Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ ngày 24/6 vừa qua đã đồng ý thông qua việc bán vũ khí cho Philippines, bao gồm máy bay chiến đấu F-16 và số vũ khí đi kèm với trị giá 2,9 tỷ USD.Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delphine Lorenzana cho rằng, máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ cung cấp là “quá đắt đỏ”, điều này khiến Không quân Philippines phải xem xét các lựa chọn khác.Có thông tin cho rằng, máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các máy bay chiến đấu JAS 39C/ D Gripen của Thụy Điển, trong kế hoạch mua sắm máy bay chiến đấu đa năng của Philippines.Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ ngày 24/6 thông báo rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận việc có thể bán máy bay chiến đấu F-16, cũng như nhiều loại tên lửa khác nhau như Sidewinder và Harpoon cho Philippines.Theo thông tin, Philippines đã yêu cầu mua 10 máy bay chiến đấu F-16C Block 70/72 và 2 máy bay huấn luyện chiến đấu F-16D Block 70/72, cùng vũ khí hỗ trợ, huấn luyện, v.v., với tổng chi phí ước tính khoảng 2,9 tỷ USD, để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của Quân đội Philippines.Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana nói rằng, chiến đấu cơ F-16 không phải là lựa chọn duy nhất cho Không quân Philippines; máy bay chiến đấu JAS 39C/D Gripen của Thụy Điển cũng là một lựa chọn thích hợp và Bộ Quốc phòng Philippines sẽ sớm công bố quyết định của mình.Trước đó vào năm 2018, Tổng thống Philippines Duterte coi ý tưởng mua máy bay chiến đấu là “vô ích”. Tuy nhiên vào tháng 12/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delphine Lorenzana đã thông báo, F-16 là một trong hai loại máy bay chiến đấu, đang được Philippines xem xét để mua tiềm năng.Còn theo tờ Philippine Daily Inquirer, vào tháng 12/2020, Tham mưu trưởng liên quân Philippines Gilbert Gape tuyên bố rằng, ông có kế hoạch đề nghị, trang bị một phi đội máy bay chiến đấu đa năng mới, vào năm 2022; và để phối hợp tốt với đồng minh Mỹ, chiến đấu cơ F-16 sẽ là sự lựa chọn đầu tiên.Còn Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ tuyên bố, việc bán F-16 sẽ cho phép Philippines triển khai các máy bay chiến đấu với các loại vũ khí chính xác, để hỗ trợ các hoạt động chống khủng bố ở miền Nam và nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội Philippines, nhằm đối phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai trên khu vực Biển Đông.Là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong những năm qua, Philippines phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, thách thức về an ninh. Trong nước, lực lượng Hồi giáo cực đoan nổi lên ở khu vực phía Nam; trên khu vực Biển Đông, là tranh chấp lãnh hải với người hàng xóm đầy tham vọng Trung Quốc.Trong bối cảnh như vậy, nhưng lực lượng vũ trang của Philippines được trang bị vũ khí rất lạc hậu; thậm chí trước khi mua được một phi đội máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc, Philippines chưa từng có máy bay chiến đấu phản lực.Việc mua sắm quốc phòng của Philippines luôn bị vướng vào những tranh cãi triền miên, quan điểm “tiền hậu bất nhất” của các nhà lãnh đạo nước này, khi thay đổi đảng phái lãnh đạo. Bên cạnh đó là tệ nạn tham nhũng hoành hành, đã phá nát chiến lược trang bị của Quân đội Philippines.Trong cuộc chiến chống phiến quân khủng bố Maute tại thành phố Marawi vào năm 2017, dân chúng Philippines “giật mình”, khi thấy lực lượng vũ trang của họ, được trang bị quá đỗi sơ sài; khi binh lính không có xe tăng chiến đấu, mà phải dùng xe ben chở hàng, để làm nhiệm vụ chuyển quân chiến đấu.Theo thông tin, kế hoạch bán vũ khí cho Philippines của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ cho thấy, máy bay chiến đấu F-16C/ D Block 70/72 sẽ được trang bị radar mảng pha chủ động AN/ APG-83 và có thể sử dụng được tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120.Ngoài ra, phiên bản F-16 mà Mỹ bán cho Philippines có thể sử dụng bom dẫn đường bằng GPS/ laser; như vậy đây là phiên bản tiên tiến nhất của dòng F-16, hiện được nhiều quốc gia phương Tây trang bị.Theo đúng quy trình, việc bán vũ khí của Mỹ cho bất kỳ đối tác nào, cũng sẽ cần sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ. Các khách hàng nước ngoài cũng có thể thương lượng về giá cả và số lượng, cả hai đều có thể thay đổi.Các máy bay chiến đấu đa năng mà Philippines mua, là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của nước này. Hiện tại, Không quân Philippines chỉ có trong biên chế máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50PH do Hàn Quốc phát triển, dựa trên máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle. Nguồn ảnh: Flickr. Quân đội Philippines vất vả trong cuộc chiến chống khủng bố ở Marawi. Nguồn: WSJ.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ ngày 24/6 vừa qua đã đồng ý thông qua việc bán vũ khí cho Philippines, bao gồm máy bay chiến đấu F-16 và số vũ khí đi kèm với trị giá 2,9 tỷ USD.
Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delphine Lorenzana cho rằng, máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ cung cấp là “quá đắt đỏ”, điều này khiến Không quân Philippines phải xem xét các lựa chọn khác.
Có thông tin cho rằng, máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các máy bay chiến đấu JAS 39C/ D Gripen của Thụy Điển, trong kế hoạch mua sắm máy bay chiến đấu đa năng của Philippines.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ ngày 24/6 thông báo rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận việc có thể bán máy bay chiến đấu F-16, cũng như nhiều loại tên lửa khác nhau như Sidewinder và Harpoon cho Philippines.
Theo thông tin, Philippines đã yêu cầu mua 10 máy bay chiến đấu F-16C Block 70/72 và 2 máy bay huấn luyện chiến đấu F-16D Block 70/72, cùng vũ khí hỗ trợ, huấn luyện, v.v., với tổng chi phí ước tính khoảng 2,9 tỷ USD, để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của Quân đội Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana nói rằng, chiến đấu cơ F-16 không phải là lựa chọn duy nhất cho Không quân Philippines; máy bay chiến đấu JAS 39C/D Gripen của Thụy Điển cũng là một lựa chọn thích hợp và Bộ Quốc phòng Philippines sẽ sớm công bố quyết định của mình.
Trước đó vào năm 2018, Tổng thống Philippines Duterte coi ý tưởng mua máy bay chiến đấu là “vô ích”. Tuy nhiên vào tháng 12/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delphine Lorenzana đã thông báo, F-16 là một trong hai loại máy bay chiến đấu, đang được Philippines xem xét để mua tiềm năng.
Còn theo tờ Philippine Daily Inquirer, vào tháng 12/2020, Tham mưu trưởng liên quân Philippines Gilbert Gape tuyên bố rằng, ông có kế hoạch đề nghị, trang bị một phi đội máy bay chiến đấu đa năng mới, vào năm 2022; và để phối hợp tốt với đồng minh Mỹ, chiến đấu cơ F-16 sẽ là sự lựa chọn đầu tiên.
Còn Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ tuyên bố, việc bán F-16 sẽ cho phép Philippines triển khai các máy bay chiến đấu với các loại vũ khí chính xác, để hỗ trợ các hoạt động chống khủng bố ở miền Nam và nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội Philippines, nhằm đối phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai trên khu vực Biển Đông.
Là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong những năm qua, Philippines phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, thách thức về an ninh. Trong nước, lực lượng Hồi giáo cực đoan nổi lên ở khu vực phía Nam; trên khu vực Biển Đông, là tranh chấp lãnh hải với người hàng xóm đầy tham vọng Trung Quốc.
Trong bối cảnh như vậy, nhưng lực lượng vũ trang của Philippines được trang bị vũ khí rất lạc hậu; thậm chí trước khi mua được một phi đội máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc, Philippines chưa từng có máy bay chiến đấu phản lực.
Việc mua sắm quốc phòng của Philippines luôn bị vướng vào những tranh cãi triền miên, quan điểm “tiền hậu bất nhất” của các nhà lãnh đạo nước này, khi thay đổi đảng phái lãnh đạo. Bên cạnh đó là tệ nạn tham nhũng hoành hành, đã phá nát chiến lược trang bị của Quân đội Philippines.
Trong cuộc chiến chống phiến quân khủng bố Maute tại thành phố Marawi vào năm 2017, dân chúng Philippines “giật mình”, khi thấy lực lượng vũ trang của họ, được trang bị quá đỗi sơ sài; khi binh lính không có xe tăng chiến đấu, mà phải dùng xe ben chở hàng, để làm nhiệm vụ chuyển quân chiến đấu.
Theo thông tin, kế hoạch bán vũ khí cho Philippines của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ cho thấy, máy bay chiến đấu F-16C/ D Block 70/72 sẽ được trang bị radar mảng pha chủ động AN/ APG-83 và có thể sử dụng được tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120.
Ngoài ra, phiên bản F-16 mà Mỹ bán cho Philippines có thể sử dụng bom dẫn đường bằng GPS/ laser; như vậy đây là phiên bản tiên tiến nhất của dòng F-16, hiện được nhiều quốc gia phương Tây trang bị.
Theo đúng quy trình, việc bán vũ khí của Mỹ cho bất kỳ đối tác nào, cũng sẽ cần sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ. Các khách hàng nước ngoài cũng có thể thương lượng về giá cả và số lượng, cả hai đều có thể thay đổi.
Các máy bay chiến đấu đa năng mà Philippines mua, là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của nước này. Hiện tại, Không quân Philippines chỉ có trong biên chế máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50PH do Hàn Quốc phát triển, dựa trên máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle. Nguồn ảnh: Flickr.
Quân đội Philippines vất vả trong cuộc chiến chống khủng bố ở Marawi. Nguồn: WSJ.