Một đại đội tăng chiến đấu chủ lực T-90 cùng một lữ đoàn gồm 4.000 lính và nhiều thiết giáp được Ấn Độ triển khai tại căn cứ Daulat Beg Oldi, sát ngã ba biên giới Ấn Độ - Trung Quốc - Pakistan.Các chỉ huy Ấn Độ cho biết lực lượng này có nhiệm vụ ngăn chặn bất cứ vụ xâm nhập nào của binh sĩ Trung Quốc qua ngả đèo Shaksgam - Karakoram thuộc vùng Ladakh, tờ Hindustan Times hôm nay đưa tin.Các cây cầu trên tuyến Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldi không chịu được trọng lượng 46 tấn của xe tăng T-90, do đó những chiếc xe tăng này phải dùng thiết bị chuyên dụng để vượt suối.Lục quân Ấn Độ cũng điều một số xe chiến đấu bộ binh, pháo M-777 155 mm và pháo M-46 130 mm lên nhiều địa điểm phía đông Ladakh, gồm Daulat Beg Oldi, thung lũng Galwan và hồ Pangong Tso.Đợt triển khai quân diễn ra sau khi quá trình đàm phán rút quân giữa hai nước thất bại và quân đội Trung Quốc (PLA) điều thêm gần 50.000 quân tới khu vực Aksai Chin.Cho thấy lượng lớn binh sĩ Trung Quốc tập trung tại khu tự trị Tây Tạng và một số đường hầm có thể được dùng để cất giấu thiết bị. Giới chuyên gia nhận định PLA dường như sẵn sàng cho đợi triển khai quân dài ngày trong mùa đông khắc nghiệt ở địa hình núi cao thuộc dãy Himalaya.Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần tổ chức đàm phán quân sự và ngoại giao sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và nhiều lính Trung Quốc thương vong. Tuy nhiên, hai nước chỉ đạt được đồng thuận về việc rút quân khỏi khu vực thung lũng Galwan.Tài khoản Twitter Detresfa ngày 20/7 đăng ảnh vệ tinh chụp thị trấn Sư Tuyền Hà, huyện Cát Nhĩ, khu tự trị Tây Tạng, cho thấy quân đội Trung Quốc điều khoảng 5.000 quân cùng nhiều trang thiết bị lên khu vực. Các bãi đáp trực thăng xuất hiện tại đây và một số công trình mới đang được xây dựng.Các nguồn tin Ấn Độ cho biết, Trung Quốc chưa rút lực lượng khỏi khu vực hồ Pangong Tso và thung lũng Depsang. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc đã xâm nhập 8 km vào lãnh thổ nước này tại khu vực thung lũng Depsang. Điều này khiến họ quyết định cho xe tăng T-90 áp sát biên giới Trung Quốc.Hiện tại Ấn Độ đang duy trì hoạt động của khoảng gần 2000 chiếc T-90 Bhishma (biến thể của T-90S được Nga bán cho Ấn Độ). New Delhi tiếp tục mua thêm các xe tăng T-90 từ Nga.So với T-90A của Nga, phiên bản T-90 dành cho Ấn Độ không có hệ thống phòng vệ chủ động như ARENA hoặc Shtora-1.Ấn Độ cho rằng những hệ thống này của Nga hoạt động không ổn định vì thế họ tìm kiếm giải pháp từ các nhà cung cấp khác.Đây là điều dễ hiểu, bởi Ấn Độ có truyền thống sử dụng đa dạng các thành phần cấu tạo vũ khí đến từ các cường quốc quân sự. Tiêm kích mạnh nhất Ấn Độ Su-30MKI đang sử dụng hệ thống điện tử của Phương Tây và Israel.T-90 Bhishma động cơ V-92S 12 xi lanh cho công suất 950 mã lực giúp chiếc xe có thể đạt tốc độ 60km, tầm tác chiến 550km.Ngoài ra chúng còn có vũ khí mạnh mẽ, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, lớp giáp bảo vệ đáng tin cậy và khả năng cơ động cao.Xe tăng T-90 Bhishma có chiều dài 9,67m, rộng 3,78m và cao 2,86 m. Trọng lượng 46,5 tấn.Hệ thống phòng thủ của xe tăng được tích hợp cảm biến chiếu xạ laser 360 độ, giúp xe tăng tự động kích hoạt các biện pháp phòng vệ khi bị đối phương nhắm bắn.Về hỏa lực, chúng được trang bị pháo nòng trơn 2A46M 125mm, bản nâng cấp của kiểu pháo chống tăng Sprut đã từng xuất hiện trên các mẫu T-72 và T-80.Loại pháo này có thể dễ dàng tháo ra khỏi xe tăng mà không cần phải gỡ toàn bộ tháp pháo kèm theo.Bên cạnh đó xe tăng còn được trang bị một khẩu súng máy đồng trục PKA 7.62mm. Súng có tốc độ bắn 650-750 viên/phút, tầm bắn 2km.Để phòng không,T-90 Bhishma được trang bị súng máy Kord cỡ nòng 12,7mm. Với những gì đã thể hiện tại Syria, dòng xe tăng T-90 được coi là một trong những loại xe tăng tốt nhất thế giới.
Một đại đội tăng chiến đấu chủ lực T-90 cùng một lữ đoàn gồm 4.000 lính và nhiều thiết giáp được Ấn Độ triển khai tại căn cứ Daulat Beg Oldi, sát ngã ba biên giới Ấn Độ - Trung Quốc - Pakistan.
Các chỉ huy Ấn Độ cho biết lực lượng này có nhiệm vụ ngăn chặn bất cứ vụ xâm nhập nào của binh sĩ Trung Quốc qua ngả đèo Shaksgam - Karakoram thuộc vùng Ladakh, tờ Hindustan Times hôm nay đưa tin.
Các cây cầu trên tuyến Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldi không chịu được trọng lượng 46 tấn của xe tăng T-90, do đó những chiếc xe tăng này phải dùng thiết bị chuyên dụng để vượt suối.
Lục quân Ấn Độ cũng điều một số xe chiến đấu bộ binh, pháo M-777 155 mm và pháo M-46 130 mm lên nhiều địa điểm phía đông Ladakh, gồm Daulat Beg Oldi, thung lũng Galwan và hồ Pangong Tso.
Đợt triển khai quân diễn ra sau khi quá trình đàm phán rút quân giữa hai nước thất bại và quân đội Trung Quốc (PLA) điều thêm gần 50.000 quân tới khu vực Aksai Chin.
Cho thấy lượng lớn binh sĩ Trung Quốc tập trung tại khu tự trị Tây Tạng và một số đường hầm có thể được dùng để cất giấu thiết bị. Giới chuyên gia nhận định PLA dường như sẵn sàng cho đợi triển khai quân dài ngày trong mùa đông khắc nghiệt ở địa hình núi cao thuộc dãy Himalaya.
Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần tổ chức đàm phán quân sự và ngoại giao sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và nhiều lính Trung Quốc thương vong. Tuy nhiên, hai nước chỉ đạt được đồng thuận về việc rút quân khỏi khu vực thung lũng Galwan.
Tài khoản Twitter Detresfa ngày 20/7 đăng ảnh vệ tinh chụp thị trấn Sư Tuyền Hà, huyện Cát Nhĩ, khu tự trị Tây Tạng, cho thấy quân đội Trung Quốc điều khoảng 5.000 quân cùng nhiều trang thiết bị lên khu vực. Các bãi đáp trực thăng xuất hiện tại đây và một số công trình mới đang được xây dựng.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết, Trung Quốc chưa rút lực lượng khỏi khu vực hồ Pangong Tso và thung lũng Depsang. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc đã xâm nhập 8 km vào lãnh thổ nước này tại khu vực thung lũng Depsang. Điều này khiến họ quyết định cho xe tăng T-90 áp sát biên giới Trung Quốc.
Hiện tại Ấn Độ đang duy trì hoạt động của khoảng gần 2000 chiếc T-90 Bhishma (biến thể của T-90S được Nga bán cho Ấn Độ). New Delhi tiếp tục mua thêm các xe tăng T-90 từ Nga.
So với T-90A của Nga, phiên bản T-90 dành cho Ấn Độ không có hệ thống phòng vệ chủ động như ARENA hoặc Shtora-1.
Ấn Độ cho rằng những hệ thống này của Nga hoạt động không ổn định vì thế họ tìm kiếm giải pháp từ các nhà cung cấp khác.
Đây là điều dễ hiểu, bởi Ấn Độ có truyền thống sử dụng đa dạng các thành phần cấu tạo vũ khí đến từ các cường quốc quân sự. Tiêm kích mạnh nhất Ấn Độ Su-30MKI đang sử dụng hệ thống điện tử của Phương Tây và Israel.
T-90 Bhishma động cơ V-92S 12 xi lanh cho công suất 950 mã lực giúp chiếc xe có thể đạt tốc độ 60km, tầm tác chiến 550km.
Ngoài ra chúng còn có vũ khí mạnh mẽ, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, lớp giáp bảo vệ đáng tin cậy và khả năng cơ động cao.
Xe tăng T-90 Bhishma có chiều dài 9,67m, rộng 3,78m và cao 2,86 m. Trọng lượng 46,5 tấn.
Hệ thống phòng thủ của xe tăng được tích hợp cảm biến chiếu xạ laser 360 độ, giúp xe tăng tự động kích hoạt các biện pháp phòng vệ khi bị đối phương nhắm bắn.
Về hỏa lực, chúng được trang bị pháo nòng trơn 2A46M 125mm, bản nâng cấp của kiểu pháo chống tăng Sprut đã từng xuất hiện trên các mẫu T-72 và T-80.
Loại pháo này có thể dễ dàng tháo ra khỏi xe tăng mà không cần phải gỡ toàn bộ tháp pháo kèm theo.
Bên cạnh đó xe tăng còn được trang bị một khẩu súng máy đồng trục PKA 7.62mm. Súng có tốc độ bắn 650-750 viên/phút, tầm bắn 2km.
Để phòng không,T-90 Bhishma được trang bị súng máy Kord cỡ nòng 12,7mm. Với những gì đã thể hiện tại Syria, dòng xe tăng T-90 được coi là một trong những loại xe tăng tốt nhất thế giới.