa, sự hợp tác “truyền thống” với Nga không trở thành yếu tố giúp lực lượng vũ trang Việt Nam mua sắm trang bị, vũ khí mới trên quy mô lớn.
Một minh chứng là trong số 1.400 xe tăng hiện có, phần lớn vẫn là T-54/55 và T-62, và đôi khi ngay cả những khẩu pháo tự hành chống tăng SU-100 cổ xưa từ Thế chiến thứ hai cũng "bừng sáng" trong các cuộc diễn tập phòng thủ bờ biển.
Trong khi đó, chúng ta có thể đề cập đến Pháp với tư cách là đối tác mới cung cấp vũ khí cho Việt Nam, bởi đang tồn tại nhiều điều kiện thuận lợi.
Vào ngày 7/10/2024, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm đã có chuyến thăm chính thức tới Paris, nơi ông thực hiện cuộc hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron, đặc biệt là về sự phát triển của các hướng hợp tác quốc phòng vốn đã được đặt nền móng.
Đồng thời, Chủ tịch nước Việt Nam cũng đã có các cuộc gặp với ban lãnh đạo các tập đoàn quốc phòng Airbus và Safran, tuy nhiên không có thông tin chi tiết về nội dung thảo luận.
Tờ Opex360 lưu ý rằng vào năm 2013, Pháp và Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng, tạo nền tảng chiến lược thích hợp cho “hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng”.
Bản thân Pháp tin rằng Việt Nam với dân số 100 triệu người và ngân sách quốc phòng đang gia tăng sẽ là đối tác đầy triển vọng để hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Theo giới quan sát, ngay cả khi mọi thứ nêu trên vẫn có vẻ chung chung, thì việc Việt Nam có ý định thắt chặt hợp tác quốc phòng với Pháp khi nâng cấp quan hệ đối tác lên mức chiến lược toàn diện đã là một sự thay đổi mang tính kiến tạo trên thị trường vũ khí thế giới.
Về lâu dài, điều này thậm chí có thể dẫn đến việc mua tiêm kích Rafale như một trong những sản phẩm mang tính biểu tượng của ngành công nghiệp quốc phòng Pháp, để tác chiến bên cạnh Su-30MK2 do Nga sản xuất - hiện vẫn là chủ lực của Không quân Việt Nam.