Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, khả năng sống sót trên chiến trường của các xe tăng do Liên Xô sản xuất ở cả hai bên tham chiến, luôn thu hút sự chú ý của các chuyên gia; khi thiệt hại về xe tăng của cả hai bên không có dấu hiệu dừng lại.Các chuyên gia quân sự trên thế giới rất ấn tượng với sức mạnh của lực lượng tăng, thiết giáp của Quân đội Nga. Tuy nhiên Ukraine luôn tự tin rằng, họ có thể đẩy lùi Quân đội Nga trên diện rộng, vì họ hiện sở hữu nhiều vũ khí chống tăng hiện đại.Dòng xe tăng T-72 hiện là loại có số lượng lớn nhất trong Quân đội Nga (đều được kế thừa từ thời Liên Xô), và nó đã xuất hiện chủ yếu trong cuộc xung đột Nga và Ukraine hiện nay. T-72 ở phiên bản cải tiến, có treo nhiều giáp phản ứng nổ (ERA) trên tháp pháo và thân xe nhất, nên được mệnh danh là "Vua chất nổ".Tuy nhiên dòng xe tăng T-72 sau khi bị tiêu diệt, thường bị thổi "bay tháp pháo"; lý do chính là số đạn pháo trong xe bị kích nổ. Lấy T-72B3 làm ví dụ, trên thực tế, sự cải tiến tổng thể của dòng xe này là tương đối rõ ràng, nhưng vẫn gọi là “bình mới rượu cũ”, khả năng bảo vệ chưa đạt yêu cầu. Giáp phản ứng nổ "Kontact-5" trên T-72B3 thực sự không lý tưởng trong việc phòng thủ trước tên lửa chống tăng. Mặc dù nó có thể tăng khả năng bảo vệ của xe tăng trước đạn xuyên giáp lên 20-40%; nhưng nó bất lực, khi không thể chống lại các cuộc tấn công từ trên cao như tên lửa Javelin.Đầu đạn tên lửa chống tăng Javelin gồm hai đầu nổ lõm nối tiếp (đầu đạn Tandem hay đạn “mẹ bồng con”), gồm có đầu đạn chính và phụ. Đầu đạn phụ phía trước, có nhiệm vụ phá hủy giáp phản ứng nổ, còn đầu đạn chính là phá giáp xe.Một khi giáp phản ứng nổ bị phá vỡ, giáp cơ bản của xe tăng khó có thể chống lại đòn tấn công của đầu nổ chính. Chế độ tấn công theo kiểu “đột nóc” của Javelin, được thiết kế để tấn công vào nóc tháp pháo, nơi yếu nhất của xe tăng.Vì vậy, không khó để lý giải tại sao một số lượng lớn xe tăng Nga, đã bị tên lửa Javelin của Quân đội Ukraine, tiêu diệt trong các trận chiến trong thành phố. Mặc dù nhiều chiếc T-72B3 của Nga khi tham chiến ở Ukraine, đều được trang bị giáp lồng trên nóc tháp pháo, như những chiếc mũ sắt.Trên thực tế, khi đối mặt với tên lửa chống tăng, thì ngay cả M1A2, từng được mệnh danh là xe tăng mạnh nhất thế giới, số phận cũng không “sáng sủa” hơn. Minh chứng cho điều này, là rất nhiều xe tăng M1A2, đã bị phá hủy ở chiến trường Trung Đông, và rất ít thành viên tổ lái có thể thực sự thoát thân.Do khoang chứa đạn của xe tăng M1A2 được đặt ở phía sau tháp pháo, nên khả năng xe bị bắn trúng cao hơn. Mặc dù giữa buồng lái và khoang chứa đạn có một cửa ngăn, nhưng thiết kế này cũng không cứu được kíp xe khi bị trúng đạn. Nhưng cũng rất ít trường hợp, M1A2 bị thổi tung tháp pháo, như một số dòng tăng của Liên Xô.Ví dụ, du kích Houthi của Yemen đã sử dụng tên lửa chống tăng AT-4 để tiêu diệt xe tăng M1A2 của Saudi Arabia, trực tiếp dẫn đến vụ nổ khoang chứa đạn của xe. Ngoài ra, M1A2 của Quân đội Mỹ cũng bị phá hủy bởi nhiều loại vũ khí chống tăng khác nhau. Trong cuộc xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra, Quân đội Ukraine được trang bị rất nhiều vũ khí chống tăng hiện đại của Mỹ, phương Tây và do chính Ukraine phát triển; chỉ riêng số vũ khí chống tăng, đã “đè bẹp” các chiến binh Trung Đông vài bậc về khả năng tác chiến chống thiết giáp.Vì vậy thật dễ hiểu, môi trường chiến trường mà những chiếc T-72B3 phải đối mặt tại Ukraine, chắc chắn còn khó khăn hơn nhiều với những chiếc M1A2 tại Trung Đông. Những bức ảnh về T-72B3 bị bắn cháy xuất hiện thường xuyên xuất hiện trên các trang mạng xã hội, phần lớn là do việc tuyên truyền của phương Tây quá mạnh. Nhưng nếu T-72B3 được thay thế bằng những chiếc chiếc M1A2, thì kết quả cũng không khá hơn là bao. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, thực sự có một khoảng cách lớn giữa xe tăng T-72 và xe tăng M1 về hiệu suất bảo vệ, đặc biệt là về khả năng bảo vệ kíp xe; việc này các nhà thiết kế Mỹ đã làm tốt hơn và nhân đạo hơn.Điều này cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa hai nước trong quan niệm phát triển trang bị và quan niệm ứng dụng thực tế trên chiến trường. Nhưng so sánh xe tăng 40 tấn (T-72B3) với xe tăng 60 tấn (M1A2) thì rõ ràng đó là sự so sánh không công bằng.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, khả năng sống sót trên chiến trường của các xe tăng do Liên Xô sản xuất ở cả hai bên tham chiến, luôn thu hút sự chú ý của các chuyên gia; khi thiệt hại về xe tăng của cả hai bên không có dấu hiệu dừng lại.
Các chuyên gia quân sự trên thế giới rất ấn tượng với sức mạnh của lực lượng tăng, thiết giáp của Quân đội Nga. Tuy nhiên Ukraine luôn tự tin rằng, họ có thể đẩy lùi Quân đội Nga trên diện rộng, vì họ hiện sở hữu nhiều vũ khí chống tăng hiện đại.
Dòng xe tăng T-72 hiện là loại có số lượng lớn nhất trong Quân đội Nga (đều được kế thừa từ thời Liên Xô), và nó đã xuất hiện chủ yếu trong cuộc xung đột Nga và Ukraine hiện nay. T-72 ở phiên bản cải tiến, có treo nhiều giáp phản ứng nổ (ERA) trên tháp pháo và thân xe nhất, nên được mệnh danh là "Vua chất nổ".
Tuy nhiên dòng xe tăng T-72 sau khi bị tiêu diệt, thường bị thổi "bay tháp pháo"; lý do chính là số đạn pháo trong xe bị kích nổ. Lấy T-72B3 làm ví dụ, trên thực tế, sự cải tiến tổng thể của dòng xe này là tương đối rõ ràng, nhưng vẫn gọi là “bình mới rượu cũ”, khả năng bảo vệ chưa đạt yêu cầu.
Giáp phản ứng nổ "Kontact-5" trên T-72B3 thực sự không lý tưởng trong việc phòng thủ trước tên lửa chống tăng. Mặc dù nó có thể tăng khả năng bảo vệ của xe tăng trước đạn xuyên giáp lên 20-40%; nhưng nó bất lực, khi không thể chống lại các cuộc tấn công từ trên cao như tên lửa Javelin.
Đầu đạn tên lửa chống tăng Javelin gồm hai đầu nổ lõm nối tiếp (đầu đạn Tandem hay đạn “mẹ bồng con”), gồm có đầu đạn chính và phụ. Đầu đạn phụ phía trước, có nhiệm vụ phá hủy giáp phản ứng nổ, còn đầu đạn chính là phá giáp xe.
Một khi giáp phản ứng nổ bị phá vỡ, giáp cơ bản của xe tăng khó có thể chống lại đòn tấn công của đầu nổ chính. Chế độ tấn công theo kiểu “đột nóc” của Javelin, được thiết kế để tấn công vào nóc tháp pháo, nơi yếu nhất của xe tăng.
Vì vậy, không khó để lý giải tại sao một số lượng lớn xe tăng Nga, đã bị tên lửa Javelin của Quân đội Ukraine, tiêu diệt trong các trận chiến trong thành phố. Mặc dù nhiều chiếc T-72B3 của Nga khi tham chiến ở Ukraine, đều được trang bị giáp lồng trên nóc tháp pháo, như những chiếc mũ sắt.
Trên thực tế, khi đối mặt với tên lửa chống tăng, thì ngay cả M1A2, từng được mệnh danh là xe tăng mạnh nhất thế giới, số phận cũng không “sáng sủa” hơn. Minh chứng cho điều này, là rất nhiều xe tăng M1A2, đã bị phá hủy ở chiến trường Trung Đông, và rất ít thành viên tổ lái có thể thực sự thoát thân.
Do khoang chứa đạn của xe tăng M1A2 được đặt ở phía sau tháp pháo, nên khả năng xe bị bắn trúng cao hơn. Mặc dù giữa buồng lái và khoang chứa đạn có một cửa ngăn, nhưng thiết kế này cũng không cứu được kíp xe khi bị trúng đạn. Nhưng cũng rất ít trường hợp, M1A2 bị thổi tung tháp pháo, như một số dòng tăng của Liên Xô.
Ví dụ, du kích Houthi của Yemen đã sử dụng tên lửa chống tăng AT-4 để tiêu diệt xe tăng M1A2 của Saudi Arabia, trực tiếp dẫn đến vụ nổ khoang chứa đạn của xe. Ngoài ra, M1A2 của Quân đội Mỹ cũng bị phá hủy bởi nhiều loại vũ khí chống tăng khác nhau.
Trong cuộc xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra, Quân đội Ukraine được trang bị rất nhiều vũ khí chống tăng hiện đại của Mỹ, phương Tây và do chính Ukraine phát triển; chỉ riêng số vũ khí chống tăng, đã “đè bẹp” các chiến binh Trung Đông vài bậc về khả năng tác chiến chống thiết giáp.
Vì vậy thật dễ hiểu, môi trường chiến trường mà những chiếc T-72B3 phải đối mặt tại Ukraine, chắc chắn còn khó khăn hơn nhiều với những chiếc M1A2 tại Trung Đông.
Những bức ảnh về T-72B3 bị bắn cháy xuất hiện thường xuyên xuất hiện trên các trang mạng xã hội, phần lớn là do việc tuyên truyền của phương Tây quá mạnh. Nhưng nếu T-72B3 được thay thế bằng những chiếc chiếc M1A2, thì kết quả cũng không khá hơn là bao.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, thực sự có một khoảng cách lớn giữa xe tăng T-72 và xe tăng M1 về hiệu suất bảo vệ, đặc biệt là về khả năng bảo vệ kíp xe; việc này các nhà thiết kế Mỹ đã làm tốt hơn và nhân đạo hơn.
Điều này cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa hai nước trong quan niệm phát triển trang bị và quan niệm ứng dụng thực tế trên chiến trường. Nhưng so sánh xe tăng 40 tấn (T-72B3) với xe tăng 60 tấn (M1A2) thì rõ ràng đó là sự so sánh không công bằng.