Theo trang web Defense Express của Mỹ, Tổng thống Biden đã nói rõ trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ rằng, ông sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại dựa trên giá trị. Đây là điều đáng hoan nghênh, nhưng chính quyền của ông cần phát triển một kế hoạch mới về xuất khẩu vũ khí, để đạt được mục tiêu này.Việc xuất khẩu vũ khí của Mỹ, là một trong những vấn đề khó khăn và phức tạp nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Quyết định xuất khẩu vũ khí đòi hỏi phải cân bằng giữa chính sách đối ngoại, lợi ích quân sự và kinh tế; đồng thời cân nhắc những lợi ích này so với các giá trị của Mỹ. Do đó, vấn đề mua bán vũ khí, chính là phản ánh các chính sách liên quan của Chính phủ Mỹ.Trong bốn năm qua, chính quyền Trump đã sử dụng việc bán vũ khí của Mỹ như một phần của chính sách thương mại, nhằm tăng cường sản xuất của Mỹ và thúc đẩy xuất khẩu, thay vì như một công cụ ngoại giao.Điều này đã nới lỏng việc rà soát chặt chẽ các hoạt động mua bán vũ khí dưới thời chính quyền Obama. Ví dụ, chính quyền Trump từ chối sự giám sát của Quốc hội và xuất khẩu vũ khí sang Ả Rập Xê-út, vốn đã bị hạ thấp hoặc thay đổi một số giá trị của Mỹ.Tuy nhiên, chính quyền Biden không thể và không nên quay lại cách tiếp cận của chính quyền Obama đối với xuất khẩu vũ khí. Thế giới đã thay đổi, và chính sách đối ngoại của Mỹ cũng có những ưu tiên khác nhau.Đối với chính quyền Obama, việc bán vũ khí được coi là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và người ta ít chú ý đến khía cạnh kinh tế của việc bán vũ khí. Nhưng địa chính trị đã trải qua những thay đổi to lớn, khi chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào việc đối phó với những thách thức của Trung Quốc và đã giảm bớt sự tập trung vào Trung Đông.Chính quyền Biden cũng đang đưa ra một loạt chính sách mới, và việc mua bán vũ khí của Mỹ cũng cần được tích hợp vào khuôn khổ mới này. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới không tự sản xuất được vũ khí và đều có nhu cầu nhập khẩu các loại vũ khí. Do đó, việc mua thiết bị quân sự từ đâu, sẽ có tác động ngoại giao rất lớn.Những người phản đối việc bán vũ khí của Mỹ, đề xuất ý kiến chính quyền Biden nên ngừng xuất khẩu vũ khí; nhưng điều này họ chỉ quan tâm đến một khía cạnh nào đó (như nhân quyền chẳng hạn), mà đánh giá thấp tầm quan trọng của các chính sách đối ngoại và quân sự, của việc bán vũ khíViệc mua các hệ thống vũ khí cao cấp, chẳng hạn như máy bay chiến đấu, tàu khu trục hoặc xe tăng của các quốc gia, không chỉ là việc tăng cường hiện đại hóa lực lượng quân đội của họ, mà còn là lời "cam kết" của Mỹ về an ninh, đối với các quốc gia mua vũ khí.Mặc khác, khi một quốc gia mua các loại vũ khí cao cấp, họ tự trói mình vào quốc gia cung cấp. Nếu họ mua vũ khí của Mỹ, họ cần các công ty Mỹ cung cấp các bản cập nhật phần mềm, linh kiện phụ tùng, sửa chữa và bảo trì cũng như đào tạo.Ở góc độ ngoại giao, điều này cũng giúp tăng cường các cuộc tiếp xúc trên nhiều lĩnh vực và giúp xây dựng lòng tin giữa Mỹ các nước. Nếu hai nước có thể tin tưởng lẫn nhau và cùng nhau giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia nhạy cảm nhất, thì họ cũng có thể hợp tác trong các vấn đề khác.Các chuyên gia cho rằng việc mua bán vũ khí sẽ giúp củng cố quan hệ đối tác ngoại giao của Mỹ. Vì vậy, chính sách bán vũ khí dưới thời Tổng thống Biden cũng cần điều chỉnh lại và nên đi theo các hướng sau.Thứ nhất, bán vũ khí nên được coi là một công cụ của chính sách đối ngoại, không phải chính sách kinh tế. Về chính sách đối ngoại, chính quyền Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của nền kinh tế và ngành sản xuất của Mỹ. Đây là một nỗ lực quan trọng, nhưng trong vấn đề bán vũ khí, chính sách đối ngoại phải được ưu tiên hàng đầu.Mặc dù xuất khẩu vũ khí, giúp củng cố nền tảng của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ; nhưng Mỹ không được rơi vào cái bẫy kiểu dưới thời của Trump, đó là theo đuổi tăng trưởng doanh số, vốn là mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại dưới thời Trump.Thứ hai, chính quyền Biden phải cải tổ chính sách xuất khẩu vũ khí thông thường của họ. Dưới thời chính quyền Obama, Mỹ đã cập nhật và sửa đổi chính sách này, phần lớn phản ánh môi trường quốc tế thời hậu Chiến tranh Lạnh.Nhưng dưới thời chính quyền Trump, chính sách bán vũ khí đã được sửa đổi, nhấn mạnh chủ nghĩa "trọng thương" trong việc mua bán vũ khí. Chính quyền Biden nên đảo ngược tình trạng này và nghiêm khắc hơn đối với vấn đề mua bán vũ khí.Điều cần thiết là chính sách bán vũ khí của Mỹ phải tính đến nguy cơ tiềm tàng, đó là có thể vũ khí Mỹ rơi vào tay kẻ xấu, cho dù đó là tổ chức nổi dậy, hay đối thủ muốn sao chép, hoặc sử dụng công nghệ vũ khí của Mỹ.Thứ ba, chính quyền Biden nên quan tâm nhiều hơn đến châu Á và châu Âu thay vì Trung Đông. Mỹ cần một chiến lược để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Mỹ nên để đồng minh, chia sẻ gánh nặng trong việc ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, bằng cách tăng cường bán vũ khí và thiết bị hiện đại cho các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia; đồng thời sẽ yêu cầu đối thoại chính trị và quân sự sâu rộng với các nước đối tác này. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 - con bài xuất khẩu chủ lực của Mỹ hiện tại. Nguồn: USMilitary.
Theo trang web Defense Express của Mỹ, Tổng thống Biden đã nói rõ trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ rằng, ông sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại dựa trên giá trị. Đây là điều đáng hoan nghênh, nhưng chính quyền của ông cần phát triển một kế hoạch mới về xuất khẩu vũ khí, để đạt được mục tiêu này.
Việc xuất khẩu vũ khí của Mỹ, là một trong những vấn đề khó khăn và phức tạp nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Quyết định xuất khẩu vũ khí đòi hỏi phải cân bằng giữa chính sách đối ngoại, lợi ích quân sự và kinh tế; đồng thời cân nhắc những lợi ích này so với các giá trị của Mỹ. Do đó, vấn đề mua bán vũ khí, chính là phản ánh các chính sách liên quan của Chính phủ Mỹ.
Trong bốn năm qua, chính quyền Trump đã sử dụng việc bán vũ khí của Mỹ như một phần của chính sách thương mại, nhằm tăng cường sản xuất của Mỹ và thúc đẩy xuất khẩu, thay vì như một công cụ ngoại giao.
Điều này đã nới lỏng việc rà soát chặt chẽ các hoạt động mua bán vũ khí dưới thời chính quyền Obama. Ví dụ, chính quyền Trump từ chối sự giám sát của Quốc hội và xuất khẩu vũ khí sang Ả Rập Xê-út, vốn đã bị hạ thấp hoặc thay đổi một số giá trị của Mỹ.
Tuy nhiên, chính quyền Biden không thể và không nên quay lại cách tiếp cận của chính quyền Obama đối với xuất khẩu vũ khí. Thế giới đã thay đổi, và chính sách đối ngoại của Mỹ cũng có những ưu tiên khác nhau.
Đối với chính quyền Obama, việc bán vũ khí được coi là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và người ta ít chú ý đến khía cạnh kinh tế của việc bán vũ khí. Nhưng địa chính trị đã trải qua những thay đổi to lớn, khi chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào việc đối phó với những thách thức của Trung Quốc và đã giảm bớt sự tập trung vào Trung Đông.
Chính quyền Biden cũng đang đưa ra một loạt chính sách mới, và việc mua bán vũ khí của Mỹ cũng cần được tích hợp vào khuôn khổ mới này. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới không tự sản xuất được vũ khí và đều có nhu cầu nhập khẩu các loại vũ khí. Do đó, việc mua thiết bị quân sự từ đâu, sẽ có tác động ngoại giao rất lớn.
Những người phản đối việc bán vũ khí của Mỹ, đề xuất ý kiến chính quyền Biden nên ngừng xuất khẩu vũ khí; nhưng điều này họ chỉ quan tâm đến một khía cạnh nào đó (như nhân quyền chẳng hạn), mà đánh giá thấp tầm quan trọng của các chính sách đối ngoại và quân sự, của việc bán vũ khí
Việc mua các hệ thống vũ khí cao cấp, chẳng hạn như máy bay chiến đấu, tàu khu trục hoặc xe tăng của các quốc gia, không chỉ là việc tăng cường hiện đại hóa lực lượng quân đội của họ, mà còn là lời "cam kết" của Mỹ về an ninh, đối với các quốc gia mua vũ khí.
Mặc khác, khi một quốc gia mua các loại vũ khí cao cấp, họ tự trói mình vào quốc gia cung cấp. Nếu họ mua vũ khí của Mỹ, họ cần các công ty Mỹ cung cấp các bản cập nhật phần mềm, linh kiện phụ tùng, sửa chữa và bảo trì cũng như đào tạo.
Ở góc độ ngoại giao, điều này cũng giúp tăng cường các cuộc tiếp xúc trên nhiều lĩnh vực và giúp xây dựng lòng tin giữa Mỹ các nước. Nếu hai nước có thể tin tưởng lẫn nhau và cùng nhau giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia nhạy cảm nhất, thì họ cũng có thể hợp tác trong các vấn đề khác.
Các chuyên gia cho rằng việc mua bán vũ khí sẽ giúp củng cố quan hệ đối tác ngoại giao của Mỹ. Vì vậy, chính sách bán vũ khí dưới thời Tổng thống Biden cũng cần điều chỉnh lại và nên đi theo các hướng sau.
Thứ nhất, bán vũ khí nên được coi là một công cụ của chính sách đối ngoại, không phải chính sách kinh tế. Về chính sách đối ngoại, chính quyền Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của nền kinh tế và ngành sản xuất của Mỹ. Đây là một nỗ lực quan trọng, nhưng trong vấn đề bán vũ khí, chính sách đối ngoại phải được ưu tiên hàng đầu.
Mặc dù xuất khẩu vũ khí, giúp củng cố nền tảng của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ; nhưng Mỹ không được rơi vào cái bẫy kiểu dưới thời của Trump, đó là theo đuổi tăng trưởng doanh số, vốn là mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại dưới thời Trump.
Thứ hai, chính quyền Biden phải cải tổ chính sách xuất khẩu vũ khí thông thường của họ. Dưới thời chính quyền Obama, Mỹ đã cập nhật và sửa đổi chính sách này, phần lớn phản ánh môi trường quốc tế thời hậu Chiến tranh Lạnh.
Nhưng dưới thời chính quyền Trump, chính sách bán vũ khí đã được sửa đổi, nhấn mạnh chủ nghĩa "trọng thương" trong việc mua bán vũ khí. Chính quyền Biden nên đảo ngược tình trạng này và nghiêm khắc hơn đối với vấn đề mua bán vũ khí.
Điều cần thiết là chính sách bán vũ khí của Mỹ phải tính đến nguy cơ tiềm tàng, đó là có thể vũ khí Mỹ rơi vào tay kẻ xấu, cho dù đó là tổ chức nổi dậy, hay đối thủ muốn sao chép, hoặc sử dụng công nghệ vũ khí của Mỹ.
Thứ ba, chính quyền Biden nên quan tâm nhiều hơn đến châu Á và châu Âu thay vì Trung Đông. Mỹ cần một chiến lược để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Mỹ nên để đồng minh, chia sẻ gánh nặng trong việc ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, bằng cách tăng cường bán vũ khí và thiết bị hiện đại cho các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia; đồng thời sẽ yêu cầu đối thoại chính trị và quân sự sâu rộng với các nước đối tác này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 - con bài xuất khẩu chủ lực của Mỹ hiện tại. Nguồn: USMilitary.