Vào ngày 24/8/2016, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu chiến dịch “Lá chắn Euphrates (ES)” nhằm tiến công tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng ở phía bắc Syria. Chiến dịch quân sự xuyên biên giới, được thực hiện cùng với các phe nổi dậy Syria của Quân đội Syria Tự do (FSA).Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục thành công, cho đến khi tiến tới thành phố al-Bab, cách Aleppo khoảng 40 km về phía đông, vào tháng 12/2016, nơi các xe bọc thép đối mặt với hàng loạt tên lửa của khủng bố IS và người Kurd.Trong chiến dịch “Lá chắn Euphrates”, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa loại xe tăng tốt nhất của họ tới chiến trường, đó là chiếc Leopard-2A4 của Đức. Quân đội Thổ hy vọng, Leopard-2A4 sẽ chống được tên lửa chống tăng của IS và xe bom tự sát (IED), mà trước đó đã phá hủy nhiều xe tăng M-60 Patton của nước này.Đây cũng là lần đầu tiên xe tăng chủ lực Leopard-2A4 tham chiến; nhưng càng kỳ vọng bao nhiêu, thì người Thổ lại thất vọng bấy nhiêu, vì những chiếc Leopard-2A4 không thể chịu được hỏa lực của đối phương, và nhiều xe tăng Leopard bị bắn cháy trong chiến đấu.Tổng cộng, Quân đội Thổ bị thiệt hại khoảng 11 xe tăng, ba xe chiến đấu bộ binh và một xe bọc thép trong trận chiến tại al-Bab. Lực lượng IS sau đó đã tung video phát trực tiếp về việc họ phá hủy 10 xe tăng Leopard bị; 5 trong số đó bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng, 2 chiếc khác do mìn hoặc IED, một chiếc do tên lửa hoặc đạn cối, và 2 chiếc chưa rõ nguyên nhân.Màn thực chiến “tệ hại” này, khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận và yêu cầu Đức, ngay lập tức nâng cấp các xe tăng chiến đấu chủ lực thời Chiến tranh Lạnh với các biện pháp bảo vệ tên lửa và giáp bụng mới. Đồng thời yêu cầu bổ sung hệ thống bảo vệ chủ động (APS), có khả năng phát hiện và đánh chặn tên lửa hoặc đạn chống tăng.Những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm thuyết phục Đức cung cấp các bản nâng cấp mới cho Leopard-2A4 đã không thành công, khi Đức áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ, vì Quân đội Thổ đang sử dụng những chiếc Leopard 2 để tiến công các chiến binh người Kurd ở các vùng Afrin và Manbij của Syria.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mẫu xe tăng Leopard-2A4 được thiết kế để chiến đấu trong một cuộc chiến tranh tổng lực, trong đó các lữ đoàn thiết giáp, được hộ tống bởi lực lượng bộ binh mặt đất và các phương tiện hỗ trợ khác, di chuyển trong các đơn vị tập trung cơ động cao.Là phát minh của thời Chiến tranh Lạnh, những chiếc Leopard-2 không nhằm mục đích đối đầu với IED và tên lửa do quân nổi dậy phục kích, trong các chiến dịch chống nổi dậy dài hơi; Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận ra rằng, xe tăng của họ không có lợi thế, khi tham gia một cuộc chiến chống nổi dậy và lợi thế công nghệ của họ đã mất dần đi.Leopard-2A4 vẫn giữ cấu hình tháp pháo hình hộp, ít có khả năng bảo vệ trước những tên lửa chống tăng hiện đại; đặc biệt là đối với giáp sau và giáp hông dễ bị tổn thương hơn; đây là một vấn đề lớn hơn trong môi trường chống nổi dậy, nơi một cuộc tấn công có thể đến từ bất kỳ hướng nào.Các nhà phân tích quân sự cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu một phần trách nhiệm về tổn thất xe tăng, vì những chiếc Leopard-2 được triển khai trong môi trường chiến đấu đa miền, mà không có sự hỗ trợ đắc lực của bộ binh, khiến chúng dễ bị phục kích.Thổ Nhĩ Kỳ đã mua 354 xe tăng Leopard 2A4 từ Đức vào đầu những năm 2000, khi quan hệ chính trị giữa hai nước đang tốt đẹp, với việc cả hai đều là thành viên NATO.Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua Leopard-2A4 đã giúp nâng cao sức mạnh chiến đấu cho Quân đội nước này một năng lực đáng kể; khi trước đó, xe tăng chiến đấu chủ lực của họ chỉ là M-60 Patton của Mỹ, được sản xuất vào thập niên 1960.Một loại xe tăng cùng thời khác của xe tăng Leopard 2A4 là xe tăng M1 Abrams, đóng vai trò là xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Mỹ. Trong cuộc chiến tranh Iraq năm 1991, chiếc M1 lần đầu tiên thực chiến, tiêu diệt hơn 2.000 xe tăng Iraq và không một chiếc xe tăng Abram nào bị hư hại.Cả M1A1 và Leopard-2 đều có khả năng đánh bại hầu hết các loại xe tăng do Nga chế tạo ở tầm trung và tầm xa, và giáp xe đủ chắc chắn để chịu được hỏa lực từ các loại pháo tiêu chuẩn 125 mm. Cả hai đều “tự hào” có hệ thống ngắm bắn vượt trội, có thể tung ra các đòn tấn công phủ đầu chống lại đối phương.Với việc Đức từ chối yêu cầu về nâng cấp xe tăng Leopard-2 Thổ Nhĩ Kỳ, buộc người Thổ phải chuyển sang các công ty quốc phòng trong nước, để tích hợp các công nghệ mới. Hãng Roketsan của Thổ, đang thử nghiệm lớp giáp bổ sung T1 trên xe tăng Đức, và khả năng chống đạn chống tăng đã được nâng cao.Lớp giáp mới được tích hợp vào Leopard-2A4 giúp nó chống lại hầu hết các loại tên lửa chống tăng và đạn lựu phóng từ súng chống tăng (RPG), do các nhóm nổi dậy, ở các khu vực mà Quân đội Thổ tham chiến.Ngoài ra công ty Aselsan của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng tham gia hiện đại hóa Leopard 2A4 lên chuẩn NG. Các nâng cấp bao gồm lớp giáp mới hạng nặng, có thể bảo vệ chống lại các thiết bị nổ IED, nhất là dưới sàn xe. Hệ thống quang học và điều khiển hỏa lực cũng được Aselsan nâng cấp.Sau lệnh cấm vận vũ khí của hầu hết các đồng minh phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực bắt tay vào phát triển lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Trong tương lai gần, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay thế xe tăng M-60 Paton và Leopard 2A4 bằng xe tăng "nhà trồng" mang tên Altay. Nguồn ảnh: Flickr. Chỉ với một vại bia, người Đức đã cho cả thế giới thấy khả năng chế tạo xe tăng của mình. Nguồn: Welk.
Vào ngày 24/8/2016, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu chiến dịch “Lá chắn Euphrates (ES)” nhằm tiến công tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng ở phía bắc Syria. Chiến dịch quân sự xuyên biên giới, được thực hiện cùng với các phe nổi dậy Syria của Quân đội Syria Tự do (FSA).
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục thành công, cho đến khi tiến tới thành phố al-Bab, cách Aleppo khoảng 40 km về phía đông, vào tháng 12/2016, nơi các xe bọc thép đối mặt với hàng loạt tên lửa của khủng bố IS và người Kurd.
Trong chiến dịch “Lá chắn Euphrates”, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa loại xe tăng tốt nhất của họ tới chiến trường, đó là chiếc Leopard-2A4 của Đức. Quân đội Thổ hy vọng, Leopard-2A4 sẽ chống được tên lửa chống tăng của IS và xe bom tự sát (IED), mà trước đó đã phá hủy nhiều xe tăng M-60 Patton của nước này.
Đây cũng là lần đầu tiên xe tăng chủ lực Leopard-2A4 tham chiến; nhưng càng kỳ vọng bao nhiêu, thì người Thổ lại thất vọng bấy nhiêu, vì những chiếc Leopard-2A4 không thể chịu được hỏa lực của đối phương, và nhiều xe tăng Leopard bị bắn cháy trong chiến đấu.
Tổng cộng, Quân đội Thổ bị thiệt hại khoảng 11 xe tăng, ba xe chiến đấu bộ binh và một xe bọc thép trong trận chiến tại al-Bab. Lực lượng IS sau đó đã tung video phát trực tiếp về việc họ phá hủy 10 xe tăng Leopard bị; 5 trong số đó bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng, 2 chiếc khác do mìn hoặc IED, một chiếc do tên lửa hoặc đạn cối, và 2 chiếc chưa rõ nguyên nhân.
Màn thực chiến “tệ hại” này, khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận và yêu cầu Đức, ngay lập tức nâng cấp các xe tăng chiến đấu chủ lực thời Chiến tranh Lạnh với các biện pháp bảo vệ tên lửa và giáp bụng mới. Đồng thời yêu cầu bổ sung hệ thống bảo vệ chủ động (APS), có khả năng phát hiện và đánh chặn tên lửa hoặc đạn chống tăng.
Những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm thuyết phục Đức cung cấp các bản nâng cấp mới cho Leopard-2A4 đã không thành công, khi Đức áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ, vì Quân đội Thổ đang sử dụng những chiếc Leopard 2 để tiến công các chiến binh người Kurd ở các vùng Afrin và Manbij của Syria.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mẫu xe tăng Leopard-2A4 được thiết kế để chiến đấu trong một cuộc chiến tranh tổng lực, trong đó các lữ đoàn thiết giáp, được hộ tống bởi lực lượng bộ binh mặt đất và các phương tiện hỗ trợ khác, di chuyển trong các đơn vị tập trung cơ động cao.
Là phát minh của thời Chiến tranh Lạnh, những chiếc Leopard-2 không nhằm mục đích đối đầu với IED và tên lửa do quân nổi dậy phục kích, trong các chiến dịch chống nổi dậy dài hơi; Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận ra rằng, xe tăng của họ không có lợi thế, khi tham gia một cuộc chiến chống nổi dậy và lợi thế công nghệ của họ đã mất dần đi.
Leopard-2A4 vẫn giữ cấu hình tháp pháo hình hộp, ít có khả năng bảo vệ trước những tên lửa chống tăng hiện đại; đặc biệt là đối với giáp sau và giáp hông dễ bị tổn thương hơn; đây là một vấn đề lớn hơn trong môi trường chống nổi dậy, nơi một cuộc tấn công có thể đến từ bất kỳ hướng nào.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu một phần trách nhiệm về tổn thất xe tăng, vì những chiếc Leopard-2 được triển khai trong môi trường chiến đấu đa miền, mà không có sự hỗ trợ đắc lực của bộ binh, khiến chúng dễ bị phục kích.
Thổ Nhĩ Kỳ đã mua 354 xe tăng Leopard 2A4 từ Đức vào đầu những năm 2000, khi quan hệ chính trị giữa hai nước đang tốt đẹp, với việc cả hai đều là thành viên NATO.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua Leopard-2A4 đã giúp nâng cao sức mạnh chiến đấu cho Quân đội nước này một năng lực đáng kể; khi trước đó, xe tăng chiến đấu chủ lực của họ chỉ là M-60 Patton của Mỹ, được sản xuất vào thập niên 1960.
Một loại xe tăng cùng thời khác của xe tăng Leopard 2A4 là xe tăng M1 Abrams, đóng vai trò là xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Mỹ. Trong cuộc chiến tranh Iraq năm 1991, chiếc M1 lần đầu tiên thực chiến, tiêu diệt hơn 2.000 xe tăng Iraq và không một chiếc xe tăng Abram nào bị hư hại.
Cả M1A1 và Leopard-2 đều có khả năng đánh bại hầu hết các loại xe tăng do Nga chế tạo ở tầm trung và tầm xa, và giáp xe đủ chắc chắn để chịu được hỏa lực từ các loại pháo tiêu chuẩn 125 mm. Cả hai đều “tự hào” có hệ thống ngắm bắn vượt trội, có thể tung ra các đòn tấn công phủ đầu chống lại đối phương.
Với việc Đức từ chối yêu cầu về nâng cấp xe tăng Leopard-2 Thổ Nhĩ Kỳ, buộc người Thổ phải chuyển sang các công ty quốc phòng trong nước, để tích hợp các công nghệ mới. Hãng Roketsan của Thổ, đang thử nghiệm lớp giáp bổ sung T1 trên xe tăng Đức, và khả năng chống đạn chống tăng đã được nâng cao.
Lớp giáp mới được tích hợp vào Leopard-2A4 giúp nó chống lại hầu hết các loại tên lửa chống tăng và đạn lựu phóng từ súng chống tăng (RPG), do các nhóm nổi dậy, ở các khu vực mà Quân đội Thổ tham chiến.
Ngoài ra công ty Aselsan của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng tham gia hiện đại hóa Leopard 2A4 lên chuẩn NG. Các nâng cấp bao gồm lớp giáp mới hạng nặng, có thể bảo vệ chống lại các thiết bị nổ IED, nhất là dưới sàn xe. Hệ thống quang học và điều khiển hỏa lực cũng được Aselsan nâng cấp.
Sau lệnh cấm vận vũ khí của hầu hết các đồng minh phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực bắt tay vào phát triển lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Trong tương lai gần, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay thế xe tăng M-60 Paton và Leopard 2A4 bằng xe tăng "nhà trồng" mang tên Altay. Nguồn ảnh: Flickr.
Chỉ với một vại bia, người Đức đã cho cả thế giới thấy khả năng chế tạo xe tăng của mình. Nguồn: Welk.