Tình hình chiến sự tại khu vực biên giới giữa hai nước Azerbaijan và Armenia bắt nguồn từ ngày 27/9 cho đến nay vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt, hay bên không chịu ngồi vào bàn đàm phán hòa bình và liên tục tăng cường lực lượng, quyết tiêu diệt đối phương. Hiện nay, cả hai đều đã tung nhiều loại vũ khí nguy hiểm và mạnh mẽ nhất vào chiến trường và gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho nhau, cùng với đó là mức độ xung đột ngày càng xấu đi.Trong sự việc mới đây, lực lượng của Azerbaijan đã tung 4 UAV bay vào trinh sát gần khu vực thủ đô Yerevan của Armenia, gây đe dọa nghiêm trọng đến an ninh nước này. Đây cũng là hành động có thể nói là gây nguy hiểm nhất kể từ cuộc xung đột cho tới nay khi nó đã vượt qua cái gọi là “Xung đột biên giới” Ảnh: Tổ hợp S-300 của phòng không Armenia.Ngay sau đó, phòng không Armenia đã nhanh chóng phát hiện mục tiêu bay của đối phương và triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn S-300 khai hỏa tiêu diệt địch. Ngay từ loạt đạn đầu khai hỏa, S-300 đã xuất sắc bắn hạ cả 3/4 UAV của Azerbaijan tại khu vực ngoại ô thủ đô Armenia khoảng vài km. Sau đó chiếc UAV còn lại đã rút lui nhưng cũng bị bắn hạ. Ảnh: Camera ghi lại hình ảnh đạn S-300 Armenia khai hỏa diệt mục tiêu.Đặc biệt, đây là lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi được ra đời cách đây 40 năm, tổ hợp tên lửa phòng không mới chính thức khai hỏa trong một cuộc chiến tranh chính thức, tiêu diệt xuất sắc mục tiêu chứ không phải ở một cuộc diễn tập quân sự. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của quân đội Ukraine.Hiện nay, quân đội Armenia đang sở hữu 5 tiểu đoàn trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300PT vốn là phiên bản cũ sản xuất từ thời Liên Xô, lạc hậu hơn rất nhiều so với các phiên bản sau của nó là S-300 PMU-1/2. Trước đó, Azerbaijan đã loan tin đồn rằng họ đã phá hủy thành công một tổ hợp S-300 của Armenia nhưng không hề đưa ra được bất cứ bằng chứng nào, Armenia cũng bác bỏ thông tin trên.Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Armenia.Hệ thống tên lửa phòng không S-300PT được thiết kế, chế tạo với mục đích nhằm bảo vệ các khu vực, cơ quan đầu não quan trọng (ví dụ như thủ đô, trung tâm kinh tế lớn,…) cả dân sự và quân sự, ngăn chặn các cuộc tập kích đường không. Tên lửa được đặt bên trong trụ kín nhằm bảo quản tốt khí tài trong điều kiện lý tưởng nhất chống lại các loại tác nhân của thời tiết, sử dụng một khung gầm xe kéo chuyên dụng cho phép hệ thống có độ cơ động cao. Ảnh: Một hệ thống S-300 điển hình với các xe phóng, xe radar phát hiệ mục tiêu và các loại xe hậu cần. S-300PT sử dụng đạn tên lửa đất đối không 5V55KD có tầm bắn 90km (tầm trung) được điều khiển trực tiếp qua sóng radio. Với tầm bắn này thì S-300PT thực sự thua kém rất xa so với các phiên bản S-300 đời sau tuy nhiên phần nào đó còn khá đáng tin cậy. Có thông tin cho rằng các tổ hợp S-300PT của Armenia đã được nâng cấp gần đây, chủ yếu tập trung vào hệ thống điện tử nhằm nâng cao khả năng bắn trúng mục tiêu. Ảnh: Tổ hợp S-300PT của Armenia trong một cuộc duyệt binhTrước đó, đã có nhiều trang báo tiếng Nga đưa tin rằng các tên lửa S-300 của Armenia tiêu diệt các tên lửa đạn đạo chiến thuật mà Azerbaijan khai hỏa nhắm vào thủ đô của đối phương, tuy nhiên sau đó Thủ tướng Armenia chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin này, ghi nhận S-300 bắn hạ các mục tiêu bay không người lái (UAV). Theo nhiều nhận xét, sử dụng S-300 chỉ để diệt UAV thực sự là điều khá lãng phí và không cần thiết. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 khai hỏa.Việc báo Nga loan tin sai sự thật về sự việc cũng là điều dễ hiểu vì họ đang cố gắng PR cho tổ hợp tên lửa phòng không S-300 đã gặp quá nhiều scandal, đặc biệt ở Syria khi không khai hỏa bất kỳ lần nào. Ngoài ra, tổ hợp S-400 tiên tiến mới cũng liên tục bắn xịt trong thời gian gần đây làm người ta đặt sự hoài nghi vào các tổ hợp phòng không nổi tiếng mà chưa qua thực chiến bao giờ của Nga hơn bao giờ hết. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PT của Armenia duyệt binh.Dù sao cũng phải nói rằng, đây là một chiến công mở đầu vang dội của tổ hợp S-300 khi đã xuất sắc đánh trúng tiêu diệt mục tiêu ở loạt đạn đầu, bảo vệ thành công cơ sở đầu nào và an toàn tuyệt đối. Hi vọng trong thời gian tới, tình hình chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan sẽ sớm có dấu hiệu giảm nhiệt bởi tính khốc liệt của nó sẽ khiến tình hình khu vực cực kỳ bất ổn. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cơ động trên thao trường. Video Cập Nhật Chiến sự Armenia - Azerbaijan: Bị Azerbaijan tiêu diệt tăng thiết giáp, Armenia "phản pháo" - Nguồn: Vietnamnet
Tình hình chiến sự tại khu vực biên giới giữa hai nước Azerbaijan và Armenia bắt nguồn từ ngày 27/9 cho đến nay vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt, hay bên không chịu ngồi vào bàn đàm phán hòa bình và liên tục tăng cường lực lượng, quyết tiêu diệt đối phương. Hiện nay, cả hai đều đã tung nhiều loại vũ khí nguy hiểm và mạnh mẽ nhất vào chiến trường và gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho nhau, cùng với đó là mức độ xung đột ngày càng xấu đi.
Trong sự việc mới đây, lực lượng của Azerbaijan đã tung 4 UAV bay vào trinh sát gần khu vực thủ đô Yerevan của Armenia, gây đe dọa nghiêm trọng đến an ninh nước này. Đây cũng là hành động có thể nói là gây nguy hiểm nhất kể từ cuộc xung đột cho tới nay khi nó đã vượt qua cái gọi là “Xung đột biên giới” Ảnh: Tổ hợp S-300 của phòng không Armenia.
Ngay sau đó, phòng không Armenia đã nhanh chóng phát hiện mục tiêu bay của đối phương và triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn S-300 khai hỏa tiêu diệt địch. Ngay từ loạt đạn đầu khai hỏa, S-300 đã xuất sắc bắn hạ cả 3/4 UAV của Azerbaijan tại khu vực ngoại ô thủ đô Armenia khoảng vài km. Sau đó chiếc UAV còn lại đã rút lui nhưng cũng bị bắn hạ. Ảnh: Camera ghi lại hình ảnh đạn S-300 Armenia khai hỏa diệt mục tiêu.
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi được ra đời cách đây 40 năm, tổ hợp tên lửa phòng không mới chính thức khai hỏa trong một cuộc chiến tranh chính thức, tiêu diệt xuất sắc mục tiêu chứ không phải ở một cuộc diễn tập quân sự. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của quân đội Ukraine.
Hiện nay, quân đội Armenia đang sở hữu 5 tiểu đoàn trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300PT vốn là phiên bản cũ sản xuất từ thời Liên Xô, lạc hậu hơn rất nhiều so với các phiên bản sau của nó là S-300 PMU-1/2. Trước đó, Azerbaijan đã loan tin đồn rằng họ đã phá hủy thành công một tổ hợp S-300 của Armenia nhưng không hề đưa ra được bất cứ bằng chứng nào, Armenia cũng bác bỏ thông tin trên.Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Armenia.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PT được thiết kế, chế tạo với mục đích nhằm bảo vệ các khu vực, cơ quan đầu não quan trọng (ví dụ như thủ đô, trung tâm kinh tế lớn,…) cả dân sự và quân sự, ngăn chặn các cuộc tập kích đường không. Tên lửa được đặt bên trong trụ kín nhằm bảo quản tốt khí tài trong điều kiện lý tưởng nhất chống lại các loại tác nhân của thời tiết, sử dụng một khung gầm xe kéo chuyên dụng cho phép hệ thống có độ cơ động cao. Ảnh: Một hệ thống S-300 điển hình với các xe phóng, xe radar phát hiệ mục tiêu và các loại xe hậu cần.
S-300PT sử dụng đạn tên lửa đất đối không 5V55KD có tầm bắn 90km (tầm trung) được điều khiển trực tiếp qua sóng radio. Với tầm bắn này thì S-300PT thực sự thua kém rất xa so với các phiên bản S-300 đời sau tuy nhiên phần nào đó còn khá đáng tin cậy. Có thông tin cho rằng các tổ hợp S-300PT của Armenia đã được nâng cấp gần đây, chủ yếu tập trung vào hệ thống điện tử nhằm nâng cao khả năng bắn trúng mục tiêu. Ảnh: Tổ hợp S-300PT của Armenia trong một cuộc duyệt binh
Trước đó, đã có nhiều trang báo tiếng Nga đưa tin rằng các tên lửa S-300 của Armenia tiêu diệt các tên lửa đạn đạo chiến thuật mà Azerbaijan khai hỏa nhắm vào thủ đô của đối phương, tuy nhiên sau đó Thủ tướng Armenia chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin này, ghi nhận S-300 bắn hạ các mục tiêu bay không người lái (UAV). Theo nhiều nhận xét, sử dụng S-300 chỉ để diệt UAV thực sự là điều khá lãng phí và không cần thiết. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 khai hỏa.
Việc báo Nga loan tin sai sự thật về sự việc cũng là điều dễ hiểu vì họ đang cố gắng PR cho tổ hợp tên lửa phòng không S-300 đã gặp quá nhiều scandal, đặc biệt ở Syria khi không khai hỏa bất kỳ lần nào. Ngoài ra, tổ hợp S-400 tiên tiến mới cũng liên tục bắn xịt trong thời gian gần đây làm người ta đặt sự hoài nghi vào các tổ hợp phòng không nổi tiếng mà chưa qua thực chiến bao giờ của Nga hơn bao giờ hết. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PT của Armenia duyệt binh.
Dù sao cũng phải nói rằng, đây là một chiến công mở đầu vang dội của tổ hợp S-300 khi đã xuất sắc đánh trúng tiêu diệt mục tiêu ở loạt đạn đầu, bảo vệ thành công cơ sở đầu nào và an toàn tuyệt đối. Hi vọng trong thời gian tới, tình hình chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan sẽ sớm có dấu hiệu giảm nhiệt bởi tính khốc liệt của nó sẽ khiến tình hình khu vực cực kỳ bất ổn. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cơ động trên thao trường.
Video Cập Nhật Chiến sự Armenia - Azerbaijan: Bị Azerbaijan tiêu diệt tăng thiết giáp, Armenia "phản pháo" - Nguồn: Vietnamnet