Diễn ra trong thời gian từ ngày 16/4 tới ngày 2/5/1945, trận chiến cuối cùng với Phát xít Đức hay còn được gọi là Chiến dịch Berlin là một trong những chiến thắng đẫm máu nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Flickr.Tung vào trận chiến này, phía Nga và Ba Lan có tổng cộng 3 phương diện quân, bao gồm phương diện quân Belorussian số 1 và Belorussian số hai cùng với phương diện quân Ukraine số 1. Nguồn ảnh: Flickr.Tổng quân số của ba phương diện quân này vào khoảng 2,5 triệu quân, trong đó có khoảng 200.000 lính người Ba Lan. Kèm theo đó là 6250 xe tăng và pháo tự hành. Nguồn ảnh: Flickr.Số lượng máy bay của Liên Xô tham gia vào trận đánh này là 7500 chiếc, 41.600 khẩu pháo các loại, 41.600 khẩu pháo phòng không. Nguồn ảnh: Flickr.Quân số trực tiếp tiến vào chiến đấu bên trong thành phố Berlin là 1,5 triệu quân cùng gần như toàn bộ khí tài của cả ba phương diện quân do Liên Xô chỉ huy. Nguồn ảnh: Flickr.Về phía Đức, lực lượng tham chiến chỉ khoảng 36 sư đoàn với 766.000 lính, 1519 xe chiến đấu bộ binh, 2224 máy bay và trực tiếp tham chiến bên trong Berlin có 45.000 lính cùng khoảng 40.000 lính tình nguyện (bao gồm cả thiếu sinh quân). Nguồn ảnh: Flickr.Thiệt hại về nhân mạng của Đức quốc xã là khổng lồ với khoảng 100.000 lính thiệt mạng tại chỗ, 220.000 lính bị thương và khoảng 480.000 lính bị bắt sống. Trong khu vực Berlin có 22.000 lính Đức thiệt mạng - tương đương 1/2 lực lượng. Nguồn ảnh: Flickr.Về phía Liên Xô, dù trận đánh này có quân số áp đảo so với đối phương tuy nhiên do lối tác chiến trong đô thị khá khác so với kinh nghiệm của họ và quân Đức quốc xã quá cứng đầu, Hồng quân Liên Xô cũng gành chịu thiệt hại không hề nhỏ. Nguồn ảnh: Flickr.Tổng cộng có 81.116 lính Hồng quân hy sinh và mất tích, 280.000 lính bị thương và bị ốm trong quá trình diễn ra trận đánh. Nguồn ảnh: Flickr.Trận chiến Berlin cũng chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng việc tác chiến xe tăng trong đô thị là điều cực kỳ khó khăn và các xe tăng có thể dễ dàng bị hạ đến mức nào nếu chúng "lảng vảng" xung quanh các khu nhà cao tầng. Nguồn ảnh: Flickr.Cụ thể, trong số 6250 xe tăng và pháo tự hành của Liên Xô tham gia trận đánh, có tới 1997 chiếc bị hạ hoàn toàn. Cần phải nhấn mạnh thêm, 1/3 lực lượng tăng thiết giáp của Liên Xô bị hạ bởi một đội quân tình nguyện có ít kinh nghiệm tác chiến và khí tài thiếu thống trầm trọng. Nguồn ảnh: Flickr.Chưa kết, khoảng 2108 khẩu pháo của Liên Xô cũng bị hạ với cách thức gần như tương tự những chiếc xe tăng khi mà các trận địa pháo của Liên Xô được đặt ở những vị trí hết sức bất lợi khi tham gia trận chiến này. Nguồn ảnh: Flickr.Liên Xô đã thắng, rõ ràng là như vậy, nhưng cái giá họ phải trả cho trận chiến cuối cùng là quá đắt, nhất là với lực lượng xe tăng khi mà gần 2000 chiếc bị hạ gục trong cuộc chiến tranh đô thị lớn bậc nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2 này. Nguồn ảnh: Flickr.Thợ lặn và Hải quân Liên Xô cũng tham gia trận chiến Berlin này. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Trận chiến cuối cùng ở Berlin với lực lượng hùng hậu của Liên Xô.
Diễn ra trong thời gian từ ngày 16/4 tới ngày 2/5/1945, trận chiến cuối cùng với Phát xít Đức hay còn được gọi là Chiến dịch Berlin là một trong những chiến thắng đẫm máu nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Flickr.
Tung vào trận chiến này, phía Nga và Ba Lan có tổng cộng 3 phương diện quân, bao gồm phương diện quân Belorussian số 1 và Belorussian số hai cùng với phương diện quân Ukraine số 1. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng quân số của ba phương diện quân này vào khoảng 2,5 triệu quân, trong đó có khoảng 200.000 lính người Ba Lan. Kèm theo đó là 6250 xe tăng và pháo tự hành. Nguồn ảnh: Flickr.
Số lượng máy bay của Liên Xô tham gia vào trận đánh này là 7500 chiếc, 41.600 khẩu pháo các loại, 41.600 khẩu pháo phòng không. Nguồn ảnh: Flickr.
Quân số trực tiếp tiến vào chiến đấu bên trong thành phố Berlin là 1,5 triệu quân cùng gần như toàn bộ khí tài của cả ba phương diện quân do Liên Xô chỉ huy. Nguồn ảnh: Flickr.
Về phía Đức, lực lượng tham chiến chỉ khoảng 36 sư đoàn với 766.000 lính, 1519 xe chiến đấu bộ binh, 2224 máy bay và trực tiếp tham chiến bên trong Berlin có 45.000 lính cùng khoảng 40.000 lính tình nguyện (bao gồm cả thiếu sinh quân). Nguồn ảnh: Flickr.
Thiệt hại về nhân mạng của Đức quốc xã là khổng lồ với khoảng 100.000 lính thiệt mạng tại chỗ, 220.000 lính bị thương và khoảng 480.000 lính bị bắt sống. Trong khu vực Berlin có 22.000 lính Đức thiệt mạng - tương đương 1/2 lực lượng. Nguồn ảnh: Flickr.
Về phía Liên Xô, dù trận đánh này có quân số áp đảo so với đối phương tuy nhiên do lối tác chiến trong đô thị khá khác so với kinh nghiệm của họ và quân Đức quốc xã quá cứng đầu, Hồng quân Liên Xô cũng gành chịu thiệt hại không hề nhỏ. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng có 81.116 lính Hồng quân hy sinh và mất tích, 280.000 lính bị thương và bị ốm trong quá trình diễn ra trận đánh. Nguồn ảnh: Flickr.
Trận chiến Berlin cũng chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng việc tác chiến xe tăng trong đô thị là điều cực kỳ khó khăn và các xe tăng có thể dễ dàng bị hạ đến mức nào nếu chúng "lảng vảng" xung quanh các khu nhà cao tầng. Nguồn ảnh: Flickr.
Cụ thể, trong số 6250 xe tăng và pháo tự hành của Liên Xô tham gia trận đánh, có tới 1997 chiếc bị hạ hoàn toàn. Cần phải nhấn mạnh thêm, 1/3 lực lượng tăng thiết giáp của Liên Xô bị hạ bởi một đội quân tình nguyện có ít kinh nghiệm tác chiến và khí tài thiếu thống trầm trọng. Nguồn ảnh: Flickr.
Chưa kết, khoảng 2108 khẩu pháo của Liên Xô cũng bị hạ với cách thức gần như tương tự những chiếc xe tăng khi mà các trận địa pháo của Liên Xô được đặt ở những vị trí hết sức bất lợi khi tham gia trận chiến này. Nguồn ảnh: Flickr.
Liên Xô đã thắng, rõ ràng là như vậy, nhưng cái giá họ phải trả cho trận chiến cuối cùng là quá đắt, nhất là với lực lượng xe tăng khi mà gần 2000 chiếc bị hạ gục trong cuộc chiến tranh đô thị lớn bậc nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2 này. Nguồn ảnh: Flickr.
Thợ lặn và Hải quân Liên Xô cũng tham gia trận chiến Berlin này. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Trận chiến cuối cùng ở Berlin với lực lượng hùng hậu của Liên Xô.