Nếu hợp đồng mua bán S-400 giữa Ankara và Moscow được hoàn thành và đòi hỏi mua F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ được Mỹ đáp ứng thì quốc gia nằm giữa châu Á và châu Âu này sẽ là nước duy nhất trên thế giới vừa sở hữu bộ đôi vũ khí mạnh nhất thế giới siêu chiến đấu cơ F-35 và tên lửa phòng không S-400. Nguồn ảnh: RT.Khi đó, tiếng nói của Ankara trên trường quốc tế sẽ có sức nặng hơn nhiều so với hiện tại. Tuy nhiên, dường như chính Moscow và Washington cũng hiểu rõ điều này nên quá trình thỏa thuận và chuyển giao F-35 và S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ liên tục bị gián đoạn. Nguồn ảnh: Times.Theo đó quá trình thỏa thuận hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần bị tạm hoãn mà không có lý do cụ thể. Tuy nhiên, hợp đồng vũ khí trị giá tỉ USD này lại đã được hai bên xác nhận là đã "hoàn tất" vào cuối tháng 11 vừa rồi. Nguồn ảnh: USAF.Trong khi đó ở chiều ngược lại việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu S-400 khiến Mỹ phải cân nhắc việc chuyển giao F-35 cho nước này. Vì Washington lo sợ, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phát hiện ra các điểm yếu của F-35 bằng chính các tổ hợp S-400, làm ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của dòng chiến đấu cơ tàng hình này. Nguồn ảnh: Weaponrec.Một vài nước châu Âu cũng đã cảnh báo Ankara về việc nước này đặt mua các tổ hợp S-400 của Nga. Đặc biệt là các nước thành viên NATO do lo ngại Nga có thể tiếp cận được mã nguồn hệ thống phòng thủ tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ thông qua S-400. Nguồn ảnh: Russiadefence.Trong khi đó để giải thích cho hành động mua các tên lửa S-400 của Nga, phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đây là câu trả cho việc Ankara sẽ không ngồi chờ sự bảo vệ của NATO mà sẽ tự thân vận động, ít nhất là trong việc trang bị các loại vũ khí phòng thủ cho riêng mình. Nguồn ảnh: Vitaly.Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từng đầu tư tiền đóng góp cho Lockheed Martin trong quá trình thiết kế và chế tạo F-35. Giống như nhiều "cổ đông" khác của chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đòi hỏi phải có quyền sở hữu loại chiến đấu cơ này sau khi nó ra lò. Nguồn ảnh: F35.Tuy nhiên, với sự xuất hiện của S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ hiện đang tìm nhiều cách để "chây ỳ", kéo dài thời gian chuyển giao F-35 cho phía Thổ Nhĩ Kỳ dù Ankara đã "xí" trước gần 100 chiếc F-35 dựa trên các thỏa thuận thuộc chương trình F-35 trước đây. Nguồn ảnh: BI.Với diễn biến hiện tại rất khó để có thể nói trước được Mỹ có đồng ý chuyển giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ hay không, bởi quyết định cuối cùng còn phụ thuộc vào quá nhiều tác động từ bên ngoài không chỉ riêng S-400. Và chặn đường sở hữu bộ đôi vũ khí "thanh gươm và lá chắn" xem ra còn khá gian nan. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem video: F-35 của Mỹ phô diễn khả năng hạ cánh thẳng đứng. Nguồn: Youtube.
Nếu hợp đồng mua bán S-400 giữa Ankara và Moscow được hoàn thành và đòi hỏi mua F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ được Mỹ đáp ứng thì quốc gia nằm giữa châu Á và châu Âu này sẽ là nước duy nhất trên thế giới vừa sở hữu bộ đôi vũ khí mạnh nhất thế giới siêu chiến đấu cơ F-35 và tên lửa phòng không S-400. Nguồn ảnh: RT.
Khi đó, tiếng nói của Ankara trên trường quốc tế sẽ có sức nặng hơn nhiều so với hiện tại. Tuy nhiên, dường như chính Moscow và Washington cũng hiểu rõ điều này nên quá trình thỏa thuận và chuyển giao F-35 và S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ liên tục bị gián đoạn. Nguồn ảnh: Times.
Theo đó quá trình thỏa thuận hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần bị tạm hoãn mà không có lý do cụ thể. Tuy nhiên, hợp đồng vũ khí trị giá tỉ USD này lại đã được hai bên xác nhận là đã "hoàn tất" vào cuối tháng 11 vừa rồi. Nguồn ảnh: USAF.
Trong khi đó ở chiều ngược lại việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu S-400 khiến Mỹ phải cân nhắc việc chuyển giao F-35 cho nước này. Vì Washington lo sợ, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phát hiện ra các điểm yếu của F-35 bằng chính các tổ hợp S-400, làm ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của dòng chiến đấu cơ tàng hình này. Nguồn ảnh: Weaponrec.
Một vài nước châu Âu cũng đã cảnh báo Ankara về việc nước này đặt mua các tổ hợp S-400 của Nga. Đặc biệt là các nước thành viên NATO do lo ngại Nga có thể tiếp cận được mã nguồn hệ thống phòng thủ tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ thông qua S-400. Nguồn ảnh: Russiadefence.
Trong khi đó để giải thích cho hành động mua các tên lửa S-400 của Nga, phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đây là câu trả cho việc Ankara sẽ không ngồi chờ sự bảo vệ của NATO mà sẽ tự thân vận động, ít nhất là trong việc trang bị các loại vũ khí phòng thủ cho riêng mình. Nguồn ảnh: Vitaly.
Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từng đầu tư tiền đóng góp cho Lockheed Martin trong quá trình thiết kế và chế tạo F-35. Giống như nhiều "cổ đông" khác của chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đòi hỏi phải có quyền sở hữu loại chiến đấu cơ này sau khi nó ra lò. Nguồn ảnh: F35.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ hiện đang tìm nhiều cách để "chây ỳ", kéo dài thời gian chuyển giao F-35 cho phía Thổ Nhĩ Kỳ dù Ankara đã "xí" trước gần 100 chiếc F-35 dựa trên các thỏa thuận thuộc chương trình F-35 trước đây. Nguồn ảnh: BI.
Với diễn biến hiện tại rất khó để có thể nói trước được Mỹ có đồng ý chuyển giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ hay không, bởi quyết định cuối cùng còn phụ thuộc vào quá nhiều tác động từ bên ngoài không chỉ riêng S-400. Và chặn đường sở hữu bộ đôi vũ khí "thanh gươm và lá chắn" xem ra còn khá gian nan. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem video: F-35 của Mỹ phô diễn khả năng hạ cánh thẳng đứng. Nguồn: Youtube.