Sau một thời gian ngắn tạm ngưng để tổ chức bố trí lại lực lượng, vào nửa đêm ngày 18/4, khi cuộc chiến ở Mariupol đang bế tắc, Tổng thống Ukraine Zelensky đã thông báo tin tức nặng nề mới, Nga đã bắt đầu một cuộc tấn công quy mô lớn, nhằm vào khu vực Donbas ở miền đông Ukraine.Ngày hôm sau, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng thông báo rằng, hoạt động quân sự đặc biệt của quân đội Nga tại Ukraine đã bước sang giai đoạn tiếp theo.Trước đó, các cơ quan tình báo phương Tây đánh giá "lò lửa Donbass" sẽ trở thành "cuộc chiến trên bộ lớn nhất thế kỷ 21" và thậm chí có thể "quyết định số phận của Ukraine". Hậu quả của nó có thể vượt quá sự mong đợi.Mariupol, một thành phố cảng trên Biển Azov (Biển Azov là một phần của Biển Đen), từ lâu đã có tầm quan trọng chiến lược. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các nhà máy luyện kim lớn và là trung tâm xuất khẩu chính cho thép, than và ngô của Ukraine tới Trung Đông và các khu vực khác.Hãng tin Anh BBC đã mô tả ý nghĩa đặc biệt của thành phố Mariupol: Thứ nhất, việc kiểm soát hoàn toàn Mariupol sẽ được coi là một chiến thắng chiến lược lớn của quân đội Nga; thứ hai, việc mất Mariupol, sẽ là một đòn giáng mới vào nền kinh tế vốn đã bị vùi dập của Ukraine.Vào ngày 17/4, hơn 2.500 quân phòng thủ của Ukraine ở Mariupol đã bác bỏ "tối hậu thư" của Nga, để hạ vũ khí ra hàng. Mỹ đánh giá tình hình Mariupol đang ở trong tình trạng "tranh chấp và cô lập" và giao tranh ác liệt sẽ còn tiếp diễn.Vào ngày 19/4, phía Nga một lần nữa đề nghị quân phòng thủ Ukraine tại Mariupol ngừng chiến đấu từ 12:00 giờ ngày hôm đó và hạ vũ khí ra hàng; phía Nga sẽ đảm bảo an toàn cho họ. Nhưng không có tín hiệu phản hồi, coi như cơ hội đã hết. Theo phân tích của các chuyên gia, việc Nga đưa vũ khí hạng nặng như xe tăng T80, xe bọc thép BTR-82, máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, cối 240mm 2S4 Tyulpan; bổ nhiệm Tư lệnh quân khu phía Nam Dvornikov làm Tư lệnh mặt trận… cho thấy mục tiêu chính của Nga, đã chuyển sang Donbass và "Trận chiến Donbass" đã bắt đầu. Trong giai đoạn này, Nga muốn đạt được quyền kiểm soát đối với 4 tỉnh là Zaporozhye, Kherson, Luhansk và Donetsk. Trong số đó, Luhansk và Donetsk được gọi chung là Donbass, hai nơi lần lượt có các "nước cộng hòa" tuyên bố độc lập vào năm 2014 và đó là mấu chốt của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.Nếu kiểm soát được Donbass, với các cảng như Mariupol và Berdyansk, có nghĩa là Nga kiểm soát lối đi vào Biển Azov và Biển Azov sẽ trở thành một "vùng biển nội địa", điều này có lợi cho người Nga trong cách bố phòng quân sự.Thứ hai, Nga đang cố gắng mở hành lang từ Donbass đến Crimea. Bằng cách nắm quyền kiểm soát các tỉnh Zaporozhye và Kherson; từ đó, Nga có thể giải quyết vấn đề thiếu nước ngọt ở bán đảo Crimea.Kể từ ngày 2/3, thành phố Kherson hoàn toàn do quân Nga kiểm soát. Ngoài ra, trong 3 ngày qua, Quân đội Nga đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào khu vực Thủ đô Kiev và các nhà máy quân sự xung quanh. Ngoài ra các khu vực Donetsk, Kharkiv ở phía đông bắc, Nikolayev ở phía nam và Zaporozhye ở phía đông nam Ukraine đều bị Nga tấn công.Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Kirby đánh giá, Nga hiện có khoảng 76 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn ở Ukraine, tập trung nhiều ở miền đông và miền nam Ukraine. Để chuẩn bị cho mặt trận Donbass, Nga bổ sung thêm khoảng 11 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn nữa đến Ukraine. Theo phân tích của hãng tin Anh BBC, việc Quân đội Nga triển khai với số lượng lớn ở Donbass nhằm; thứ nhất, để tham gia trận chiến bao vây và quét sạch quân chính quy Ukraine; thứ hai, tiến về phía tây đến Odessa, cảng biển lớn cuối cùng của Ukraine ra Biển Đen và cuối cùng là về phía Tây Bắc, hướng về thành phố Dnipro.Trong giai đoạn hai, phía Nga sẽ thực hiện một số điều chỉnh chiến thuật; theo phân tích, cả Nga và Ukraine đều coi Donbass là khu vực xung đột chính, điều này cho thấy, Nga không có ý định lật đổ chế độ Ukraine, mà hướng tới một thỏa thuận chính trị với Ukraine, dựa trên hiện trạng của Donbass và Crimea. Trong khi đó, phía Ukraine cũng chủ động mở các đợt tấn công, làm Nga phải phân tán lực lượng đối phó. Các nguồn tin của Donetsk cho biết, quân đội Ukraine đã pháo kích vào thị trấn Donbas vào rạng sáng ngày 18/4, bắn 66 quả đạn pháo phản lực BM-21 và 20 quả đạn cối. Từ cuộc không kích xuyên biên giới của trực thăng Ukraine vào kho dầu ở Belgorod nằm sâu trong lãnh thổ Nga, đến vụ tấn công vào các ngôi nhà ở làng Klimovo khiến 7 người bị thương. Ngày 19/4, có thông tin cho rằng, phía Ukraine tiếp tục tấn công lãnh thổ Nga lần thứ ba, khiến 1 người bị thương.Các nhà phân tích cho rằng, Nga luôn muốn sử dụng các chiến dịch quân sự để thúc đẩy các cuộc đàm phán; nhưng Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục hỗ trợ quy mô lớn cho Ukraine. Điều này đã dẫn đến khả năng Ukraine tiếp tục sẵn sàng đối đầu với Nga và cuộc chiến có xu hướng kéo dài. Phân tích sức mạnh quân sự và tình hình cuộc xung đột, Quân đội Nga ở chiến trường Ukraine không phải là "thất bại" như phương Tây mô tả, mà vẫn tiếp tục giữ được ưu thế trên chiến trường. Trên thực tế, phần lớn Quân đội Ukraine hiện nay chiến đấu, đều không có hỏa lực hỗ trợ. Kể từ khi xung đột bùng nổ, Ukraine đã đồng ý đàm phán và sẵn sàng đạt được trung lập thông qua trưng cầu dân ý, từng tuyên bố sẽ không tìm cách gia nhập NATO. Ở một mức độ nào đó, Nga đã đạt được mục tiêu chính trong các hoạt động quân sự ở Ukraine.Tất nhiên, Nga cũng không muốn kéo dài cuộc chiến, nên đã kêu gọi đạt được một thỏa thuận càng sớm càng tốt; đồng thời cũng đẩy mạnh các chiến dịch quân sự, nhằm buộc Ukraine quay trở lại bàn đàm phán. Nhưng Nga và Ukraine sẽ chỉ có thể đạt được kết quả đàm phán, sau khi Trận chiến Donbas kết thúc.
Sau một thời gian ngắn tạm ngưng để tổ chức bố trí lại lực lượng, vào nửa đêm ngày 18/4, khi cuộc chiến ở Mariupol đang bế tắc, Tổng thống Ukraine Zelensky đã thông báo tin tức nặng nề mới, Nga đã bắt đầu một cuộc tấn công quy mô lớn, nhằm vào khu vực Donbas ở miền đông Ukraine.
Ngày hôm sau, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng thông báo rằng, hoạt động quân sự đặc biệt của quân đội Nga tại Ukraine đã bước sang giai đoạn tiếp theo.
Trước đó, các cơ quan tình báo phương Tây đánh giá "lò lửa Donbass" sẽ trở thành "cuộc chiến trên bộ lớn nhất thế kỷ 21" và thậm chí có thể "quyết định số phận của Ukraine". Hậu quả của nó có thể vượt quá sự mong đợi.
Mariupol, một thành phố cảng trên Biển Azov (Biển Azov là một phần của Biển Đen), từ lâu đã có tầm quan trọng chiến lược. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các nhà máy luyện kim lớn và là trung tâm xuất khẩu chính cho thép, than và ngô của Ukraine tới Trung Đông và các khu vực khác.
Hãng tin Anh BBC đã mô tả ý nghĩa đặc biệt của thành phố Mariupol: Thứ nhất, việc kiểm soát hoàn toàn Mariupol sẽ được coi là một chiến thắng chiến lược lớn của quân đội Nga; thứ hai, việc mất Mariupol, sẽ là một đòn giáng mới vào nền kinh tế vốn đã bị vùi dập của Ukraine.
Vào ngày 17/4, hơn 2.500 quân phòng thủ của Ukraine ở Mariupol đã bác bỏ "tối hậu thư" của Nga, để hạ vũ khí ra hàng. Mỹ đánh giá tình hình Mariupol đang ở trong tình trạng "tranh chấp và cô lập" và giao tranh ác liệt sẽ còn tiếp diễn.
Vào ngày 19/4, phía Nga một lần nữa đề nghị quân phòng thủ Ukraine tại Mariupol ngừng chiến đấu từ 12:00 giờ ngày hôm đó và hạ vũ khí ra hàng; phía Nga sẽ đảm bảo an toàn cho họ. Nhưng không có tín hiệu phản hồi, coi như cơ hội đã hết.
Theo phân tích của các chuyên gia, việc Nga đưa vũ khí hạng nặng như xe tăng T80, xe bọc thép BTR-82, máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, cối 240mm 2S4 Tyulpan; bổ nhiệm Tư lệnh quân khu phía Nam Dvornikov làm Tư lệnh mặt trận… cho thấy mục tiêu chính của Nga, đã chuyển sang Donbass và "Trận chiến Donbass" đã bắt đầu.
Trong giai đoạn này, Nga muốn đạt được quyền kiểm soát đối với 4 tỉnh là Zaporozhye, Kherson, Luhansk và Donetsk. Trong số đó, Luhansk và Donetsk được gọi chung là Donbass, hai nơi lần lượt có các "nước cộng hòa" tuyên bố độc lập vào năm 2014 và đó là mấu chốt của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Nếu kiểm soát được Donbass, với các cảng như Mariupol và Berdyansk, có nghĩa là Nga kiểm soát lối đi vào Biển Azov và Biển Azov sẽ trở thành một "vùng biển nội địa", điều này có lợi cho người Nga trong cách bố phòng quân sự.
Thứ hai, Nga đang cố gắng mở hành lang từ Donbass đến Crimea. Bằng cách nắm quyền kiểm soát các tỉnh Zaporozhye và Kherson; từ đó, Nga có thể giải quyết vấn đề thiếu nước ngọt ở bán đảo Crimea.
Kể từ ngày 2/3, thành phố Kherson hoàn toàn do quân Nga kiểm soát. Ngoài ra, trong 3 ngày qua, Quân đội Nga đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào khu vực Thủ đô Kiev và các nhà máy quân sự xung quanh. Ngoài ra các khu vực Donetsk, Kharkiv ở phía đông bắc, Nikolayev ở phía nam và Zaporozhye ở phía đông nam Ukraine đều bị Nga tấn công.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Kirby đánh giá, Nga hiện có khoảng 76 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn ở Ukraine, tập trung nhiều ở miền đông và miền nam Ukraine. Để chuẩn bị cho mặt trận Donbass, Nga bổ sung thêm khoảng 11 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn nữa đến Ukraine.
Theo phân tích của hãng tin Anh BBC, việc Quân đội Nga triển khai với số lượng lớn ở Donbass nhằm; thứ nhất, để tham gia trận chiến bao vây và quét sạch quân chính quy Ukraine; thứ hai, tiến về phía tây đến Odessa, cảng biển lớn cuối cùng của Ukraine ra Biển Đen và cuối cùng là về phía Tây Bắc, hướng về thành phố Dnipro.
Trong giai đoạn hai, phía Nga sẽ thực hiện một số điều chỉnh chiến thuật; theo phân tích, cả Nga và Ukraine đều coi Donbass là khu vực xung đột chính, điều này cho thấy, Nga không có ý định lật đổ chế độ Ukraine, mà hướng tới một thỏa thuận chính trị với Ukraine, dựa trên hiện trạng của Donbass và Crimea.
Trong khi đó, phía Ukraine cũng chủ động mở các đợt tấn công, làm Nga phải phân tán lực lượng đối phó. Các nguồn tin của Donetsk cho biết, quân đội Ukraine đã pháo kích vào thị trấn Donbas vào rạng sáng ngày 18/4, bắn 66 quả đạn pháo phản lực BM-21 và 20 quả đạn cối.
Từ cuộc không kích xuyên biên giới của trực thăng Ukraine vào kho dầu ở Belgorod nằm sâu trong lãnh thổ Nga, đến vụ tấn công vào các ngôi nhà ở làng Klimovo khiến 7 người bị thương. Ngày 19/4, có thông tin cho rằng, phía Ukraine tiếp tục tấn công lãnh thổ Nga lần thứ ba, khiến 1 người bị thương.
Các nhà phân tích cho rằng, Nga luôn muốn sử dụng các chiến dịch quân sự để thúc đẩy các cuộc đàm phán; nhưng Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục hỗ trợ quy mô lớn cho Ukraine. Điều này đã dẫn đến khả năng Ukraine tiếp tục sẵn sàng đối đầu với Nga và cuộc chiến có xu hướng kéo dài.
Phân tích sức mạnh quân sự và tình hình cuộc xung đột, Quân đội Nga ở chiến trường Ukraine không phải là "thất bại" như phương Tây mô tả, mà vẫn tiếp tục giữ được ưu thế trên chiến trường. Trên thực tế, phần lớn Quân đội Ukraine hiện nay chiến đấu, đều không có hỏa lực hỗ trợ.
Kể từ khi xung đột bùng nổ, Ukraine đã đồng ý đàm phán và sẵn sàng đạt được trung lập thông qua trưng cầu dân ý, từng tuyên bố sẽ không tìm cách gia nhập NATO. Ở một mức độ nào đó, Nga đã đạt được mục tiêu chính trong các hoạt động quân sự ở Ukraine.
Tất nhiên, Nga cũng không muốn kéo dài cuộc chiến, nên đã kêu gọi đạt được một thỏa thuận càng sớm càng tốt; đồng thời cũng đẩy mạnh các chiến dịch quân sự, nhằm buộc Ukraine quay trở lại bàn đàm phán. Nhưng Nga và Ukraine sẽ chỉ có thể đạt được kết quả đàm phán, sau khi Trận chiến Donbas kết thúc.