Vào tháng 1/2020, Lục quân Mỹ tuyên bố họ đã chọn tên lửa Spike-NLOS, làm vũ khí tạm thời cho trực thăng vũ trang Apache của họ. Đây là sự tích hợp tương đối dễ dàng, vì trước đó, Israel đã triển khai loại tên lửa này trên những chiếc AH-64 của họ.Ngày 17/3/2021, một chiếc trực thăng vũ trang AH-64E của Lục quân Mỹ, cất cánh từ Căn cứ Không quân Eglin trên bờ biển của bang Florida. Trong khi bay qua Vịnh Mexico, nó đã phóng một tên lửa Spike-NLOS.Khi tên lửa Spike-NLOS rời bệ phóng của Apache, các cánh hình chữ X được xòe ra, động cơ khởi tốc tách khỏi thân tên lửa; lúc này tên lửa bay với tốc độ 700 km/h. Một camera được gắn ở đầu tên lửa đã truyền video cảnh quay cho phi công vũ khí trên trực thăng.Vài chục giây sau, quả tên lửa Spike-NLOS nặng 70 kg, đã lao vào một chiếc thuyền nhỏ đang trôi trên Vịnh Mexico, ở cự ly đến 30 km, gấp ba đến bốn lần tầm bắn tối đa của tên lửa đối đất Hellfire chủ lực, được trang bị trên trực thăng Apache.Tên lửa Spike-NLOS của Israel có thể thực hiện nhiều phương pháp dẫn đường; phương pháp đầu tiên là dẫn đường trực tiếp, trắc thủ quan sát mục tiêu qua nguồn cấp dữ liệu video, được truyền trực tiếp từ tên lửa, để lái tên lửa theo kiểu điều khiển máy bay không người lái lao vào mục tiêu.Phương pháp thứ hai là tên lửa được dẫn đường theo kiểu "bắn và quên"; tên lửa sau khi phóng đi, bay theo tọa độ GPS, khi đến gần khu vực mục tiêu, các cảm biến tìm kiếm hồng ngoại gắn trên đầu tên lửa sẽ sục sạo và phát hiện mục tiêu; sau đó khóa và tiêu diệt.Trên thực tế, trắc thủ có thể sự kết hợp của cả hai phương pháp nếu cần thiết; giai đoạn đầu thực hiện phương pháp dẫn đường của tên lửa bằng một sợi cáp quang dài đến 8km, trước khi chuyển sang giai đoạn hai, dẫn đường bằng phương pháp vô tuyến được mã hóa.Lục quân Mỹ dự định mua 205 tên lửa Spike-NLOS vào năm 2021 trong một hợp đồng trị giá 43 triệu USD, với đơn giá thực tế là 209.000 USD/quả. Những tên lửa này sẽ được chế tạo tại dây chuyền sản xuất của công ty Lockheed Martin ở Troy, Alabama; với sự hợp tác với Rafael của Israel.Còn Lực lượng Thủy quân Lục chiến và Bộ Chỉ huy Các chiến dịch Đặc biệt của Mỹ đang thử nghiệm cả phiên bản tầm ngắn (SR) và tầm xa NLOS Spike. Hiện Spike có các biến thể chống tăng với đầu đạn nổ nối tiếp, để có thể xuyên được giáp phản ứng nổ, cũng như các hầm ngầm bằng bê tông.Israel phát triển tên lửa Spike vào thập niên 1970 để chống lại lượng xe tăng đông đảo của Syria và Ai Cập. Khi biến thể đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 1981, các nhà lãnh đạo Quân đội Israel nhận thấy, Spike có thể nâng cấp thành một vũ khí tấn công chính xác tầm xa, để tiêu diệt các nhóm vũ khí của đối phương, đó là phiên bản Tammuz hoặc Spike-NLOS.Tên lửa Spike đã phát triển qua năm thế hệ và đã có nhiều biến thể phụ. Hiện nay Spike đã được xuất khẩu rộng rãi khắp châu Á và châu Âu; được tích hợp vào các phương tiện chiến đấu trên bộ, trên không và trên biển.Trực thăng Apache là phương tiện có khả năng chiến đấu cao; nhưng không giống như máy bay chiến đấu phản lực, Apache dù có nhanh nhẹn và được bọc thép tốt nhất, cũng dễ bị đe dọa trước nhiều loại vũ khí khác nhau, từ súng máy hạng nặng và pháo phòng không, đến tên lửa đất đối không vác vai và gắn trên xe.Do đó, tên lửa Spike-NLOS sẽ cung cấp cho trực thăng Apache một vũ khí tầm xa, mà nó có thể tấn công các phương tiện phòng không, hoặc các mục tiêu quan trọng, được vũ khí phòng không bảo vệ, nằm ngoài phạm vi hỏa lực của chúng. Ví dụ, cự ly bắn 30km của Spike vượt xa cự ly 16km của hệ thống phòng không Tor-M2 của Nga hoặc HQ-17 của Trung Quốc.Để chống lại các mối đe dọa từ các hệ thống phòng không mới như Pantsir-S cải tiến, tầm bắn có thể bằng và vượt quá phạm vi của Spike, có một phương pháp khác để đối phó, đó là khả năng điều khiển bằng tay của Spike, cho phép trực thăng phóng tên lửa từ sau các khối chắn, làm cho Apache không bị phát hiện và tấn công.Tính năng quay video trực tiếp của tên lửa Spike và truyền ngược lại máy bay, sẽ giúp phi công vũ khí của Apache trực tiếp trinh sát các vị trí của đối phương, đồng thời với việc thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa.Phi công trực thăng Apache có thể thực hiện cuộc tấn công gián tiếp, bằng cách sử dụng radar trinh sát Longbow gắn trên đỉnh cánh quạt chính của trực thăng (khoanh màu đỏ trong ảnh); trực thăng thực hiện động tác bay treo, "nấp" sau những ngọn đồi hoặc tán cây to, để lái tên lửa Spike đến mục tiêu, mà không sợ lộ vị trí.Một cuộc thử nghiệm của Lục quân Mỹ vào tháng 8/2019 đã chứng minh Spike-NLOS hoàn toàn có thể thực hiện tốt hơn nhiều. Một chiếc Apache bay thấp, đã nấp sau một mỏm núi cao 490m, sau đó phóng một tên lửa Spike, để tấn công mục tiêu mô phỏng hệ thống Pantsir-S của Nga, bên sườn dốc đối diện.Cuộc thử nghiệm cũng mô phỏng việc gây nhiễu Spike trong những giây cuối cùng của cuộc tấn công, để kiểm tra xem Spike có tiếp tục khóa được mục tiêu hay không, nếu liên kết điều khiển thủ công của nó bị gián đoạn. Kết quả tên lửa đã đánh trúng mục tiêu một cách không tưởng.Spike sẽ vẫn là một vũ khí chuyên biệt và sẽ không thể thay thế vũ khí chính của Apache, đó là tên lửa AGM-114 Hellfire, có giá rẻ hơn hoặc vũ khí kế nhiệm của nó là AGM-179, nhưng quá đắt, nhưng có tốc độ bay nhanh hơn (1,3 Mach) và tầm bắn cũng chỉ từ 8-11km. Đánh giá chung, những tên lửa này về tính năng còn kém Spike.Vụ thử tên lửa Spike năm 2021 liên quan đến hai bước phát triển chính khác đó là nhiệm vụ của Quân đội Mỹ nhằm cải thiện khả năng đánh chìm tàu và học thuyết đa chiến trường; cả hai đều liên quan đến chiến lược nhằm cạnh tranh quân sự với Trung Quốc trên mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Pinterest. Trực thăng vũ trang Apache xứng đáng là mãnh thú của Lục quân Mỹ. Nguồn: QPVN.
Vào tháng 1/2020, Lục quân Mỹ tuyên bố họ đã chọn tên lửa Spike-NLOS, làm vũ khí tạm thời cho trực thăng vũ trang Apache của họ. Đây là sự tích hợp tương đối dễ dàng, vì trước đó, Israel đã triển khai loại tên lửa này trên những chiếc AH-64 của họ.
Ngày 17/3/2021, một chiếc trực thăng vũ trang AH-64E của Lục quân Mỹ, cất cánh từ Căn cứ Không quân Eglin trên bờ biển của bang Florida. Trong khi bay qua Vịnh Mexico, nó đã phóng một tên lửa Spike-NLOS.
Khi tên lửa Spike-NLOS rời bệ phóng của Apache, các cánh hình chữ X được xòe ra, động cơ khởi tốc tách khỏi thân tên lửa; lúc này tên lửa bay với tốc độ 700 km/h. Một camera được gắn ở đầu tên lửa đã truyền video cảnh quay cho phi công vũ khí trên trực thăng.
Vài chục giây sau, quả tên lửa Spike-NLOS nặng 70 kg, đã lao vào một chiếc thuyền nhỏ đang trôi trên Vịnh Mexico, ở cự ly đến 30 km, gấp ba đến bốn lần tầm bắn tối đa của tên lửa đối đất Hellfire chủ lực, được trang bị trên trực thăng Apache.
Tên lửa Spike-NLOS của Israel có thể thực hiện nhiều phương pháp dẫn đường; phương pháp đầu tiên là dẫn đường trực tiếp, trắc thủ quan sát mục tiêu qua nguồn cấp dữ liệu video, được truyền trực tiếp từ tên lửa, để lái tên lửa theo kiểu điều khiển máy bay không người lái lao vào mục tiêu.
Phương pháp thứ hai là tên lửa được dẫn đường theo kiểu "bắn và quên"; tên lửa sau khi phóng đi, bay theo tọa độ GPS, khi đến gần khu vực mục tiêu, các cảm biến tìm kiếm hồng ngoại gắn trên đầu tên lửa sẽ sục sạo và phát hiện mục tiêu; sau đó khóa và tiêu diệt.
Trên thực tế, trắc thủ có thể sự kết hợp của cả hai phương pháp nếu cần thiết; giai đoạn đầu thực hiện phương pháp dẫn đường của tên lửa bằng một sợi cáp quang dài đến 8km, trước khi chuyển sang giai đoạn hai, dẫn đường bằng phương pháp vô tuyến được mã hóa.
Lục quân Mỹ dự định mua 205 tên lửa Spike-NLOS vào năm 2021 trong một hợp đồng trị giá 43 triệu USD, với đơn giá thực tế là 209.000 USD/quả. Những tên lửa này sẽ được chế tạo tại dây chuyền sản xuất của công ty Lockheed Martin ở Troy, Alabama; với sự hợp tác với Rafael của Israel.
Còn Lực lượng Thủy quân Lục chiến và Bộ Chỉ huy Các chiến dịch Đặc biệt của Mỹ đang thử nghiệm cả phiên bản tầm ngắn (SR) và tầm xa NLOS Spike. Hiện Spike có các biến thể chống tăng với đầu đạn nổ nối tiếp, để có thể xuyên được giáp phản ứng nổ, cũng như các hầm ngầm bằng bê tông.
Israel phát triển tên lửa Spike vào thập niên 1970 để chống lại lượng xe tăng đông đảo của Syria và Ai Cập. Khi biến thể đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 1981, các nhà lãnh đạo Quân đội Israel nhận thấy, Spike có thể nâng cấp thành một vũ khí tấn công chính xác tầm xa, để tiêu diệt các nhóm vũ khí của đối phương, đó là phiên bản Tammuz hoặc Spike-NLOS.
Tên lửa Spike đã phát triển qua năm thế hệ và đã có nhiều biến thể phụ. Hiện nay Spike đã được xuất khẩu rộng rãi khắp châu Á và châu Âu; được tích hợp vào các phương tiện chiến đấu trên bộ, trên không và trên biển.
Trực thăng Apache là phương tiện có khả năng chiến đấu cao; nhưng không giống như máy bay chiến đấu phản lực, Apache dù có nhanh nhẹn và được bọc thép tốt nhất, cũng dễ bị đe dọa trước nhiều loại vũ khí khác nhau, từ súng máy hạng nặng và pháo phòng không, đến tên lửa đất đối không vác vai và gắn trên xe.
Do đó, tên lửa Spike-NLOS sẽ cung cấp cho trực thăng Apache một vũ khí tầm xa, mà nó có thể tấn công các phương tiện phòng không, hoặc các mục tiêu quan trọng, được vũ khí phòng không bảo vệ, nằm ngoài phạm vi hỏa lực của chúng. Ví dụ, cự ly bắn 30km của Spike vượt xa cự ly 16km của hệ thống phòng không Tor-M2 của Nga hoặc HQ-17 của Trung Quốc.
Để chống lại các mối đe dọa từ các hệ thống phòng không mới như Pantsir-S cải tiến, tầm bắn có thể bằng và vượt quá phạm vi của Spike, có một phương pháp khác để đối phó, đó là khả năng điều khiển bằng tay của Spike, cho phép trực thăng phóng tên lửa từ sau các khối chắn, làm cho Apache không bị phát hiện và tấn công.
Tính năng quay video trực tiếp của tên lửa Spike và truyền ngược lại máy bay, sẽ giúp phi công vũ khí của Apache trực tiếp trinh sát các vị trí của đối phương, đồng thời với việc thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa.
Phi công trực thăng Apache có thể thực hiện cuộc tấn công gián tiếp, bằng cách sử dụng radar trinh sát Longbow gắn trên đỉnh cánh quạt chính của trực thăng (khoanh màu đỏ trong ảnh); trực thăng thực hiện động tác bay treo, "nấp" sau những ngọn đồi hoặc tán cây to, để lái tên lửa Spike đến mục tiêu, mà không sợ lộ vị trí.
Một cuộc thử nghiệm của Lục quân Mỹ vào tháng 8/2019 đã chứng minh Spike-NLOS hoàn toàn có thể thực hiện tốt hơn nhiều. Một chiếc Apache bay thấp, đã nấp sau một mỏm núi cao 490m, sau đó phóng một tên lửa Spike, để tấn công mục tiêu mô phỏng hệ thống Pantsir-S của Nga, bên sườn dốc đối diện.
Cuộc thử nghiệm cũng mô phỏng việc gây nhiễu Spike trong những giây cuối cùng của cuộc tấn công, để kiểm tra xem Spike có tiếp tục khóa được mục tiêu hay không, nếu liên kết điều khiển thủ công của nó bị gián đoạn. Kết quả tên lửa đã đánh trúng mục tiêu một cách không tưởng.
Spike sẽ vẫn là một vũ khí chuyên biệt và sẽ không thể thay thế vũ khí chính của Apache, đó là tên lửa AGM-114 Hellfire, có giá rẻ hơn hoặc vũ khí kế nhiệm của nó là AGM-179, nhưng quá đắt, nhưng có tốc độ bay nhanh hơn (1,3 Mach) và tầm bắn cũng chỉ từ 8-11km. Đánh giá chung, những tên lửa này về tính năng còn kém Spike.
Vụ thử tên lửa Spike năm 2021 liên quan đến hai bước phát triển chính khác đó là nhiệm vụ của Quân đội Mỹ nhằm cải thiện khả năng đánh chìm tàu và học thuyết đa chiến trường; cả hai đều liên quan đến chiến lược nhằm cạnh tranh quân sự với Trung Quốc trên mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trực thăng vũ trang Apache xứng đáng là mãnh thú của Lục quân Mỹ. Nguồn: QPVN.