Truyền thông Nga gần đây bất ngờ công bố những hình ảnh hiếm hoi về chiếc tiêm kích MiG-29M2 đầu tiên được sơn màu ngụy trang kiểu sa mạc dành cho Không quân Ai Cập. Nguồn ảnh: SinaĐây được cho là một trong 46 chiếc máy bay tiêm kích MiG-29M2 được Ai Cập ký mua với Nga với tổng trị giá đến 2 tỷ USD - hợp đồng máy bay lớn nhất được Công ty MiG ký kể từ sau khi Liên Xô (giải thể). Hợp đồng này hứa hẹn sẽ giúp MiG thoát khỏi khủng hoảng sau suốt mấy chục năm không có được hợp đồng quân sự nào mới. Nguồn ảnh: Airplane PicturesMiG-29M2 là phiên bản hai chỗ ngồi của dòng tiêm kích đa năng thế hệ 4++ MiG-29M được coi là sửa chữa cải tiến trên cơ sở mẫu MiG-29 đời đầu. Chúng đạt được khả năng đa nhiệm linh hoạt hơn, mang được nhiều vũ khí không đối không và không đối đất chính xác cao. Chúng cũng nổi bật với tầm bay chiến đấu được tăng lên do khả năng chứa nhiên liệu bên trong được mở rộng. Cùng với giao diện phi công-máy bay tốt hơn trong buồng lái, một hệ thống lái fly-by-wire số dư 4 có 3 kênh, cải tiến dẫn đường, liên lạc vô tuyến, đối phó điện tử, hệ thống hiển thị và ghi nhớ, các thiết bị quang học và trinh sát, hiệu suất tổng thể của máy bay cũng được tăng cường. Nguồn ảnh: Airlines.netCác kỹ sư đã thiết kế lại khung máy bay, khung được làm từ hợp kim nhôm-lithi nhẹ hơn để tăng tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng. Hình dạng của khe hút khí cũng được xem lại, loại bỏ mái hắt trên đầu vào khe hút khí để tăng nhiên liệu trong LERXs (diềm cánh mở rộng), mắt lưới được sử dụng để ngăn ngừa những hư hại từ bên ngoài và mở rộng kích thước đầu vào khe hút khí cho luồng khí lớn hơn. Phía sau của máy bay có phần xương sống mở rộng để có thêm thể tích chứa nhiên liệu và một phanh khí trên lưng. Mái che radar và vòm buồng lái cũng được thiết kế lại để chứa hệ thống điện tử nâng cấp. Hình dáng khí động học cũng được cải tiến. Cánh được làm dài hơn, tăng sải cánh, trong khi cánh đuôi sửa lại bộ phận lái. Nguồn ảnh: WikipediaChiến đấu cơ MiG-29M2 được trang bị cặp động cơ turbofan cải tiến RD-33MK - phiên bản mới nhất dòng RD-33 trang bị cho MiG-29. Động cơ mới có công suất cao hơn 7% do sử dụng vật liệu hiện đại trên các tấm làm mát, động cơ tạo lực đẩy là 9.000 kgf. Đặc biệt, động cơ RD-33MK không sản sinh nhiều khói đen như thế hệ trước, có các cải tiến giảm bớt phát xạ hồng ngoại. Nguồn ảnh: WikipediaMiG-29M2 đạt tốc độ bay tối đa Mach 2,35 tương đương 2.500km/h ở độ cao lớn hoặc chỉ 1.500km/h ở độ cao thấp, nếu không mang thùng nhiên liệu phụ thì tầm bay 1.600-1.700km, mang 3 thùng nhiên liệu treo ngoài tăng lên 2.650-2.700km, trần bay 16.000m, tốc độ leo cao 330m/s. Nguồn ảnh: Airlines.netĐặc biệt, tiêm kích MiG-29M2 nhận radar điều khiển hỏa lực Zhuk-ME cùng radar quang điện cải tiến. Radar mới có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không từ khoảng cách 120 km, theo dõi trong khi phân tích 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc. Khi quét mục tiêu, radar có tầm phát hiện mục tiêu dạng máy bay ném bom đạt 250 km và mục tiêu máy bay chiến đấu từ xa 150 km. Do đó khả năng giao chiến ngoài tầm nhìn (BVR) được tăng lên. Nguồn ảnh: AusairpowerBuồng lái cũng được thiết kế lại để kết hợp các đặc tính hiện đại. Trong khi một số công cụ tương tự đã được giữ lại, hao màn hình hiển thị đơn sắc tinh thể lỏng (LCD) đa chức năng (MFD) đã được lắp đặt và khả năng điều khiển vũ khí hợp nhất với HOTAS. Nguồn ảnh: WikipediaTiêm kích đa năng MiG-29M2 thiết kế với một pháo trong thân GSh-301 cỡ 30mm với 150 viên đạn cùng 9 giá treo dưới cánh cho phép mang tổng cộng 5 tấn vũ khí (vượt trội MiG-29 đời đầu). Đương nhiên MiG-29M2 có thể đảm nhiệm tốt vai trò không đối không với các loại tên lửa R-73E, RVV-AE, R-27R1 (ER1) và R-27T1 (ET1). Nguồn ảnh: WikipediaMiG-29M2 có thể mang nhiều loại vũ khí không đối đất, không đối hải và nhất là tên lửa hành trình chống hạm Kh-31A và Kh-35E. Trong ảnh, phiên bản MiG-29M2 mang đạn Kh-35 Uran-E. Nguồn ảnh: Airlines.net
Truyền thông Nga gần đây bất ngờ công bố những hình ảnh hiếm hoi về chiếc tiêm kích MiG-29M2 đầu tiên được sơn màu ngụy trang kiểu sa mạc dành cho Không quân Ai Cập. Nguồn ảnh: Sina
Đây được cho là một trong 46 chiếc máy bay tiêm kích MiG-29M2 được Ai Cập ký mua với Nga với tổng trị giá đến 2 tỷ USD - hợp đồng máy bay lớn nhất được Công ty MiG ký kể từ sau khi Liên Xô (giải thể). Hợp đồng này hứa hẹn sẽ giúp MiG thoát khỏi khủng hoảng sau suốt mấy chục năm không có được hợp đồng quân sự nào mới. Nguồn ảnh: Airplane Pictures
MiG-29M2 là phiên bản hai chỗ ngồi của dòng tiêm kích đa năng thế hệ 4++ MiG-29M được coi là sửa chữa cải tiến trên cơ sở mẫu MiG-29 đời đầu. Chúng đạt được khả năng đa nhiệm linh hoạt hơn, mang được nhiều vũ khí không đối không và không đối đất chính xác cao. Chúng cũng nổi bật với tầm bay chiến đấu được tăng lên do khả năng chứa nhiên liệu bên trong được mở rộng. Cùng với giao diện phi công-máy bay tốt hơn trong buồng lái, một hệ thống lái fly-by-wire số dư 4 có 3 kênh, cải tiến dẫn đường, liên lạc vô tuyến, đối phó điện tử, hệ thống hiển thị và ghi nhớ, các thiết bị quang học và trinh sát, hiệu suất tổng thể của máy bay cũng được tăng cường. Nguồn ảnh: Airlines.net
Các kỹ sư đã thiết kế lại khung máy bay, khung được làm từ hợp kim nhôm-lithi nhẹ hơn để tăng tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng. Hình dạng của khe hút khí cũng được xem lại, loại bỏ mái hắt trên đầu vào khe hút khí để tăng nhiên liệu trong LERXs (diềm cánh mở rộng), mắt lưới được sử dụng để ngăn ngừa những hư hại từ bên ngoài và mở rộng kích thước đầu vào khe hút khí cho luồng khí lớn hơn. Phía sau của máy bay có phần xương sống mở rộng để có thêm thể tích chứa nhiên liệu và một phanh khí trên lưng. Mái che radar và vòm buồng lái cũng được thiết kế lại để chứa hệ thống điện tử nâng cấp. Hình dáng khí động học cũng được cải tiến. Cánh được làm dài hơn, tăng sải cánh, trong khi cánh đuôi sửa lại bộ phận lái. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiến đấu cơ MiG-29M2 được trang bị cặp động cơ turbofan cải tiến RD-33MK - phiên bản mới nhất dòng RD-33 trang bị cho MiG-29. Động cơ mới có công suất cao hơn 7% do sử dụng vật liệu hiện đại trên các tấm làm mát, động cơ tạo lực đẩy là 9.000 kgf. Đặc biệt, động cơ RD-33MK không sản sinh nhiều khói đen như thế hệ trước, có các cải tiến giảm bớt phát xạ hồng ngoại. Nguồn ảnh: Wikipedia
MiG-29M2 đạt tốc độ bay tối đa Mach 2,35 tương đương 2.500km/h ở độ cao lớn hoặc chỉ 1.500km/h ở độ cao thấp, nếu không mang thùng nhiên liệu phụ thì tầm bay 1.600-1.700km, mang 3 thùng nhiên liệu treo ngoài tăng lên 2.650-2.700km, trần bay 16.000m, tốc độ leo cao 330m/s. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đặc biệt, tiêm kích MiG-29M2 nhận radar điều khiển hỏa lực Zhuk-ME cùng radar quang điện cải tiến. Radar mới có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không từ khoảng cách 120 km, theo dõi trong khi phân tích 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc. Khi quét mục tiêu, radar có tầm phát hiện mục tiêu dạng máy bay ném bom đạt 250 km và mục tiêu máy bay chiến đấu từ xa 150 km. Do đó khả năng giao chiến ngoài tầm nhìn (BVR) được tăng lên. Nguồn ảnh: Ausairpower
Buồng lái cũng được thiết kế lại để kết hợp các đặc tính hiện đại. Trong khi một số công cụ tương tự đã được giữ lại, hao màn hình hiển thị đơn sắc tinh thể lỏng (LCD) đa chức năng (MFD) đã được lắp đặt và khả năng điều khiển vũ khí hợp nhất với HOTAS. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tiêm kích đa năng MiG-29M2 thiết kế với một pháo trong thân GSh-301 cỡ 30mm với 150 viên đạn cùng 9 giá treo dưới cánh cho phép mang tổng cộng 5 tấn vũ khí (vượt trội MiG-29 đời đầu). Đương nhiên MiG-29M2 có thể đảm nhiệm tốt vai trò không đối không với các loại tên lửa R-73E, RVV-AE, R-27R1 (ER1) và R-27T1 (ET1). Nguồn ảnh: Wikipedia
MiG-29M2 có thể mang nhiều loại vũ khí không đối đất, không đối hải và nhất là tên lửa hành trình chống hạm Kh-31A và Kh-35E. Trong ảnh, phiên bản MiG-29M2 mang đạn Kh-35 Uran-E. Nguồn ảnh: Airlines.net