Theo đó các tàu sân bay Trung Quốc mà cụ thể hơn là tàu Liêu Ninh dù đi vào hoạt động đã lâu nhưng nó vẫn thiếu “nhân tố” quyết định tạo nên sức mạnh của phi đội chiến đấu cơ trên tàu sân bay, và đó chính là máy bay tác chiến điện tử. Nhưng điều này sẽ sớm thay đổi với sự xuất hiện của J-15D. Nguồn ảnh: Sina.J-15D là máy bay tác chiến điện tử do Tập đoàn máy bay Thẩm Dương (Trung Quốc) nghiên cứu chế tạo dự trên nguyên mẫu của máy bay chiến đấu J-15. J-15D được trang bị hệ thống chế áp điện tử ở đầu cánh, tương tự máy bay tác chiến điện tử EA-18G của Quân đội Mỹ. Trong ảnh là nguyên mẫu J-15D đang được Trung Quốc thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.Các chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển các loại máy bay tác chiến điện tử tại thời điểm hiện tại có ý nghĩa rất lớn, nhằm hoàn thiện khả năng tác chiến điện tử của cả Không quân lẫn Hải quân Trung Quốc. Dấu đỏ trong hình đánh dấu vị trí pod tác chiến điện tử được tích hợp sẵn trên J-15D. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó J-15D sẽ dần thay thế cho các loại máy bay tác chiến điện tử đã cũ đang dần bị thải loại có trong biên chế Không quân-Hải quân Trung Quốc hiện tại vốn có số lượng khá khiêm tốn. Do đó, phát triển các loại máy bay tác chiến điện tử mới là biện pháp tối ưu nhằm bổ sung sự thiếu hụt nghiêm trọng này. Nguồn ảnh: Sina.J-15D cũng sẽ bảo đảm khả năng hoạt động ngày càng vươn xa của lực lượng Không quân-Hải quân Trung Quốc. Hiện nay, Không quân Trung Quốc đang mở rộng phạm vi thực hiện nhiệm vụ ra ngoài chuỗi đảo thứ hai, và trong tương lai sẽ vươn ra ngoài phạm vi chuỗi đảo thứ ba. Nguồn ảnh: Sina.Do đó, các máy bay tác chiến trên không của Trung Quốc rất cần một lực lượng chi viện bảo đảm an toàn bay khi thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, máy bay J-15D được ra đời. Bên cạnh đó, J-15D cũng ít nhiều cho thấy ý định nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tác chiến điện tử của Trung Quốc so với Mỹ, phương Tây và Nga. Nguồn ảnh: Sina.Theo hình ảnh ban đầu của J-15D, mẫu máy bay tác chiến điện tử mới của Trung Quốc có phi hành đoàn 2 người; máy bay có chiều dài 21,9m; sải cánh 14,7m; cao 5,9m; diện tích cánh 62,01m2; trọng lượng rỗng 17,500kg; trọng lượng cất cánh 27,000kg; sử dụng 2 động cơ WS-10H; tốc độ tối đa 1,98Mach. Nguồn ảnh: Sina.Trang bị vũ khí cơ bản của J-15D nhiều khả năng sẽ gồm một pháo tự động 30mm GSh-30-1; 8 tên lửa không đối không PL-12 hoặc R-77 và 4 tên lửa PL-9 hoặc R-73. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù Trung Quốc chưa công bố thông số kỹ thuật chính thức của J-15D, nhưng qua các hình ảnh trên phương tiện truyền thông Trung Quốc, các chuyên gia kỹ thuật quân sự quốc tế nhận định, J-15D được lắp một bộ nhận tín hiệu ở đầu cánh giống như AN/ALQ-218 trên máy bay tác chiến điện tử EA-18G. Thiết bị này có nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không đối phương, phân tích tần số và định vị thiết bị phát tín hiệu radar, từ đó gây nhiễu và khóa mục tiêu. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, J-15D còn được trang bị hàng loạt ăng ten và khối thiết bị tác chiến điện tử dọc thân. Phần mũi được rút ngắn lại hơn một chút so với nguyên mẫu J-15 và được thiết kế lại để chứa radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA. Nguồn ảnh: Sina.Phần khung thân J-15D được tối ưu cho tên lửa diệt radar, cũng như mang được 2 -3 pod gây nhiễu dưới cánh và thân. Mỗi pod dùng để đối phó một dải tần số radar khác nhau. Nguồn ảnh: Sina.Khi mang toàn bộ khí tài tác chiến điện tử, J-15D vẫn còn 6 giá treo vũ khí, mang theo ba loại tên lửa diệt radar (ARM) khác nhau. Trong đó, điển hình là tên lửa CM-103 với đầu đạn nặng 80kg, tầm bắn gần 100km và có thể đánh trúng các mục tiêu trên mặt đất và trên biển. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem video: Tiêm kích trên hạm J-15 của Hải quân Không quân Trung Quốc hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. (nguồn CNTV)
Theo đó các tàu sân bay Trung Quốc mà cụ thể hơn là tàu Liêu Ninh dù đi vào hoạt động đã lâu nhưng nó vẫn thiếu “nhân tố” quyết định tạo nên sức mạnh của phi đội chiến đấu cơ trên tàu sân bay, và đó chính là máy bay tác chiến điện tử. Nhưng điều này sẽ sớm thay đổi với sự xuất hiện của J-15D. Nguồn ảnh: Sina.
J-15D là máy bay tác chiến điện tử do Tập đoàn máy bay Thẩm Dương (Trung Quốc) nghiên cứu chế tạo dự trên nguyên mẫu của máy bay chiến đấu J-15. J-15D được trang bị hệ thống chế áp điện tử ở đầu cánh, tương tự máy bay tác chiến điện tử EA-18G của Quân đội Mỹ. Trong ảnh là nguyên mẫu J-15D đang được Trung Quốc thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.
Các chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển các loại máy bay tác chiến điện tử tại thời điểm hiện tại có ý nghĩa rất lớn, nhằm hoàn thiện khả năng tác chiến điện tử của cả Không quân lẫn Hải quân Trung Quốc. Dấu đỏ trong hình đánh dấu vị trí pod tác chiến điện tử được tích hợp sẵn trên J-15D. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó J-15D sẽ dần thay thế cho các loại máy bay tác chiến điện tử đã cũ đang dần bị thải loại có trong biên chế Không quân-Hải quân Trung Quốc hiện tại vốn có số lượng khá khiêm tốn. Do đó, phát triển các loại máy bay tác chiến điện tử mới là biện pháp tối ưu nhằm bổ sung sự thiếu hụt nghiêm trọng này. Nguồn ảnh: Sina.
J-15D cũng sẽ bảo đảm khả năng hoạt động ngày càng vươn xa của lực lượng Không quân-Hải quân Trung Quốc. Hiện nay, Không quân Trung Quốc đang mở rộng phạm vi thực hiện nhiệm vụ ra ngoài chuỗi đảo thứ hai, và trong tương lai sẽ vươn ra ngoài phạm vi chuỗi đảo thứ ba. Nguồn ảnh: Sina.
Do đó, các máy bay tác chiến trên không của Trung Quốc rất cần một lực lượng chi viện bảo đảm an toàn bay khi thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, máy bay J-15D được ra đời. Bên cạnh đó, J-15D cũng ít nhiều cho thấy ý định nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tác chiến điện tử của Trung Quốc so với Mỹ, phương Tây và Nga. Nguồn ảnh: Sina.
Theo hình ảnh ban đầu của J-15D, mẫu máy bay tác chiến điện tử mới của Trung Quốc có phi hành đoàn 2 người; máy bay có chiều dài 21,9m; sải cánh 14,7m; cao 5,9m; diện tích cánh 62,01m2; trọng lượng rỗng 17,500kg; trọng lượng cất cánh 27,000kg; sử dụng 2 động cơ WS-10H; tốc độ tối đa 1,98Mach. Nguồn ảnh: Sina.
Trang bị vũ khí cơ bản của J-15D nhiều khả năng sẽ gồm một pháo tự động 30mm GSh-30-1; 8 tên lửa không đối không PL-12 hoặc R-77 và 4 tên lửa PL-9 hoặc R-73. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù Trung Quốc chưa công bố thông số kỹ thuật chính thức của J-15D, nhưng qua các hình ảnh trên phương tiện truyền thông Trung Quốc, các chuyên gia kỹ thuật quân sự quốc tế nhận định, J-15D được lắp một bộ nhận tín hiệu ở đầu cánh giống như AN/ALQ-218 trên máy bay tác chiến điện tử EA-18G. Thiết bị này có nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không đối phương, phân tích tần số và định vị thiết bị phát tín hiệu radar, từ đó gây nhiễu và khóa mục tiêu. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, J-15D còn được trang bị hàng loạt ăng ten và khối thiết bị tác chiến điện tử dọc thân. Phần mũi được rút ngắn lại hơn một chút so với nguyên mẫu J-15 và được thiết kế lại để chứa radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA. Nguồn ảnh: Sina.
Phần khung thân J-15D được tối ưu cho tên lửa diệt radar, cũng như mang được 2 -3 pod gây nhiễu dưới cánh và thân. Mỗi pod dùng để đối phó một dải tần số radar khác nhau. Nguồn ảnh: Sina.
Khi mang toàn bộ khí tài tác chiến điện tử, J-15D vẫn còn 6 giá treo vũ khí, mang theo ba loại tên lửa diệt radar (ARM) khác nhau. Trong đó, điển hình là tên lửa CM-103 với đầu đạn nặng 80kg, tầm bắn gần 100km và có thể đánh trúng các mục tiêu trên mặt đất và trên biển. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem video: Tiêm kích trên hạm J-15 của Hải quân Không quân Trung Quốc hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. (nguồn CNTV)