Sau khi khối quân sự Hiệp ước Warsaw giải thể, Ba Lan có khoảng 1.300 xe chiến đấu bộ binh (Infantry Fighting Vehicle - IFV - боевaя машинa пехоты) BMP-1 do Liên Xô thiết kế từ những năm 1960 và phiên bản BWP-1 được cấp phép. Vào những năm 1990, Ba Lan đã xuất khẩu một số BMP-2 cho Angola; vài trăm chiếc còn trong biên chế, là cơ sở của các đơn vị cơ giới hóa của Quân đội Ba Lan chưa được nâng cấp, không thể đối phó hiệu quả những mối đe dọa mới của chiến tranh thế kỷ 21.Sự thay đổi năm 1989 và triển vọng Ba Lan gia nhập NATO đã thúc đẩy cuộc tranh luận về các lựa chọn hiện đại hóa BMP-1, vào thời điểm đó, đã gần 30 năm tuổi. Các cuộc thảo luận liên quan đến yêu cầu khả năng đổ bộ “lưỡng cư”, mức độ bảo vệ, khả năng tác chiến chống tiếp cận, và tự do hoạt động trong các vùng có hồ nước, xu hướng toàn cầu trong thiết kế IFV... đã được đề cập khi bàn về hiện đại hóa các đơn vị cơ giới của Lục quân Ba Lan. Nhiều dự án đã được đề nghị tuy nhiên không được chấp nhận do không đáp ứng đầy đủ các yếu tố.Từ giữa những năm 2010, tập đoàn công nghiệp nặng hiện đại của Ba Lan Huta Stalowa Wola (HSW) được thành lập năm 1938 đã phát triển IFV bánh xích mới mang tên “Borsuk” (trong khuôn khổ chương trình NPBWP (Nowego Pływającego Bojowego Wozu Piechoty) để thay thế cho những chiếc BWP-1, và trưng bày mẫu tại triển lãm MSPO 2017. Huta Stalowa Wola tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và sản xuất xe bọc thép bánh xích có khả năng lội nước, lựu pháo tự hành 2S1 122mm “Gvozdika” (sản xuất theo giấy phép), cải tiến xe bọc thép và pháo phản lực bắn giàn...Ngoài HSW thuộc thành phần của tập đoàn sản xuất quốc phòng lớn nhất Polska Grupa Zbrojeniowa SA (PGZ Group) của Ba Lan và PGZ Group, công ty WB Electronics - một trong những công ty công nghệ cao ở Ba Lan chuyên phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quốc phòng và dân sự cũng tham gia chương trình xe Borsuk, chịu trách nhiệm về tháp pháo điều khiển từ xa ZSSW-30 và tích hợp nó.Dự án với kinh phí 75 triệu zloty (21 triệu USD) này do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia quản lý, các thỏa thuận liên quan được ký kết vào ngày 24/10/2014, theo đó, nguyên mẫu sẽ được hoàn thành trong vòng 3 năm, tức là vào cuối tháng 10/2017; nền tảng mới sẵn sàng để chuyển sang sản xuất hàng loạt trong vòng 33 tháng (tức là vào đầu năm 2021), những đợt giao hàng đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2021 hoặc 2022. Các nhà thiết kế Ba Lan muốn bảo tồn các đặc tính lưỡng cư, khả năng bảo vệ kíp xe và lính đổ bộ cũng như hỏa lực mạnh hỗ trợ cho bộ binh cơ giới.Borsuk được trang bị tháp mô-đun chiến đấu không người ZSSW-30 ở giữa thân xe với khoang chở quân kéo dài về phía sau. Tháp không có người hoàn toàn tự động được trang bị pháo tự động Orbital ATK Mk 44S Bushmaster II 30mm của Mỹ - là một mẫu vũ khí khá hiệu quả và trở nên phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây. Nó sử dụng loại đạn rộng 30x173mm, giống như pháo 7 nòng GAU-8 Avenger trên máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II (Mỹ). Trong cơ số đạn bao gồm đạn cháy-giáp, nổ mảnh cao và đạn pháo có lõi thép xuyên giáp hình lông vũ; tầm bắn hiệu quả 3.000m, cơ số đạn 200 viên và tốc độ bắn 200 viên/phút. Điểm đặc biệt của loại pháo này là khả năng chuyển đổi thành phiên bản 40mm bắn đạn 40x180mm.Ngoài ra, ZSSW-30 cũng được tích hợp súng máy đồng trục 7,62 mm UKM-2000C, cơ số đạn 400 viên. Để chống lại các mục tiêu bọc thép chắc, trên tháp pháo có 2 hoặc 4 tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Spike-LR do Rafael (Israel) phát triển, được Ba Lan mua và công ty quốc phòng Ba Lan Mesko sản xuất theo giấy phép. Các tên lửa chống tăng này được trang bị đầu dò truyền hình/ảnh nhiệt và có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 4, 5,5 hoặc 8km, độ xuyên giáp 850-900mm, tùy thuộc phiên bản.Hệ thống điều khiển từ xa vũ khí tháp pháo được phát triển bởi các chuyên gia HSW hợp tác với WB Electronics và đây là tháp pháo không người đầu tiên Ba Lan, dự kiến sẽ được lắp đặt trên các xe bọc thép chở quân Rosomak. Mô-đun chiến đấu sẽ nhận được một hệ thống điều khiển hỏa lực của Ba Lan có khả năng hoạt động suốt ngày đêm. Hệ thống sẽ bao gồm kính ngắm toàn cảnh của chỉ huy PCO GOD-1 Iris và kính ngắm của xạ thủ PCO GOC-1 Nike. Mô-đun chiến đấu này có giá bằng một nửa giá của xe IFV mới.Borsuk sử dụng động cơ diesel đa nhiên liệu 8 xi-lanh MTU 8V-199-TE20 hình chữ V do Đức sản xuất có công suất tối đa 720 mã lực, vốn được sử dụng cho xe Ulan của Áo và dòng xe bọc thép bánh xích Boxer. Theo báo chí Ba Lan phần động lực của xe vẫn chưa được “chốt”, còn có thể thay đổi; hộp số tự động Perkins X300 với 4 số tiến và 2 số lùi sẽ được sử dụng. IFV mới có thể sử dụng hai loại xích thép và cao su-composite. Loại xích cao su-composite mang lại cho xe sự êm ái hơn và ít gây tiếng ồn hơn khi xe vận động.Borsuk trông gần giống IFV “Puma” (dài 7,33m, rộng 3,4m và cao 3,1m), với kiểu bố trí cổ điển cho tất cả các loại xe hiện đại, với khoang động cơ phía trước, sử dụng hệ thống treo thủy lực. Ghế lái ở bên trái, và động cơ diesel ở bên phải. Phía sau là vị trí của chỉ huy và xạ thủ. Phía sau thân xe có một khoang cho 8 người - xe có thể chở tối đa 11 người (3 thành viên kíp xe và 8 lính đổ bộ với trang bị chiến đấu đầy đủ). Borsuk biến thể lội nước có trọng lượng chiến đấu 24-25 tấn, biến thể tấn công được gắn các tấm giáp gốm và composite có trọng lượng 30 tấn (không bơi được).Khung gầm của Borsuk là nền tảng của các biến thể chuyên dụng, như cối 120mm tự hành, xe chỉ huy, xe công binh, xe chở đạn và xe y tế... Cùng với biến thể đổ bộ cơ bản, phiên bản vỏ giáp nặng hơn, khối lượng hơn 40 tấn, cũng sẽ được cung cấp. Theo các nhà phát triển Ba Lan, việc tích hợp các cảm biến hệ thống cảnh báo laser Obra-3 là những đặc điểm nổi bật của IFV mới. Ngoài ra, nó sẽ nhận được hệ thống liên lạc kỹ thuật số Fonet, hệ thống quản lý chiến trường BMS và máy thu định vị vệ tinh TALIN 5000 được cấp phép của Mỹ.Tháng 9/2020, một IFV Borsuk với một trạm vũ khí điều khiển từ xa đã được thử nghiệm dã ngoại với nhiều nội dung, trong đó có bắn đạn thật. Kết quả kiểm tra không được tiết lộ chi tiết tại thời điểm này, nhưng Chủ tịch HSW cho biết kết quả thử nghiệm tích cực, rằng công ty hoàn toàn hài lòng với kết quả và không cần điều chỉnh lớn đối với dự án. Nguyên mẫu thứ hai sẽ được sản xuất và bắt đầu thử nghiệm dã ngoại vào năm 2021, và nếu thử nghiệm thành công, việc sản xuất hàng loạt Borsuk có thể bắt đầu vào năm 2023-2024.Trừ khi có những thay đổi lớn hơn, cơ cấu của lực lượng mặt đất Ba Lan sẽ bao gồm 4 lữ đoàn thiết giáp, 5 lữ đoàn cơ giới hóa, 1 lữ đoàn bộ binh sơn cước và 1 lữ đoàn phòng thủ bờ biển, từ đó, các chuyên gia dự đoán, sẽ có nhu cầu khoảng 1.000 xe Borsuk. Nhiều nguồn tin dự đoán, 800-1000 IFV và tới 800 phiên bản chuyên dụng sẽ được sản xuất. Truyền thông Ba Lan ước tính chi phí khởi điểm của IFV mới là 25 triệu zloty (tương đương 6,45 triệu USD) và giá thành cao của các IFV mới có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với tổ hợp công nghiệp-quân sự và Quân đội Ba Lan.Borsuk được coi là nền tảng cơ bản cho dòng xe chiến đấu bộ binh, với các thông số kỹ-chiến thuật đáp ứng điều kiện tác chiến hiện đại, các nhà thiết kế Ba Lan kỳ vọng rằng tiềm năng sản xuất và phát triển của nó ít nhất sẽ là 30 năm. Nếu dự án được thực hiện thành công, các lực lượng vũ trang Ba Lan sẽ được trang bị xe chiến đấu bộ binh bánh xích hàng đầu thế giới và sản phẩm này sẽ cạnh tranh ngang ngữa trên thị trường vũ khí quốc tế với các đối thủ đến từ các nước có nền công nghệ - công nghiệp quốc phòng tiên tiến.
Sau khi khối quân sự Hiệp ước Warsaw giải thể, Ba Lan có khoảng 1.300 xe chiến đấu bộ binh (Infantry Fighting Vehicle - IFV - боевaя машинa пехоты) BMP-1 do Liên Xô thiết kế từ những năm 1960 và phiên bản BWP-1 được cấp phép. Vào những năm 1990, Ba Lan đã xuất khẩu một số BMP-2 cho Angola; vài trăm chiếc còn trong biên chế, là cơ sở của các đơn vị cơ giới hóa của Quân đội Ba Lan chưa được nâng cấp, không thể đối phó hiệu quả những mối đe dọa mới của chiến tranh thế kỷ 21.
Sự thay đổi năm 1989 và triển vọng Ba Lan gia nhập NATO đã thúc đẩy cuộc tranh luận về các lựa chọn hiện đại hóa BMP-1, vào thời điểm đó, đã gần 30 năm tuổi. Các cuộc thảo luận liên quan đến yêu cầu khả năng đổ bộ “lưỡng cư”, mức độ bảo vệ, khả năng tác chiến chống tiếp cận, và tự do hoạt động trong các vùng có hồ nước, xu hướng toàn cầu trong thiết kế IFV... đã được đề cập khi bàn về hiện đại hóa các đơn vị cơ giới của Lục quân Ba Lan. Nhiều dự án đã được đề nghị tuy nhiên không được chấp nhận do không đáp ứng đầy đủ các yếu tố.
Từ giữa những năm 2010, tập đoàn công nghiệp nặng hiện đại của Ba Lan Huta Stalowa Wola (HSW) được thành lập năm 1938 đã phát triển IFV bánh xích mới mang tên “Borsuk” (trong khuôn khổ chương trình NPBWP (Nowego Pływającego Bojowego Wozu Piechoty) để thay thế cho những chiếc BWP-1, và trưng bày mẫu tại triển lãm MSPO 2017. Huta Stalowa Wola tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và sản xuất xe bọc thép bánh xích có khả năng lội nước, lựu pháo tự hành 2S1 122mm “Gvozdika” (sản xuất theo giấy phép), cải tiến xe bọc thép và pháo phản lực bắn giàn...
Ngoài HSW thuộc thành phần của tập đoàn sản xuất quốc phòng lớn nhất Polska Grupa Zbrojeniowa SA (PGZ Group) của Ba Lan và PGZ Group, công ty WB Electronics - một trong những công ty công nghệ cao ở Ba Lan chuyên phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quốc phòng và dân sự cũng tham gia chương trình xe Borsuk, chịu trách nhiệm về tháp pháo điều khiển từ xa ZSSW-30 và tích hợp nó.
Dự án với kinh phí 75 triệu zloty (21 triệu USD) này do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia quản lý, các thỏa thuận liên quan được ký kết vào ngày 24/10/2014, theo đó, nguyên mẫu sẽ được hoàn thành trong vòng 3 năm, tức là vào cuối tháng 10/2017; nền tảng mới sẵn sàng để chuyển sang sản xuất hàng loạt trong vòng 33 tháng (tức là vào đầu năm 2021), những đợt giao hàng đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2021 hoặc 2022. Các nhà thiết kế Ba Lan muốn bảo tồn các đặc tính lưỡng cư, khả năng bảo vệ kíp xe và lính đổ bộ cũng như hỏa lực mạnh hỗ trợ cho bộ binh cơ giới.
Borsuk được trang bị tháp mô-đun chiến đấu không người ZSSW-30 ở giữa thân xe với khoang chở quân kéo dài về phía sau. Tháp không có người hoàn toàn tự động được trang bị pháo tự động Orbital ATK Mk 44S Bushmaster II 30mm của Mỹ - là một mẫu vũ khí khá hiệu quả và trở nên phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây. Nó sử dụng loại đạn rộng 30x173mm, giống như pháo 7 nòng GAU-8 Avenger trên máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II (Mỹ). Trong cơ số đạn bao gồm đạn cháy-giáp, nổ mảnh cao và đạn pháo có lõi thép xuyên giáp hình lông vũ; tầm bắn hiệu quả 3.000m, cơ số đạn 200 viên và tốc độ bắn 200 viên/phút. Điểm đặc biệt của loại pháo này là khả năng chuyển đổi thành phiên bản 40mm bắn đạn 40x180mm.
Ngoài ra, ZSSW-30 cũng được tích hợp súng máy đồng trục 7,62 mm UKM-2000C, cơ số đạn 400 viên. Để chống lại các mục tiêu bọc thép chắc, trên tháp pháo có 2 hoặc 4 tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Spike-LR do Rafael (Israel) phát triển, được Ba Lan mua và công ty quốc phòng Ba Lan Mesko sản xuất theo giấy phép. Các tên lửa chống tăng này được trang bị đầu dò truyền hình/ảnh nhiệt và có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 4, 5,5 hoặc 8km, độ xuyên giáp 850-900mm, tùy thuộc phiên bản.
Hệ thống điều khiển từ xa vũ khí tháp pháo được phát triển bởi các chuyên gia HSW hợp tác với WB Electronics và đây là tháp pháo không người đầu tiên Ba Lan, dự kiến sẽ được lắp đặt trên các xe bọc thép chở quân Rosomak. Mô-đun chiến đấu sẽ nhận được một hệ thống điều khiển hỏa lực của Ba Lan có khả năng hoạt động suốt ngày đêm. Hệ thống sẽ bao gồm kính ngắm toàn cảnh của chỉ huy PCO GOD-1 Iris và kính ngắm của xạ thủ PCO GOC-1 Nike. Mô-đun chiến đấu này có giá bằng một nửa giá của xe IFV mới.
Borsuk sử dụng động cơ diesel đa nhiên liệu 8 xi-lanh MTU 8V-199-TE20 hình chữ V do Đức sản xuất có công suất tối đa 720 mã lực, vốn được sử dụng cho xe Ulan của Áo và dòng xe bọc thép bánh xích Boxer. Theo báo chí Ba Lan phần động lực của xe vẫn chưa được “chốt”, còn có thể thay đổi; hộp số tự động Perkins X300 với 4 số tiến và 2 số lùi sẽ được sử dụng. IFV mới có thể sử dụng hai loại xích thép và cao su-composite. Loại xích cao su-composite mang lại cho xe sự êm ái hơn và ít gây tiếng ồn hơn khi xe vận động.
Borsuk trông gần giống IFV “Puma” (dài 7,33m, rộng 3,4m và cao 3,1m), với kiểu bố trí cổ điển cho tất cả các loại xe hiện đại, với khoang động cơ phía trước, sử dụng hệ thống treo thủy lực. Ghế lái ở bên trái, và động cơ diesel ở bên phải. Phía sau là vị trí của chỉ huy và xạ thủ. Phía sau thân xe có một khoang cho 8 người - xe có thể chở tối đa 11 người (3 thành viên kíp xe và 8 lính đổ bộ với trang bị chiến đấu đầy đủ). Borsuk biến thể lội nước có trọng lượng chiến đấu 24-25 tấn, biến thể tấn công được gắn các tấm giáp gốm và composite có trọng lượng 30 tấn (không bơi được).
Khung gầm của Borsuk là nền tảng của các biến thể chuyên dụng, như cối 120mm tự hành, xe chỉ huy, xe công binh, xe chở đạn và xe y tế... Cùng với biến thể đổ bộ cơ bản, phiên bản vỏ giáp nặng hơn, khối lượng hơn 40 tấn, cũng sẽ được cung cấp. Theo các nhà phát triển Ba Lan, việc tích hợp các cảm biến hệ thống cảnh báo laser Obra-3 là những đặc điểm nổi bật của IFV mới. Ngoài ra, nó sẽ nhận được hệ thống liên lạc kỹ thuật số Fonet, hệ thống quản lý chiến trường BMS và máy thu định vị vệ tinh TALIN 5000 được cấp phép của Mỹ.
Tháng 9/2020, một IFV Borsuk với một trạm vũ khí điều khiển từ xa đã được thử nghiệm dã ngoại với nhiều nội dung, trong đó có bắn đạn thật. Kết quả kiểm tra không được tiết lộ chi tiết tại thời điểm này, nhưng Chủ tịch HSW cho biết kết quả thử nghiệm tích cực, rằng công ty hoàn toàn hài lòng với kết quả và không cần điều chỉnh lớn đối với dự án. Nguyên mẫu thứ hai sẽ được sản xuất và bắt đầu thử nghiệm dã ngoại vào năm 2021, và nếu thử nghiệm thành công, việc sản xuất hàng loạt Borsuk có thể bắt đầu vào năm 2023-2024.
Trừ khi có những thay đổi lớn hơn, cơ cấu của lực lượng mặt đất Ba Lan sẽ bao gồm 4 lữ đoàn thiết giáp, 5 lữ đoàn cơ giới hóa, 1 lữ đoàn bộ binh sơn cước và 1 lữ đoàn phòng thủ bờ biển, từ đó, các chuyên gia dự đoán, sẽ có nhu cầu khoảng 1.000 xe Borsuk. Nhiều nguồn tin dự đoán, 800-1000 IFV và tới 800 phiên bản chuyên dụng sẽ được sản xuất. Truyền thông Ba Lan ước tính chi phí khởi điểm của IFV mới là 25 triệu zloty (tương đương 6,45 triệu USD) và giá thành cao của các IFV mới có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với tổ hợp công nghiệp-quân sự và Quân đội Ba Lan.
Borsuk được coi là nền tảng cơ bản cho dòng xe chiến đấu bộ binh, với các thông số kỹ-chiến thuật đáp ứng điều kiện tác chiến hiện đại, các nhà thiết kế Ba Lan kỳ vọng rằng tiềm năng sản xuất và phát triển của nó ít nhất sẽ là 30 năm. Nếu dự án được thực hiện thành công, các lực lượng vũ trang Ba Lan sẽ được trang bị xe chiến đấu bộ binh bánh xích hàng đầu thế giới và sản phẩm này sẽ cạnh tranh ngang ngữa trên thị trường vũ khí quốc tế với các đối thủ đến từ các nước có nền công nghệ - công nghiệp quốc phòng tiên tiến.