Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) nằm sát mặt đường đại lộ Thăng Long.Bảo tàng được khởi công xây dựng từ năm 2019, tới nay đã hoàn thiện giai đoạn 1.Chính giữa quảng trường trước bảo tàng là tháp Chiến thắng cao 45 m, tượng trưng cho năm 1945 đất nước giành độc lập.Quảng trường có hai khu trưng bày ngoài trời rộng khoảng 20.000 m2, hai đài phun và hồ nước rộng 2.000 m2.Bên trái quảng trường là khu trưng bày vũ khí, trang bị của quân đội nhân dân Việt Nam.Còn bên phải quảng trường là không gian trưng bày vũ khí, trang bị quân đội Pháp và Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.Tiêu biểu trong số khí tài quân sự trưng bày khu vực ngoài trời là hai chiếc máy bay vận tải và chở khách; pháo 85 mm; pháo cao xạ 57 mm; xe tăng PT-76; tiêm kích MiG-17; tiêm kích bom Su-22.Tòa nhà chính của bảo tàng rộng hơn 23.000 m2. Không gian trưng bày tầng 1 gồm 6 chủ đề từ thời cổ sử, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và ngày nay. Tầng 2 trưng bày 8 chuyên đề; 7 bộ sưu tập vũ khí, trang bị quân sự và hiện vật khác. Tầng 3 gồm các hiện vật từ 12 chuyên ngành quân sự như: Không quân, Hải quân, Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Hóa học... Tầng 4 là nhà đa năng, không gian trải nghiệm, khu vực ăn uống.Trong ảnh là chiếc máy bay MiG-21, số hiệu 5121. Ba phi công sử dụng chiếc MiG này là Đinh Tôn, Vũ Đình Rạng và Phạm Tuân. Cùng với đó là chiếc xe tăng T-54B mang số hiệu 843 thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2. Ngày 30/4/1975, xe tăng này đã dẫn đầu đội hình vào Sài Gòn, trên đường đến dinh Độc Lập đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch. Lúc 11h, xe tăng 843 húc vào cổng phụ của dinh Độc Lập, bị chết máy. Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843, đã cắm lá cờ lên nóc dinh Độc Lập.Những hiện vật được bố trí một cách khoa học và nghệ thuật.Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, du khách tới đây có nhiều không gian tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi nhà nước Văn Lang ra đời cho đến nay.Bên cạnh đó, Bảo tàng còn ứng dụng nhiều công nghệ hỗ trợ tạo cảm giác chân thực với người xem như sa bàn mapping, hệ thống màn hình tra cứu, phim tư liệu...Dự kiến tháng 11-12/2024 khi đi vào hoạt động, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sẽ mở cửa miễn phí.
Tham khảo thêm
Diện mạo Bảo tàng LSQS Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng sau khi hoàn thành giai đoạn mộtCận cảnh bảo tàng 2.500 tỷ đồng trưng bày loạt khí tài quân sự khủng tại Hà NộiKhám phá bên trong dự án Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng
Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) nằm sát mặt đường đại lộ Thăng Long.
Bảo tàng được khởi công xây dựng từ năm 2019, tới nay đã hoàn thiện giai đoạn 1.
Chính giữa quảng trường trước bảo tàng là tháp Chiến thắng cao 45 m, tượng trưng cho năm 1945 đất nước giành độc lập.
Quảng trường có hai khu trưng bày ngoài trời rộng khoảng 20.000 m2, hai đài phun và hồ nước rộng 2.000 m2.
Bên trái quảng trường là khu trưng bày vũ khí, trang bị của quân đội nhân dân Việt Nam.
Còn bên phải quảng trường là không gian trưng bày vũ khí, trang bị quân đội Pháp và Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Tiêu biểu trong số khí tài quân sự trưng bày khu vực ngoài trời là hai chiếc máy bay vận tải và chở khách; pháo 85 mm; pháo cao xạ 57 mm; xe tăng PT-76; tiêm kích MiG-17; tiêm kích bom Su-22.
Tòa nhà chính của bảo tàng rộng hơn 23.000 m2. Không gian trưng bày tầng 1 gồm 6 chủ đề từ thời cổ sử, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và ngày nay. Tầng 2 trưng bày 8 chuyên đề; 7 bộ sưu tập vũ khí, trang bị quân sự và hiện vật khác. Tầng 3 gồm các hiện vật từ 12 chuyên ngành quân sự như: Không quân, Hải quân, Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Hóa học... Tầng 4 là nhà đa năng, không gian trải nghiệm, khu vực ăn uống.
Trong ảnh là chiếc máy bay MiG-21, số hiệu 5121. Ba phi công sử dụng chiếc MiG này là Đinh Tôn, Vũ Đình Rạng và Phạm Tuân. Cùng với đó là chiếc xe tăng T-54B mang số hiệu 843 thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2. Ngày 30/4/1975, xe tăng này đã dẫn đầu đội hình vào Sài Gòn, trên đường đến dinh Độc Lập đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch. Lúc 11h, xe tăng 843 húc vào cổng phụ của dinh Độc Lập, bị chết máy. Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843, đã cắm lá cờ lên nóc dinh Độc Lập.
Những hiện vật được bố trí một cách khoa học và nghệ thuật.
Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, du khách tới đây có nhiều không gian tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi nhà nước Văn Lang ra đời cho đến nay.
Bên cạnh đó, Bảo tàng còn ứng dụng nhiều công nghệ hỗ trợ tạo cảm giác chân thực với người xem như sa bàn mapping, hệ thống màn hình tra cứu, phim tư liệu...
Dự kiến tháng 11-12/2024 khi đi vào hoạt động, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sẽ mở cửa miễn phí.
Tham khảo thêm
Diện mạo Bảo tàng LSQS Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng sau khi hoàn thành giai đoạn một
Cận cảnh bảo tàng 2.500 tỷ đồng trưng bày loạt khí tài quân sự khủng tại Hà Nội
Khám phá bên trong dự án Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng