Lực lượng đổ bộ đường không (ĐBĐK) là một trong những lực lượng có tính cơ động nhanh; sử dụng các loại máy bay vận tải hoặc trực thăng, nhằm thực hiện các cuộc đổ bộ bằng đường không; tạo thế bao vây hoặc mũi vu hồi chiến lược phía sau mặt trận đối phương. Ảnh: Lính dù Trung Quốc thực hành nhảy dù trong diễn tập - Nguồn: SinaVới các phân đội đổ bộ đường không (ĐBĐK) bằng dù, ưu điểm là máy bay có thể vận chuyển với quãng đường rất xa đến hàng nghìn km, số lượng lớn trong một đợt đổ bộ (vài trăm quân một đợt); nhược điểm là trang bị vũ khí mang theo không được nhiều. Những vũ khí cồng kềnh không phải là trang bị của lính dù. Ảnh: Lính dù Trung Quốc huấn luyện nhảy dù trên cao nguyên Tây Tạng - Nguồn: Chụp màn hình SCMPLính dù Trung Quốc thời kỳ đầu được trang bị súng tiểu liên Type 54 (bản sao của tiểu liên PPS-43 của Liên Xô). Loại súng tiểu liên này có chiều dài toàn bộ chỉ 615mm sau khi gập báng, rất thích hợp cho lính dù. Nhược điểm là tầm bắn và mức sát thương hạn chế. Ảnh: Lính dù Trung Quốc với tiểu liên Type 54 - Nguồn: SinaĐến thập niên 1960, lính dù Trung Quốc được trang tiểu liên báng gấp Type 56 (bản sao của AK-47 Liên Xô) như lính dù các nước XHCN khác; sau này Trung Quốc chế tạo thêm các mẫu Type 56-1, 56-2, 56-C hỗ trợ báng gấp, không chỉ ngắn ngang ngửa, mà còn hơn hẳn tiểu liên Type 54 về tầm bắn và độ chính xác. Ảnh: Lính dù của Trung Quốc với tiểu liên Type 56-1. Nguồn: SinaTrong những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu phát triển loại đạn súng trường cỡ nhỏ 5,8mm của riêng mình; Trung Quốc đã quyết định sử dụng loại đạn này trên mẫu Type-81 để thử nghiệm. Năm 1987 mẫu súng trường tiến công Type-81 hoàn thành và đưa vào biên chế, đánh dấu thời kỳ Quân đội Trung Quốc thoát dần các thiết kế súng bộ binh của Liên Xô. Ảnh: Tiểu liên Type-81 - Nguồn: SinaĐể chuẩn bị cho cuộc duyệt binh kỷ niệm 40 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (năm 1989), Trung Quốc đã phát triển mẫu tiểu liên Type-87 trên cơ sở khẩu Type-81; nhưng do sự kiện Thiên An Môn, lễ kỷ niệm bị hủy bỏ, nên mẫu Type-87 ít có cơ hội biết đến. Ảnh: Tiểu liên Type 87 với báng súng gấp vào một bên - Nguồn: SinaNhưng một số lượng Type-87 và 87A đã được sản xuất và được trang bị cho lính dù; do số lượng lính dù của Trung Quốc khi đó vẫn là "hàng hiếm", nên số lính dù được trang bị 100% loại súng này. Ảnh: Lính dù Trung Quốc với tiểu liên 87A - Nguồn: SinaDo trọng lượng của Type 87 nhẹ hơn, sử dụng đạn nhỏ hơn, nên cũng làm giảm trọng lượng vũ khí mang theo của lính dù; nhưng sau đó, Trung Quốc đưa vào trang bị khẩu QBZ-95 với số lượng lớn, nên khẩu Type 87 cũng biến mất. Ảnh: Tiểu liên QBZ-95 của Trung Quốc - Nguồn: SinaNhư vậy chỉ trong 4 thập kỷ từ khi tiến hành hiện đại hóa quân đội (năm 1979), nhưng quân đội Trung Quốc vẫn "loay hoay" với vũ khí cho lính dù; nhiều mẫu súng bộ binh đã được đưa vào thử nghiệm, nhưng vẫn chưa phù hợp, với lý do là không phù hợp với những môi trường chiến đấu khác nhau. Ảnh: Lính nhảy dù nhảy khỏi máy bay vận tải Y-20 trong một cuộc tập trận của PLA - Nguồn: SinaMới đây Trung Quốc đưa vào trang bị mẫu súng bộ binh mới QBZ-191, và lực lượng lính dù cũng được trang bị loại súng này với phiên bản nòng ngắn các-bin; có lẽ đây sẽ là mẫu súng bộ binh phù hợp cho lực lượng lính dù nước này, khi có chiều dài phù hợp và sử dụng nhiều vật liệu composite giúp giảm đáng kể trọng lượng của súng. Ảnh: Lính Trung Quốc với tiểu liên QBZ-191 - Nguồn: SinaMẫu QBZ-191 giành cho lính dù có chiều dài nòng 267 mm, tầm bắn hiệu quả khoảng 300 m, tốc độ bắn đến 750 phát/phút; báng súng có thể gập lại, thuận lợi trong quá trình di chuyển. Ảnh: Lính dù Trung Quốc với tiểu liên QBZ-191 - Nguồn: SinaKhẩu QBZ-191 có tầm bắn tốt hơn nhiều so với khẩu QBZ-95; mẫu súng trước đó không lâu, Trung Quốc từng tung hô nó lên tận mây xanh; khẩu QBZ-191 được thiết kế theo hình dạng cổ điển, có nhiều ray Picatinny để lắp các phụ kiện với các chức năng khác nhau, tùy theo nhu cầu trong cận chiến. Ảnh: Lính dù Trung Quốc với tiểu liên QBZ-191 - Nguồn: SinaHiện tại Trung Quốc đã đưa những loại máy bay vận tải chiến lược vào biên chế như Il-76MD của Nga hay Y-20 do trong nước tự chế tạo; đây đều là những máy bay vận tải có thể vận chuyển nhiều lính dù trong một chuyến bay, tầm bay xa, đáp ứng tham vọng tác chiến toàn cầu của Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Máy bay vận tải hạng nặng Y-20 được sử dụng trong cuộc tập trận đổ bộ của lính nhảy dù và hàng loạt các thiết bị hạng nặng khác - Nguồn: SinaKhông chỉ phát triển loại vũ khí bộ binh cho lực lượng lính dù, Trung Quốc còn phát triển các loại hỏa lực đi cùng trang bị cho lực lượng nhảy dù như xe thiết giáp nhảy dù ZBD-03, tên lửa chống tăng Hồng Tiễn 12 (HJ-12)…nhằm đưa lực lượng này thành những lực lượng tinh nhuệ nhất của Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Hàng trăm lính dù cũng đồng loạt nhảy ra khỏi máy bay - Nguồn: China Military Video Lực lượng đổ bộ đường không của Nga - Nguồn: Zvezda
Lực lượng đổ bộ đường không (ĐBĐK) là một trong những lực lượng có tính cơ động nhanh; sử dụng các loại máy bay vận tải hoặc trực thăng, nhằm thực hiện các cuộc đổ bộ bằng đường không; tạo thế bao vây hoặc mũi vu hồi chiến lược phía sau mặt trận đối phương. Ảnh: Lính dù Trung Quốc thực hành nhảy dù trong diễn tập - Nguồn: Sina
Với các phân đội đổ bộ đường không (ĐBĐK) bằng dù, ưu điểm là máy bay có thể vận chuyển với quãng đường rất xa đến hàng nghìn km, số lượng lớn trong một đợt đổ bộ (vài trăm quân một đợt); nhược điểm là trang bị vũ khí mang theo không được nhiều. Những vũ khí cồng kềnh không phải là trang bị của lính dù. Ảnh: Lính dù Trung Quốc huấn luyện nhảy dù trên cao nguyên Tây Tạng - Nguồn: Chụp màn hình SCMP
Lính dù Trung Quốc thời kỳ đầu được trang bị súng tiểu liên Type 54 (bản sao của tiểu liên PPS-43 của Liên Xô). Loại súng tiểu liên này có chiều dài toàn bộ chỉ 615mm sau khi gập báng, rất thích hợp cho lính dù. Nhược điểm là tầm bắn và mức sát thương hạn chế. Ảnh: Lính dù Trung Quốc với tiểu liên Type 54 - Nguồn: Sina
Đến thập niên 1960, lính dù Trung Quốc được trang tiểu liên báng gấp Type 56 (bản sao của AK-47 Liên Xô) như lính dù các nước XHCN khác; sau này Trung Quốc chế tạo thêm các mẫu Type 56-1, 56-2, 56-C hỗ trợ báng gấp, không chỉ ngắn ngang ngửa, mà còn hơn hẳn tiểu liên Type 54 về tầm bắn và độ chính xác. Ảnh: Lính dù của Trung Quốc với tiểu liên Type 56-1. Nguồn: Sina
Trong những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu phát triển loại đạn súng trường cỡ nhỏ 5,8mm của riêng mình; Trung Quốc đã quyết định sử dụng loại đạn này trên mẫu Type-81 để thử nghiệm. Năm 1987 mẫu súng trường tiến công Type-81 hoàn thành và đưa vào biên chế, đánh dấu thời kỳ Quân đội Trung Quốc thoát dần các thiết kế súng bộ binh của Liên Xô. Ảnh: Tiểu liên Type-81 - Nguồn: Sina
Để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh kỷ niệm 40 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (năm 1989), Trung Quốc đã phát triển mẫu tiểu liên Type-87 trên cơ sở khẩu Type-81; nhưng do sự kiện Thiên An Môn, lễ kỷ niệm bị hủy bỏ, nên mẫu Type-87 ít có cơ hội biết đến. Ảnh: Tiểu liên Type 87 với báng súng gấp vào một bên - Nguồn: Sina
Nhưng một số lượng Type-87 và 87A đã được sản xuất và được trang bị cho lính dù; do số lượng lính dù của Trung Quốc khi đó vẫn là "hàng hiếm", nên số lính dù được trang bị 100% loại súng này. Ảnh: Lính dù Trung Quốc với tiểu liên 87A - Nguồn: Sina
Do trọng lượng của Type 87 nhẹ hơn, sử dụng đạn nhỏ hơn, nên cũng làm giảm trọng lượng vũ khí mang theo của lính dù; nhưng sau đó, Trung Quốc đưa vào trang bị khẩu QBZ-95 với số lượng lớn, nên khẩu Type 87 cũng biến mất. Ảnh: Tiểu liên QBZ-95 của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Như vậy chỉ trong 4 thập kỷ từ khi tiến hành hiện đại hóa quân đội (năm 1979), nhưng quân đội Trung Quốc vẫn "loay hoay" với vũ khí cho lính dù; nhiều mẫu súng bộ binh đã được đưa vào thử nghiệm, nhưng vẫn chưa phù hợp, với lý do là không phù hợp với những môi trường chiến đấu khác nhau. Ảnh: Lính nhảy dù nhảy khỏi máy bay vận tải Y-20 trong một cuộc tập trận của PLA - Nguồn: Sina
Mới đây Trung Quốc đưa vào trang bị mẫu súng bộ binh mới QBZ-191, và lực lượng lính dù cũng được trang bị loại súng này với phiên bản nòng ngắn các-bin; có lẽ đây sẽ là mẫu súng bộ binh phù hợp cho lực lượng lính dù nước này, khi có chiều dài phù hợp và sử dụng nhiều vật liệu composite giúp giảm đáng kể trọng lượng của súng. Ảnh: Lính Trung Quốc với tiểu liên QBZ-191 - Nguồn: Sina
Mẫu QBZ-191 giành cho lính dù có chiều dài nòng 267 mm, tầm bắn hiệu quả khoảng 300 m, tốc độ bắn đến 750 phát/phút; báng súng có thể gập lại, thuận lợi trong quá trình di chuyển. Ảnh: Lính dù Trung Quốc với tiểu liên QBZ-191 - Nguồn: Sina
Khẩu QBZ-191 có tầm bắn tốt hơn nhiều so với khẩu QBZ-95; mẫu súng trước đó không lâu, Trung Quốc từng tung hô nó lên tận mây xanh; khẩu QBZ-191 được thiết kế theo hình dạng cổ điển, có nhiều ray Picatinny để lắp các phụ kiện với các chức năng khác nhau, tùy theo nhu cầu trong cận chiến. Ảnh: Lính dù Trung Quốc với tiểu liên QBZ-191 - Nguồn: Sina
Hiện tại Trung Quốc đã đưa những loại máy bay vận tải chiến lược vào biên chế như Il-76MD của Nga hay Y-20 do trong nước tự chế tạo; đây đều là những máy bay vận tải có thể vận chuyển nhiều lính dù trong một chuyến bay, tầm bay xa, đáp ứng tham vọng tác chiến toàn cầu của Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Máy bay vận tải hạng nặng Y-20 được sử dụng trong cuộc tập trận đổ bộ của lính nhảy dù và hàng loạt các thiết bị hạng nặng khác - Nguồn: Sina
Không chỉ phát triển loại vũ khí bộ binh cho lực lượng lính dù, Trung Quốc còn phát triển các loại hỏa lực đi cùng trang bị cho lực lượng nhảy dù như xe thiết giáp nhảy dù ZBD-03, tên lửa chống tăng Hồng Tiễn 12 (HJ-12)…nhằm đưa lực lượng này thành những lực lượng tinh nhuệ nhất của Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Hàng trăm lính dù cũng đồng loạt nhảy ra khỏi máy bay - Nguồn: China Military
Video Lực lượng đổ bộ đường không của Nga - Nguồn: Zvezda