Tàu chỉ huy và trinh sát điện tử SSV-33 Ural là một trong những thành tựu quân sự nổi bật nhất của Hải quân Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh và đây cũng là tàu trinh sát điện tử lớn nhất từng được con người chế tạo. Dù vậy sứ mệnh của SSV-33 Ural lại chỉ có thể kéo dài được hơn 10 năm trước khi ngưng hoạt động vào năm 2002 và nó sẽ bị tháo dỡ trước cuối năm nay. Nguồn ảnh: QQ.Đề án phát triển SSV-33 Ural được Hải quân Liên Xô triển khai từ năm 1970 trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh đang ở thời kỳ đỉnh điểm, khi đó cả Liên Xô và Mỹ đều chạy theo các chương trình do thám điện tử lẫn nhau trên mọi phương diện. Bên cạnh các phương tiện trinh sát điện tử phổ biến dưới mặt đất hay trên không thì các mẫu tàu trinh sát điện tử cũng dần trở nên phổ biến. Nguồn ảnh: QQ.Tuy nhiên kích thước của các đại dương lại quá lớn và các tàu do thám cỡ nhỏ không thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến mà giới quân sự các nước kỳ vọng. Và để giải quyết vấn đề này Hải quân Liên Xô đã quyết định chế tạo một siêu tàu do thám lớn nhất từ trước tới nay với tên mã là “Titan” thuộc Project 1941 (tiền thân của SSV-33 Ural). Nguồn ảnh: QQ.Để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho một mẫu tàu trinh sát điện tử cỡ lớn vốn tiêu thụ nhiều năng lượng, các kỹ sư Liên Xô đã trang bị cho “Titan” một thân tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân vốn tận dụng lại thiết kế của lớp tàu tuần dương hạm hạt nhân Kirov. Giải pháp này cho phép con tàu có thể hoạt động liên tục trên biển mặt khác giải quyết vấn đề năng lượng cho hệ thống trang thiết bị điện tử mà nó phải mang theo. Nguồn ảnh: QQ.Nhiệm vụ chính của tàu trinh sát SSV-33 Ural là theo dõi các hoạt động thử nghiệm tên lửa của Mỹ trong giữa những năm 1980 tại các căn cứ bí mật nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, cũng như các hoạt động quân sự khác trên của Hải quân Mỹ trên vùng biển này. Ngoài ra SSV-33 Ural cũng có thể đóng vai trò như một tàu chỉ huy trên biển cho Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô khi đó trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Nguồn ảnh: QQ.SSV-33 Ural được khởi đóng vào năm 1981 và được đưa vào trang bị vào năm 1989, nó lượng giãn nước lên đến gần 33.000 tấn với chiều dài thân tàu 265m và có bề ngang 30m. Trái tim của SSV-33 Ural là hai lò phản ứng hạt nhân có công suất 49.600 kW, ngoài ra nó còn được trang bị hai nồi hơi phụ chạy bằng dầu nặng. Nguồn ảnh: QQ.Vận hành SSV-33 Ural là thủy thủ đoàn hơn 900 người, nó có khả năng hoạt động liên tục trên biển trong vòng 180 ngày trước khi phải trở về lại đất liền để tiếp nhu yếu phẩm. Dù là một tàu quân sự nhưng SSV-33 Ural vẫn được trang các tiện nghi phục vụ cho đời sống tinh thần dành cho thủy thủ đoàn như phòng bi-a, phòng thể thao, rạp chiếu phim, phòng tắm hơi và cả bể bơi. Nguồn ảnh: QQ.Về trang thiết bị điện tử trên SSV-33 Ural đây thực sự là một ẩn số khi hầu như không có bất cứ thông tin rõ ràng nào, tuy nhiên nó lại là tàu quân sự đầu tiên của Liên Xô được trang bị tổ hợp radar mảng pha với tính năng tương tự như trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ sau này. Nguồn ảnh: QQ.Trong ảnh là SSV-33 Ural sau khi ngưng hoạt động vào năm 2002, hệ thống radar mảng pha của tàu được đặt trên cấu trúc thượng tầng chính nằm giữa thân tàu còn phía trước thân tàu là tổ hợp radar trinh sát vô tuyến thuộc tổ hợp trinh sát điện tử vô tuyến Coral. Nguồn ảnh: QQ.Bên cạnh sức mạnh điện tử SSV-33 Ural cũng được trang bị hệ thống vũ khí đủ để phòng vệ trên biển với hai hải pháo 76mm AK-176M, bốn tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Igla và một số biện pháp phòng vệ chống ngầm. Ngoài ra SSV-33 Ural còn được trang bị một trực thăng chống ngầm Ka-27. Nguồn ảnh: QQ.Sau khi được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương, dù chưa đi vào hoạt động nhưng SSV-33 Ural đã vướng phải ngay rắc rối khi nó quá lớn để có thể neo đậu tại các bến cảng của hạm đội này. Do đó để duy trì hoạt động SSV-33 Ural buộc phải neo xa các cầu cảng khiến việc tiếp tế hậu cần lẫn luân chuyển thủy thủ đoàn trên tàu trên nên khó khăn hơn so với các tàu chiến thông thường. Nguồn ảnh: QQ.Chính điều này cộng với việc ít được ra khơi đã khiến SSV-33 Ural xuống cấp nghiêm trọng chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, thậm chí thủy thủ đoàn của nó còn ví SSV-33 Ural như một doanh trại nổi trên biển hơn là siêu tàu trinh sát điện tử. Nguồn ảnh: QQ.Cuối cùng điều gì đến cũng đã đến, SSV-33 Ural bị rút ra khỏi Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 2002 do chi phí để vận hành nó quá đắt đỏ trong khi đó bản thân SSV-33 Ural cũng đã trở nên lỗi thời. Đến năm 2014, Hải quân Nga tỏ ý định tái trang bị lại SSV-33 Ural nhưng không thành và để tháo dỡ con tàu này Moscow còn tốn thêm tới hơn 300 triệu USD một phần do hệ thống lò phản ứng hạt nhân trên SSV-33 Ural. Nguồn ảnh: QQ.Nhìn chung SSV-33 Ural là một trong những mẫu tàu trinh sát điện tử tốt nhất từng được Liên Xô chế tạo tuy nhiên nó lại ra đời không đúng thời điểm khi Chiến tranh Lạnh đã gần kết thúc. Mặt khác cùng với việc Liên Xô tan rã chi phí để vận hành một con tàu đắt đỏ như SSV-33 Ural là không khả thi trong khi đó Hải quân Nga lại không đủ sức cũng như có nhu cầu vận hành một con tàu trinh sát điện tử khủng lồ như SSV-33 Ural. Nguồn ảnh: QQ.
Tàu chỉ huy và trinh sát điện tử SSV-33 Ural là một trong những thành tựu quân sự nổi bật nhất của Hải quân Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh và đây cũng là tàu trinh sát điện tử lớn nhất từng được con người chế tạo. Dù vậy sứ mệnh của SSV-33 Ural lại chỉ có thể kéo dài được hơn 10 năm trước khi ngưng hoạt động vào năm 2002 và nó sẽ bị tháo dỡ trước cuối năm nay. Nguồn ảnh: QQ.
Đề án phát triển SSV-33 Ural được Hải quân Liên Xô triển khai từ năm 1970 trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh đang ở thời kỳ đỉnh điểm, khi đó cả Liên Xô và Mỹ đều chạy theo các chương trình do thám điện tử lẫn nhau trên mọi phương diện. Bên cạnh các phương tiện trinh sát điện tử phổ biến dưới mặt đất hay trên không thì các mẫu tàu trinh sát điện tử cũng dần trở nên phổ biến. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên kích thước của các đại dương lại quá lớn và các tàu do thám cỡ nhỏ không thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến mà giới quân sự các nước kỳ vọng. Và để giải quyết vấn đề này Hải quân Liên Xô đã quyết định chế tạo một siêu tàu do thám lớn nhất từ trước tới nay với tên mã là “Titan” thuộc Project 1941 (tiền thân của SSV-33 Ural). Nguồn ảnh: QQ.
Để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho một mẫu tàu trinh sát điện tử cỡ lớn vốn tiêu thụ nhiều năng lượng, các kỹ sư Liên Xô đã trang bị cho “Titan” một thân tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân vốn tận dụng lại thiết kế của lớp tàu tuần dương hạm hạt nhân Kirov. Giải pháp này cho phép con tàu có thể hoạt động liên tục trên biển mặt khác giải quyết vấn đề năng lượng cho hệ thống trang thiết bị điện tử mà nó phải mang theo. Nguồn ảnh: QQ.
Nhiệm vụ chính của tàu trinh sát SSV-33 Ural là theo dõi các hoạt động thử nghiệm tên lửa của Mỹ trong giữa những năm 1980 tại các căn cứ bí mật nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, cũng như các hoạt động quân sự khác trên của Hải quân Mỹ trên vùng biển này. Ngoài ra SSV-33 Ural cũng có thể đóng vai trò như một tàu chỉ huy trên biển cho Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô khi đó trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Nguồn ảnh: QQ.
SSV-33 Ural được khởi đóng vào năm 1981 và được đưa vào trang bị vào năm 1989, nó lượng giãn nước lên đến gần 33.000 tấn với chiều dài thân tàu 265m và có bề ngang 30m. Trái tim của SSV-33 Ural là hai lò phản ứng hạt nhân có công suất 49.600 kW, ngoài ra nó còn được trang bị hai nồi hơi phụ chạy bằng dầu nặng. Nguồn ảnh: QQ.
Vận hành SSV-33 Ural là thủy thủ đoàn hơn 900 người, nó có khả năng hoạt động liên tục trên biển trong vòng 180 ngày trước khi phải trở về lại đất liền để tiếp nhu yếu phẩm. Dù là một tàu quân sự nhưng SSV-33 Ural vẫn được trang các tiện nghi phục vụ cho đời sống tinh thần dành cho thủy thủ đoàn như phòng bi-a, phòng thể thao, rạp chiếu phim, phòng tắm hơi và cả bể bơi. Nguồn ảnh: QQ.
Về trang thiết bị điện tử trên SSV-33 Ural đây thực sự là một ẩn số khi hầu như không có bất cứ thông tin rõ ràng nào, tuy nhiên nó lại là tàu quân sự đầu tiên của Liên Xô được trang bị tổ hợp radar mảng pha với tính năng tương tự như trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ sau này. Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là SSV-33 Ural sau khi ngưng hoạt động vào năm 2002, hệ thống radar mảng pha của tàu được đặt trên cấu trúc thượng tầng chính nằm giữa thân tàu còn phía trước thân tàu là tổ hợp radar trinh sát vô tuyến thuộc tổ hợp trinh sát điện tử vô tuyến Coral. Nguồn ảnh: QQ.
Bên cạnh sức mạnh điện tử SSV-33 Ural cũng được trang bị hệ thống vũ khí đủ để phòng vệ trên biển với hai hải pháo 76mm AK-176M, bốn tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Igla và một số biện pháp phòng vệ chống ngầm. Ngoài ra SSV-33 Ural còn được trang bị một trực thăng chống ngầm Ka-27. Nguồn ảnh: QQ.
Sau khi được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương, dù chưa đi vào hoạt động nhưng SSV-33 Ural đã vướng phải ngay rắc rối khi nó quá lớn để có thể neo đậu tại các bến cảng của hạm đội này. Do đó để duy trì hoạt động SSV-33 Ural buộc phải neo xa các cầu cảng khiến việc tiếp tế hậu cần lẫn luân chuyển thủy thủ đoàn trên tàu trên nên khó khăn hơn so với các tàu chiến thông thường. Nguồn ảnh: QQ.
Chính điều này cộng với việc ít được ra khơi đã khiến SSV-33 Ural xuống cấp nghiêm trọng chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, thậm chí thủy thủ đoàn của nó còn ví SSV-33 Ural như một doanh trại nổi trên biển hơn là siêu tàu trinh sát điện tử. Nguồn ảnh: QQ.
Cuối cùng điều gì đến cũng đã đến, SSV-33 Ural bị rút ra khỏi Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 2002 do chi phí để vận hành nó quá đắt đỏ trong khi đó bản thân SSV-33 Ural cũng đã trở nên lỗi thời. Đến năm 2014, Hải quân Nga tỏ ý định tái trang bị lại SSV-33 Ural nhưng không thành và để tháo dỡ con tàu này Moscow còn tốn thêm tới hơn 300 triệu USD một phần do hệ thống lò phản ứng hạt nhân trên SSV-33 Ural. Nguồn ảnh: QQ.
Nhìn chung SSV-33 Ural là một trong những mẫu tàu trinh sát điện tử tốt nhất từng được Liên Xô chế tạo tuy nhiên nó lại ra đời không đúng thời điểm khi Chiến tranh Lạnh đã gần kết thúc. Mặt khác cùng với việc Liên Xô tan rã chi phí để vận hành một con tàu đắt đỏ như SSV-33 Ural là không khả thi trong khi đó Hải quân Nga lại không đủ sức cũng như có nhu cầu vận hành một con tàu trinh sát điện tử khủng lồ như SSV-33 Ural. Nguồn ảnh: QQ.