Nếu coi M-1 Garand là khẩu súng trường thành công nhất của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2 thì M14 chính là khẩu súng trường thành công nhất trong lịch sử của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina. Súng trường M14 được sản xuất từ năm 1959 và ngạc nhiên thay, dù công nghệ đã thay đổi gần 60 năm nhưng M14 vẫn tiếp tục được sử dụng tới tận ngày nay, thứ duy nhất người ta cải tiến chính là thay vỏ gỗ bằng vỏ nhựa, còn lại những thứ căn bản nhất là cơ cấu bắn, cỡ đạn,... vẫn được giữ nguyên. Nguồn ảnh: Sina.Được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1959 tới năm 1964, tổng cộng đã có 1,3 triệu khẩu súng trường M14 kiểu cũ được sản xuất trong thời gian này. Nguồn ảnh: Sina.Sau nửa thế kỷ dừng sản xuất, năm 2002 phía Mỹ lại bất ngờ cho sản xuất lại những khẩu M14 với tên gọi Mk 14 EBR, một biến thể của dòng M14 huyền thoại đã được sử dụng xuyên xuốt nửa thế kỷ trước đó. Nguồn ảnh: Sina.So với khẩu M14 của những năm 60 thì Mk 14 EBR có cơ cấu bắn giống hệt nhưng có vật liệu chế tạo hoàn toàn khác. Cụ thể, khẩu súng này sử dụng vật liệu kim loại và nhựa nhiều hơn thay cho vật liệu gỗ trước kia, các rãnh kỹ thuật cũng được thêm vào để binh lính thoải mái gắn thêm các thiết bị gắn ngoài cho súng, báng súng có thể kéo dài-ngắn tùy vào kích thước tay của người sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.Với tầm bắn chính xác lên tới 800 mét khi được lắp thêm ống nhắm, khẩu Mk 14 có thể được sử dụng như một khẩu súng bắn tỉa trên chiến trường, nhất là trong môi trường chiến đấu đô thị, khi mà khoảng cách nhắm bắn thường không xa quá 1000 mét do vướng nhà cửa. Nguồn ảnh: Sina.Cỡ đạn 7,62 x 51mm theo chuẩn NATO vẫn được sử dụng. Khấu súng trường Mk 14 EBR cũng có kèm chế độ bắn tự động, cho phép nó bắn với tốc độ tối đa 725 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Sina.Gia tốc đầu nòng của Mk 14 đạt 853 mét trên giây, tầm bắn tối đa đã được kiểm chứng lên tới 6,4 kilomets, tuy nhiên đây chỉ là tầm bắn lý thuyết và nếu bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách này, viên đạn cũng không còn sức sát thương. Nguồn ảnh: Sina.Binh lính Mỹ vẫn thích sử dụng khẩu Mk 14 như cha ông mình đã từng sử dụng trên chiến trường Việt Nam phần lớn là do tốc độ bắn... chậm của nó. Mk 14 sử dụng hộp tiếp đạn 10 hoặc 20 viên, tuy nhiên có tốc độ bắn chậm và vì độ giật lớn nên binh lính thường chọn chế độ bắn bán tự động từng viên một. Với chế độ bắn này, người lính sẽ cần phải nhắm bắn kỹ hơn cho từng viên đạn, thay vì "vãi đạn" khi sử dụng các loại súng trường tấn công liên thanh khác. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, so với các loại súng trường tấn công tiêu chuẩn của Mỹ hiện tại thì Mk 14 sử dụng cỡ đạn lớn hơn, có sức sát thương cao hơn và có thể sử dụng như một khẩu súng bắn tỉa trên chiến trường nhưng người lính lại không cần phải trải qua khóa huấn luyện bắn tỉa khó khăn và khắt khe. Chính những lý do đó đã khiến khẩu súng có tuổi đời xấp xỉ "lục tuần" này vẫn giữ được chỗ đứng nhất định trong biên chế vũ khí cá nhân của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Nếu coi M-1 Garand là khẩu súng trường thành công nhất của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2 thì M14 chính là khẩu súng trường thành công nhất trong lịch sử của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Súng trường M14 được sản xuất từ năm 1959 và ngạc nhiên thay, dù công nghệ đã thay đổi gần 60 năm nhưng M14 vẫn tiếp tục được sử dụng tới tận ngày nay, thứ duy nhất người ta cải tiến chính là thay vỏ gỗ bằng vỏ nhựa, còn lại những thứ căn bản nhất là cơ cấu bắn, cỡ đạn,... vẫn được giữ nguyên. Nguồn ảnh: Sina.
Được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1959 tới năm 1964, tổng cộng đã có 1,3 triệu khẩu súng trường M14 kiểu cũ được sản xuất trong thời gian này. Nguồn ảnh: Sina.
Sau nửa thế kỷ dừng sản xuất, năm 2002 phía Mỹ lại bất ngờ cho sản xuất lại những khẩu M14 với tên gọi Mk 14 EBR, một biến thể của dòng M14 huyền thoại đã được sử dụng xuyên xuốt nửa thế kỷ trước đó. Nguồn ảnh: Sina.
So với khẩu M14 của những năm 60 thì Mk 14 EBR có cơ cấu bắn giống hệt nhưng có vật liệu chế tạo hoàn toàn khác. Cụ thể, khẩu súng này sử dụng vật liệu kim loại và nhựa nhiều hơn thay cho vật liệu gỗ trước kia, các rãnh kỹ thuật cũng được thêm vào để binh lính thoải mái gắn thêm các thiết bị gắn ngoài cho súng, báng súng có thể kéo dài-ngắn tùy vào kích thước tay của người sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.
Với tầm bắn chính xác lên tới 800 mét khi được lắp thêm ống nhắm, khẩu Mk 14 có thể được sử dụng như một khẩu súng bắn tỉa trên chiến trường, nhất là trong môi trường chiến đấu đô thị, khi mà khoảng cách nhắm bắn thường không xa quá 1000 mét do vướng nhà cửa. Nguồn ảnh: Sina.
Cỡ đạn 7,62 x 51mm theo chuẩn NATO vẫn được sử dụng. Khấu súng trường Mk 14 EBR cũng có kèm chế độ bắn tự động, cho phép nó bắn với tốc độ tối đa 725 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Sina.
Gia tốc đầu nòng của Mk 14 đạt 853 mét trên giây, tầm bắn tối đa đã được kiểm chứng lên tới 6,4 kilomets, tuy nhiên đây chỉ là tầm bắn lý thuyết và nếu bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách này, viên đạn cũng không còn sức sát thương. Nguồn ảnh: Sina.
Binh lính Mỹ vẫn thích sử dụng khẩu Mk 14 như cha ông mình đã từng sử dụng trên chiến trường Việt Nam phần lớn là do tốc độ bắn... chậm của nó. Mk 14 sử dụng hộp tiếp đạn 10 hoặc 20 viên, tuy nhiên có tốc độ bắn chậm và vì độ giật lớn nên binh lính thường chọn chế độ bắn bán tự động từng viên một. Với chế độ bắn này, người lính sẽ cần phải nhắm bắn kỹ hơn cho từng viên đạn, thay vì "vãi đạn" khi sử dụng các loại súng trường tấn công liên thanh khác. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, so với các loại súng trường tấn công tiêu chuẩn của Mỹ hiện tại thì Mk 14 sử dụng cỡ đạn lớn hơn, có sức sát thương cao hơn và có thể sử dụng như một khẩu súng bắn tỉa trên chiến trường nhưng người lính lại không cần phải trải qua khóa huấn luyện bắn tỉa khó khăn và khắt khe. Chính những lý do đó đã khiến khẩu súng có tuổi đời xấp xỉ "lục tuần" này vẫn giữ được chỗ đứng nhất định trong biên chế vũ khí cá nhân của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.