Theo Bộ Quốc phòng Nga, một chiếc tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31 của không quân nước này vừa thực hiện phóng thử thành công tên lửa siêu thanh có độ chính xác cao “Kinzhal” (biệt danh dao găm), nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của loại tên lửa này trong thực chiến. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga."Máy bay MiG-31 đã xuất phát từ một căn cứ không quân thuộc Quân khu phía Nam, Nga mang theo một tên lửa Kinzha trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ tập luyện chiến đấu, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình” Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cũng theo thông báo này, cuộc phóng thử nghiệm đã diễn ra thành công, tên lửa phá hủy hoàn toàn mục tiêu trên bãi tập khi được thả từ độ cao hàng nghìn mét. Hình ảnh tên lửa Kinzha được thả khỏi MiG-31 trong đợt thử nghiệm mới nhất. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Theo thông tin về Kinzhal được Nga công bố, tên lửa siêu thanh này có tầm bắn trên 2.000 km, vận tốc tối đa Mach 10, được trang bị đầu dò chủ động trong pha tiếp cận mục tiêu, đường bay linh hoạt và gần như không thể đánh chặn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cũng trong video được Bộ Quốc phòng Nga đăng tải, chúng ta cũng lần đầu tiên thấy được những hình ảnh rõ nét về loại tên lửa siêu thanh này. Và theo như thiết kế của Kinzhal, một chiếc MiG-31 chỉ có thể mang theo tối đa 1 tên lửa loại này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hình ảnh của Kinzhal khi nhìn từ phía trước, nó có phần mũi tên lửa và đầu đạn khá giống với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander với kích thước nhỏ hơn. Được biết, Iskander là một trong những vũ khí giúp Nga vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, phải chăng vai trò của Kinzhal cũng như vậy? Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Theo đó tên lửa Kinzhal được thiết kế để qua mặt những hệ thống radar cảnh giới và tên lửa phòng không tối tân nhất, vũ khí này sẽ giúp cho những đơn vị không quân tiền tuyến có thể cấp tốc tung đòn giáng trả đối phương trong khi chờ đợi tuyến sau chi viện. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hình ảnh Kinzhal treo trên MiG-31, phần động cơ đẩy của tên lửa đã được làm mờ, nhiều khả năng Nga đã trang bị cho mẫu tên lửa siêu thanh này một mẫu động cơ phản lực mới. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.MiG-31 cất cánh với Kinzhal ở dưới bụng. Theo Bộ Quốc phòng Nga, Kinzhal có thể tham gia tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau từ mặt đất cho đến trên mặt biển và các phương pháp đánh chặn tên lửa hiện nay không có tác dụng với loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Kinzhal được khởi phóng từ MiG-31, hình ảnh này cho ta thấy một phần nào đó tốc độ cực đại của Kinzhal ngay trong những giây đầu tiên được triển khai. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hiện tại chỉ có duy nhất các chiến đấu cơ MiG-31 của Không quân Nga mới có đủ khả năng triển khai Kinzhal, tuy nhiên trong tương lai gần nhiều khả năng vai trò này sẽ được mở rộng sang cả các máy bay ném bom chiến lược của nước này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Mời độc giả xem video: Nga tiếp tục thử nghiệm tên lửa siêu thanh Kinzhal thách thức châu Âu. (Nguồn Bộ Quốc phòng Nga)
Theo Bộ Quốc phòng Nga, một chiếc tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31 của không quân nước này vừa thực hiện phóng thử thành công tên lửa siêu thanh có độ chính xác cao “Kinzhal” (biệt danh dao găm), nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của loại tên lửa này trong thực chiến. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
"Máy bay MiG-31 đã xuất phát từ một căn cứ không quân thuộc Quân khu phía Nam, Nga mang theo một tên lửa Kinzha trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ tập luyện chiến đấu, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình” Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cũng theo thông báo này, cuộc phóng thử nghiệm đã diễn ra thành công, tên lửa phá hủy hoàn toàn mục tiêu trên bãi tập khi được thả từ độ cao hàng nghìn mét. Hình ảnh tên lửa Kinzha được thả khỏi MiG-31 trong đợt thử nghiệm mới nhất. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo thông tin về Kinzhal được Nga công bố, tên lửa siêu thanh này có tầm bắn trên 2.000 km, vận tốc tối đa Mach 10, được trang bị đầu dò chủ động trong pha tiếp cận mục tiêu, đường bay linh hoạt và gần như không thể đánh chặn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cũng trong video được Bộ Quốc phòng Nga đăng tải, chúng ta cũng lần đầu tiên thấy được những hình ảnh rõ nét về loại tên lửa siêu thanh này. Và theo như thiết kế của Kinzhal, một chiếc MiG-31 chỉ có thể mang theo tối đa 1 tên lửa loại này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hình ảnh của Kinzhal khi nhìn từ phía trước, nó có phần mũi tên lửa và đầu đạn khá giống với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander với kích thước nhỏ hơn. Được biết, Iskander là một trong những vũ khí giúp Nga vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, phải chăng vai trò của Kinzhal cũng như vậy? Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo đó tên lửa Kinzhal được thiết kế để qua mặt những hệ thống radar cảnh giới và tên lửa phòng không tối tân nhất, vũ khí này sẽ giúp cho những đơn vị không quân tiền tuyến có thể cấp tốc tung đòn giáng trả đối phương trong khi chờ đợi tuyến sau chi viện. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hình ảnh Kinzhal treo trên MiG-31, phần động cơ đẩy của tên lửa đã được làm mờ, nhiều khả năng Nga đã trang bị cho mẫu tên lửa siêu thanh này một mẫu động cơ phản lực mới. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
MiG-31 cất cánh với Kinzhal ở dưới bụng. Theo Bộ Quốc phòng Nga, Kinzhal có thể tham gia tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau từ mặt đất cho đến trên mặt biển và các phương pháp đánh chặn tên lửa hiện nay không có tác dụng với loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Kinzhal được khởi phóng từ MiG-31, hình ảnh này cho ta thấy một phần nào đó tốc độ cực đại của Kinzhal ngay trong những giây đầu tiên được triển khai. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hiện tại chỉ có duy nhất các chiến đấu cơ MiG-31 của Không quân Nga mới có đủ khả năng triển khai Kinzhal, tuy nhiên trong tương lai gần nhiều khả năng vai trò này sẽ được mở rộng sang cả các máy bay ném bom chiến lược của nước này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mời độc giả xem video: Nga tiếp tục thử nghiệm tên lửa siêu thanh Kinzhal thách thức châu Âu. (Nguồn Bộ Quốc phòng Nga)