Trong tuần qua, lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức rất nhiều cuộc diễu binh cũng như triển lãm quân sự với mục đích chính là phô trương sức mạnh quốc phòng.Hành động của Iran được xem là dễ hiểu khi đất nước Trung Đông này đang phải đối diện nguy cơ một cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài ngày một cao.Căng thẳng ban đầu liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran vẫn luôn tiềm ẩn việc dẫn đến những cuộc không kích chớp nhoáng do Mỹ và Israel thực hiện.Tình hình đột ngột trở nên nóng bỏng hơn sau khi lực lượng phòng không Iran bắn hạ chiếc máy bay trinh sát không người lái RQ-4A Global Hawk của Mỹ ngoài khơi vịnh Persian.Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó thậm chí đã lên kế hoạch tiến hành vụ tấn công trả đũa, nhưng rất may ông đã hủy bỏ vào phút chót.Mặc dù vậy căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang, khi Iran và Anh liên tục bắt giữ tàu chở dầu của nhau, khiến cho đồng minh quy tụ bên cạnh Mỹ ngày một nhiều.Đỉnh điểm của các căng thẳng diễn ra hôm 14-9, khi Iran bị cáo buộc là "tác giả" đã thực hiện vụ tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình vào nhà máy lọc dầu Aramco của Saudi Arabia.Sau đó cả Washington lẫn Riyadh đều cho thấy họ chuẩn bị tiến hành trả đũa đến nơi, thậm chí ông Trump còn nói thẳng rằng "đạn đã lên nòng".Nhưng thật đáng ngạc nhiên là sau các tuyên bố cứng rắn, chính phía Mỹ lại có dấu hiệu muốn giảm bớt căng thẳng, điều này trái ngược hoàn toàn với tính cách của Tổng thống Trump, nguyên nhân chính do đâu?Sự mềm mỏng của ông Donald Trump chắc chắn không phải do lo ngại những tuyên bố cứng rắn của chỉ huy Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đó là Mỹ sẽ thất bại nếu tấn công nước này.Lý do chính được xác định đó là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ mới sắp diễn ra, trong đó ông Trump đặt rất nhiều kỳ vọng sẽ tái thắng cử vì đã giúp nước Mỹ từng bước quay trở lại vị thế siêu cường hàng đầu thế giới đúng như khẩu hiệu của mình.Thành tựu mà ông Trump rất tự hào đó là dưới sự điều hành của mình nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng ổn định và có dấu hiệu khá bền vững, trong đó tháng 5/2019, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm xuống chỉ còn 3,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 12/1969.Chắc chắn trong thời điểm này chẳng có một ứng viên Tổng thống nào lại muốn là người phát động một cuộc chiến tranh, cho dù phần thắng được đánh giá nghiêng hẳn về phía mình nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ làm cho thành tựu phát triển kinh tế bị xóa sạch.Tình hình có lẽ sẽ rất khác và một cuộc tấn công trên quy mô lớn sẽ nhằm thẳng vào Iran nếu đây là thời điểm nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump.Về phía Tehran, có lẽ họ cũng rất hiểu điều này nên mới dẫn đến hàng loạt hành động cứng rắn chưa từng có như trong suốt thời gian gần đây.Mặc dù vậy Iran cũng cần thận trọng, bởi nếu tình hình vượt quá kiểm soát thì Tổng thống Trump sẽ không thể đứng yên mà không can thiệp, bởi khi đó uy tín của ông ta sẽ sụt giảm nghiêm trọng.Có lẽ Iran cũng hiểu điều này khi mới đây họ đã đưa ra đề xuất hòa bình cho các tình huống phát sinh trên eo biển Hormuz cũng như trên vịnh Persian.Theo đánh giá của giới quan sát, với những động thái xuống thang từ cả đôi bên thì khu vực Trung Đông tạm thời vẫn tránh được nguy cơ chiến tranh, ít nhất là đến sau năm 2020.
Trong tuần qua, lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức rất nhiều cuộc diễu binh cũng như triển lãm quân sự với mục đích chính là phô trương sức mạnh quốc phòng.
Hành động của Iran được xem là dễ hiểu khi đất nước Trung Đông này đang phải đối diện nguy cơ một cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài ngày một cao.
Căng thẳng ban đầu liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran vẫn luôn tiềm ẩn việc dẫn đến những cuộc không kích chớp nhoáng do Mỹ và Israel thực hiện.
Tình hình đột ngột trở nên nóng bỏng hơn sau khi lực lượng phòng không Iran bắn hạ chiếc máy bay trinh sát không người lái RQ-4A Global Hawk của Mỹ ngoài khơi vịnh Persian.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó thậm chí đã lên kế hoạch tiến hành vụ tấn công trả đũa, nhưng rất may ông đã hủy bỏ vào phút chót.
Mặc dù vậy căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang, khi Iran và Anh liên tục bắt giữ tàu chở dầu của nhau, khiến cho đồng minh quy tụ bên cạnh Mỹ ngày một nhiều.
Đỉnh điểm của các căng thẳng diễn ra hôm 14-9, khi Iran bị cáo buộc là "tác giả" đã thực hiện vụ tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình vào nhà máy lọc dầu Aramco của Saudi Arabia.
Sau đó cả Washington lẫn Riyadh đều cho thấy họ chuẩn bị tiến hành trả đũa đến nơi, thậm chí ông Trump còn nói thẳng rằng "đạn đã lên nòng".
Nhưng thật đáng ngạc nhiên là sau các tuyên bố cứng rắn, chính phía Mỹ lại có dấu hiệu muốn giảm bớt căng thẳng, điều này trái ngược hoàn toàn với tính cách của Tổng thống Trump, nguyên nhân chính do đâu?
Sự mềm mỏng của ông Donald Trump chắc chắn không phải do lo ngại những tuyên bố cứng rắn của chỉ huy Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đó là Mỹ sẽ thất bại nếu tấn công nước này.
Lý do chính được xác định đó là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ mới sắp diễn ra, trong đó ông Trump đặt rất nhiều kỳ vọng sẽ tái thắng cử vì đã giúp nước Mỹ từng bước quay trở lại vị thế siêu cường hàng đầu thế giới đúng như khẩu hiệu của mình.
Thành tựu mà ông Trump rất tự hào đó là dưới sự điều hành của mình nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng ổn định và có dấu hiệu khá bền vững, trong đó tháng 5/2019, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm xuống chỉ còn 3,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 12/1969.
Chắc chắn trong thời điểm này chẳng có một ứng viên Tổng thống nào lại muốn là người phát động một cuộc chiến tranh, cho dù phần thắng được đánh giá nghiêng hẳn về phía mình nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ làm cho thành tựu phát triển kinh tế bị xóa sạch.
Tình hình có lẽ sẽ rất khác và một cuộc tấn công trên quy mô lớn sẽ nhằm thẳng vào Iran nếu đây là thời điểm nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump.
Về phía Tehran, có lẽ họ cũng rất hiểu điều này nên mới dẫn đến hàng loạt hành động cứng rắn chưa từng có như trong suốt thời gian gần đây.
Mặc dù vậy Iran cũng cần thận trọng, bởi nếu tình hình vượt quá kiểm soát thì Tổng thống Trump sẽ không thể đứng yên mà không can thiệp, bởi khi đó uy tín của ông ta sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
Có lẽ Iran cũng hiểu điều này khi mới đây họ đã đưa ra đề xuất hòa bình cho các tình huống phát sinh trên eo biển Hormuz cũng như trên vịnh Persian.
Theo đánh giá của giới quan sát, với những động thái xuống thang từ cả đôi bên thì khu vực Trung Đông tạm thời vẫn tránh được nguy cơ chiến tranh, ít nhất là đến sau năm 2020.