Quân đội Syria mới đây đã công bố loạt thông tin số lượng, chủng loại các loại vũ khí hạng nặng của phiến quân được thu giữ sau khi giải phóng Aleppo. Cụ thể, số vũ khí của phiến quân vứt lại sau khi rút bỏ khỏi Đông Aleppo gồm: ít nhất 2 xe tăng T-55. Nguồn ảnh: Syria-LSúng chống tăng SPG-9 cùng tháp pháo tháo rời từ xe chiến đấu bộ binh BMP-1 với nòng pháo 2A28 Grom dùng đạn chung với SPG-9; súng chống tăng M79 Osa, RPG-7, RPG-2 cùng đạn và súng phun lửa RPO-A Shmel. Nguồn ảnh: Syria-LĐặc biệt, Quân đội Syria thậm chí còn thu được vũ khí hạng nặng do Mỹ sản xuất nằm trong kho trang bị của phiến quân gồm một số khẩu trung liên, đại liên. Nguồn ảnh: Syria-LĐáng lưu ý, trong số các khẩu súng máy hạng nặng của Mỹ trong tay phiến quân có cả khẩu GAU-16/A vốn thường chỉ xuất hiện trên các dòng trực thăng đa năng của Quân đội Mỹ. Nhưng ở Syria, chúng “từ trên trời rơi xuống” và lắp vào giá ba chân giúp phiến quân chống lại quân đội chính phủ Syria. Nguồn ảnh: Fine Art AmericaGAU-16/A là phiên bản của khẩu đại liên huyền thoại M2 Browning, nó được cải tiến trực tiếp từ khẩu GAU-15/A và lắp trên các trực thăng vận tải UH-1N của Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng như lắp thêm vào phía sau khoang hàng của trực thăng vận tải CH-46, CH-53 và UH-60. Khẩu súng này đạt tốc độ bắn ước tính 750-80 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1,8km. Nguồn ảnh: Global SecurityNgoài ra, còn có khẩu đại liên GAU-21/A vốn chỉ trang bị cho các dòng trực thăng vận tải của Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng bất ngờ xuất hiện tại mặt trận Aleppo nhưng là trên mặt đất. Nguồn ảnh: TheaviationistKhẩu đại liên GAU-21/A có thể đạt tốc độ bắn lên tới 1.100 phát/phút, tuổi thọ nòng khoảng 10.000 phát bắn. Nguồn ảnh: WikipediaBên cạnh đó, phiến quân ở Aleppo cũng sở hữu một số loại vũ khí có nguồn gốc từ Nga với sức mạnh khủng khiếp. Ví dụ như khẩu súng phóng lựu RPO-A Shmel cỡ nòng 93mm đặc biệt hiệu quả đối với môi trường tác chiến đô thị ở Syria, với sức công phá tương đương vụ nổ của đạn pháo 152mm. Với thiết kế nhỏ gọn dễ sử dụng chỉ với một người, RPO-A Shmel được binh sĩ Quân đội chính phủ Syria sử dụng phổ biến trong các cuộc giao tranh với quân nổi dậy tại các khu vực thành thị vốn đầy ấp các công sự và ụ súng máy kiên cố. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminRPO-A Shmel có trọng lượng chỉ 11kg, tầm bắn hiệu quả 600m, nhưng nó vẫn có thể dễ dàng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 1.000m cùng với đó các các loại đạn nhiệt áp có sức công phá lớn. Mọi sinh vật sống nằm trong bán kính sát thương xung quanh mục tiêu nếu chưa bị sức nóng thiêu cháy sẽ bị chênh lệch áp suất đột ngột và mất dưỡng khí dẫn đến ngất hoặc bị tiêu diệt. Đầu đạn gây cháy sẽ tạo ra một vùng lửa có bán kính 3m để đốt cháy mục tiêu. Nguồn ảnh: defence.pkCác xe tăng T-62/72 của Quân đội Syria cũng phải hứng chịu vô số thiệt hại không chỉ từ tên lửa TOW mà còn từ khẩu RPG-7 huyền thoại với đạn xuyên giáp phản ứng nổ (ERA) PG-7VR. Nguồn gốc đạn dược có lẽ đến từ chính kho vũ khí Quân đội Syria bị thu giữ tại Aleppo. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminPRG-7VR là đạn rocket chống tăng 2 lượng nổ (tandem) do cục thiết kế Bazalt phát triển từ năm 1988 nhằm mục đích công phá các loại xe tăng lắp giáp phản ứng nổ (ERA). Với hai đầu nổ 64mm và 105mm, PG-7VR có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất 750mm sau gạch ERA, tuy nhiên tầm bắn hiệu quả chỉ 100m. Nguồn ảnh: Military RussiaLoại vũ khí này trong năm 2003 từng hạ gục một chiếc xe tăng M1 Abrams nổi tiếng của Quân đội Mỹ ở Iraq. Thế nên, với các xe tăng T-72 hay T-62 của Syria thì khi đối mặt với PG-7VR rõ ràng là “vô phương chống đỡ”. Nguồn ảnh: Wikipedia
Quân đội Syria mới đây đã công bố loạt thông tin số lượng, chủng loại các loại vũ khí hạng nặng của phiến quân được thu giữ sau khi giải phóng Aleppo. Cụ thể, số vũ khí của phiến quân vứt lại sau khi rút bỏ khỏi Đông Aleppo gồm: ít nhất 2 xe tăng T-55. Nguồn ảnh: Syria-L
Súng chống tăng SPG-9 cùng tháp pháo tháo rời từ xe chiến đấu bộ binh BMP-1 với nòng pháo 2A28 Grom dùng đạn chung với SPG-9; súng chống tăng M79 Osa, RPG-7, RPG-2 cùng đạn và súng phun lửa RPO-A Shmel. Nguồn ảnh: Syria-L
Đặc biệt, Quân đội Syria thậm chí còn thu được vũ khí hạng nặng do Mỹ sản xuất nằm trong kho trang bị của phiến quân gồm một số khẩu trung liên, đại liên. Nguồn ảnh: Syria-L
Đáng lưu ý, trong số các khẩu súng máy hạng nặng của Mỹ trong tay phiến quân có cả khẩu GAU-16/A vốn thường chỉ xuất hiện trên các dòng trực thăng đa năng của Quân đội Mỹ. Nhưng ở Syria, chúng “từ trên trời rơi xuống” và lắp vào giá ba chân giúp phiến quân chống lại quân đội chính phủ Syria. Nguồn ảnh: Fine Art America
GAU-16/A là phiên bản của khẩu đại liên huyền thoại M2 Browning, nó được cải tiến trực tiếp từ khẩu GAU-15/A và lắp trên các trực thăng vận tải UH-1N của Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng như lắp thêm vào phía sau khoang hàng của trực thăng vận tải CH-46, CH-53 và UH-60. Khẩu súng này đạt tốc độ bắn ước tính 750-80 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1,8km. Nguồn ảnh: Global Security
Ngoài ra, còn có khẩu đại liên GAU-21/A vốn chỉ trang bị cho các dòng trực thăng vận tải của Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng bất ngờ xuất hiện tại mặt trận Aleppo nhưng là trên mặt đất. Nguồn ảnh: Theaviationist
Khẩu đại liên GAU-21/A có thể đạt tốc độ bắn lên tới 1.100 phát/phút, tuổi thọ nòng khoảng 10.000 phát bắn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bên cạnh đó, phiến quân ở Aleppo cũng sở hữu một số loại vũ khí có nguồn gốc từ Nga với sức mạnh khủng khiếp. Ví dụ như khẩu súng phóng lựu RPO-A Shmel cỡ nòng 93mm đặc biệt hiệu quả đối với môi trường tác chiến đô thị ở Syria, với sức công phá tương đương vụ nổ của đạn pháo 152mm. Với thiết kế nhỏ gọn dễ sử dụng chỉ với một người, RPO-A Shmel được binh sĩ Quân đội chính phủ Syria sử dụng phổ biến trong các cuộc giao tranh với quân nổi dậy tại các khu vực thành thị vốn đầy ấp các công sự và ụ súng máy kiên cố. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
RPO-A Shmel có trọng lượng chỉ 11kg, tầm bắn hiệu quả 600m, nhưng nó vẫn có thể dễ dàng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 1.000m cùng với đó các các loại đạn nhiệt áp có sức công phá lớn. Mọi sinh vật sống nằm trong bán kính sát thương xung quanh mục tiêu nếu chưa bị sức nóng thiêu cháy sẽ bị chênh lệch áp suất đột ngột và mất dưỡng khí dẫn đến ngất hoặc bị tiêu diệt. Đầu đạn gây cháy sẽ tạo ra một vùng lửa có bán kính 3m để đốt cháy mục tiêu. Nguồn ảnh: defence.pk
Các xe tăng T-62/72 của Quân đội Syria cũng phải hứng chịu vô số thiệt hại không chỉ từ tên lửa TOW mà còn từ khẩu RPG-7 huyền thoại với đạn xuyên giáp phản ứng nổ (ERA) PG-7VR. Nguồn gốc đạn dược có lẽ đến từ chính kho vũ khí Quân đội Syria bị thu giữ tại Aleppo. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
PRG-7VR là đạn rocket chống tăng 2 lượng nổ (tandem) do cục thiết kế Bazalt phát triển từ năm 1988 nhằm mục đích công phá các loại xe tăng lắp giáp phản ứng nổ (ERA). Với hai đầu nổ 64mm và 105mm, PG-7VR có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất 750mm sau gạch ERA, tuy nhiên tầm bắn hiệu quả chỉ 100m. Nguồn ảnh: Military Russia
Loại vũ khí này trong năm 2003 từng hạ gục một chiếc xe tăng M1 Abrams nổi tiếng của Quân đội Mỹ ở Iraq. Thế nên, với các xe tăng T-72 hay T-62 của Syria thì khi đối mặt với PG-7VR rõ ràng là “vô phương chống đỡ”. Nguồn ảnh: Wikipedia