Kỹ thuật bắn điểm xạ hai viên một của AK-47, được Việt Nam áp dụng trong kháng chiến chống Mỹ, nhưng ít người hiểu được bí mật của tuyệt kỹ này. Trong các khoa mục huấn luyện bắn súng AK của Quân đội nhân dân Việt Nam, kỹ năng bắn điểm xạ hai viên một rất được chú trọng. Tuyệt kỹ bắn điểm xạ này được bộ đội Việt Nam áp dụng hết sức hiệu quả trong kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay kỹ năng này đã được phổ biến và áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng tại sao cần phải điểm xạ hai viên một mà không phải là ba hay nhiều hơn?Súng tiểu liên AK hoạt động theo nguyên lý trích khí, khí thuốc trong nòng súng sẽ đẩy đầu đạn đi, khí thuốc sẽ được trích một phần qua lỗ trích khí, sẽ đẩy lùi bộ phận khóa nòng. Khóa nòng lùi về sau sẽ kéo và hất vỏ đạn ra ngoài. Khi lùi hết cỡ về sau do, lò xo bị nén sẽ bung ra đẩy khóa nòng về trước, đồng thời đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn. Nhờ nguyên lý này mà súng trường tấn công AK-47 có thể bắn liên tục hoặc phát một, mà không cần dùng tay lên đạn như các loại súng thế hệ cũ hơn. Do việc trích khí được lấy ra phía trên nòng súng, cũng như chuyển động của bệ khóa nòng ra phía sau có vận tốc rất lớn, nhưng bị chặn lại đột ngột, do vậy khi bắn súng thường có xu hướng nẩy nòng lên phía trên. Ngoài ra, lực đẩy bệ khóa nòng về phía sau của AK rất lớn. Nhờ lực đẩy rất lớn này nên AK có thể hoạt động khi vướng cát bụi mà không bị kẹt, từ đó đảm bảo súng có thể hoạt động trong những điều kiện chiến trường khắc nghiệt. Tuy nhiên vì lực đẩy về rất mạnh, kết hợp với đạn sử dụng loại đạn lớn 7,62 mm, nên nên lực giật tác dụng lên vai xạ thủ cũng mạnh không kém. Điều đó làm cho vai phải người bắn thường bị đẩy ra phía sau khi tác xạ, làm cho khi bắn, nòng súng không chỉ nẩy lên trên mà còn nẩy sang phải, hạn chế khả năng chính xác khi bắn.Để hạn chế nhược điểm này, các loại súng tiểu liên AKM ra đời sau AK-47, được gắn thêm một bộ phận đầu nòng gọi là mấu chống giật. Chính vì bộ phận này mà AKM thường được nhiều người gọi vui là AK “mẻ nòng”.Mấu chống giật là một ống có cấu tạo đặc biệt, hình vát chéo với góc độ được tính toán phức tạp. Khi bắn, lực tác dụng của khí thuốc khi đạn ra khỏi nòng, tác dụng lên phần vát này sẽ không đều, có tác dụng hạn chế nẩy nòng súng lên trên và sang phải. Với cải tiến này đã nâng cao độ chụm của các loạt bắn. Do súng có độ tản mát khá lớn khi tiến hành bắn loạt. Thông thường với người có kỹ năng tốt và tầm bắn nằm trong khoảng 50-200 m thì viên thứ nhất sẽ khá chính xác, viên thứ hai thường ăn cao lên phía trên điểm ngắm và từ viên thứ ba, độ chính xác gần như không còn. Trong chiến đấu, để tạo uy lực và tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu, AK thường được bắn loạt hai viên một. Súng AK hiện nay không có nấc bắn hai viên hoặc ba viên một, nên kỹ thuật điểm xạ hoàn toàn phụ thuộc vào xạ thủ. Tốt nhất là hai viên một, bởi như vậy sẽ vừa đảm bảo hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao nhất, vừa tiết kiệm được đạn chiến đấu. Khi giao tranh, việc mang theo nhiều băng đạn cùng lúc sẽ giảm tính cơ động của người lính và việc tiếp tế đạn cũng gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm. Theo tiêu chuẩn hiện nay, mỗi người lính thường mang theo 3 băng đạn rời và một băng đạn đi kèm súng. So với việc sử dụng đạn cỡ 5,56mm, ba băng đạn rời cỡ đạn 7,62mm của AK nặng hơn rất nhiều. Việc chế tạo AK có thể bắn được loạt hai viên một là điều không quá phức tạp. Tuy nhiên, cải tiến này làm giảm uy lực và độ tin cậy của súng nên chưa được áp dụng rộng rãi. Với những lí do như trên, nên dễ hiểu vì sao điểm xạ hai viên một với AK, luôn là một tuyệt kỹ được chú trọng huấn luyện cho mỗi người lính. Yếu lĩnh của tuyệt kỹ này là: "Bóp vào nhả ngay, ra tay dính cò". Không chỉ cần nắm vững yếu lĩnh động tác mà người lính cần phải có một tâm lý bình tĩnh, gan dạ mới có thể áp dụng thành công trong lúc chiến đấu. Một xạ thủ có thể bắn điểm xạ hai viên AK-47, trúng bia số 7 ở khoảng cách 100 m, với hai điểm chạm chỉ cách nhau 10 đến 15 cm. Trong thời kháng chiến chống Mỹ, quân địch đều hết sức lo sợ khi nghe những tiếng súng điểm xạ “bằng, bằng” đều đặn, vì đó là dấu hiệu của việc chúng đang đối đầu với "lính cựu", dày dặn trận mạc. Tới thời điểm hiện tại, kỹ thuật bắn nay vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới huấn luyện cho binh lính. Thậm chí ngay cả khi các loại vũ khí hiện đại có sẵn chế độ bắn điểm xạ, kỹ thuật này chắc chắn vẫn sẽ được áp dụng trong một thời gian dài nữa.
Kỹ thuật bắn điểm xạ hai viên một của AK-47, được Việt Nam áp dụng trong kháng chiến chống Mỹ, nhưng ít người hiểu được bí mật của tuyệt kỹ này. Trong các khoa mục huấn luyện bắn súng AK của Quân đội nhân dân Việt Nam, kỹ năng bắn điểm xạ hai viên một rất được chú trọng.
Tuyệt kỹ bắn điểm xạ này được bộ đội Việt Nam áp dụng hết sức hiệu quả trong kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay kỹ năng này đã được phổ biến và áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng tại sao cần phải điểm xạ hai viên một mà không phải là ba hay nhiều hơn?
Súng tiểu liên AK hoạt động theo nguyên lý trích khí, khí thuốc trong nòng súng sẽ đẩy đầu đạn đi, khí thuốc sẽ được trích một phần qua lỗ trích khí, sẽ đẩy lùi bộ phận khóa nòng. Khóa nòng lùi về sau sẽ kéo và hất vỏ đạn ra ngoài. Khi lùi hết cỡ về sau do, lò xo bị nén sẽ bung ra đẩy khóa nòng về trước, đồng thời đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.
Nhờ nguyên lý này mà súng trường tấn công AK-47 có thể bắn liên tục hoặc phát một, mà không cần dùng tay lên đạn như các loại súng thế hệ cũ hơn. Do việc trích khí được lấy ra phía trên nòng súng, cũng như chuyển động của bệ khóa nòng ra phía sau có vận tốc rất lớn, nhưng bị chặn lại đột ngột, do vậy khi bắn súng thường có xu hướng nẩy nòng lên phía trên.
Ngoài ra, lực đẩy bệ khóa nòng về phía sau của AK rất lớn. Nhờ lực đẩy rất lớn này nên AK có thể hoạt động khi vướng cát bụi mà không bị kẹt, từ đó đảm bảo súng có thể hoạt động trong những điều kiện chiến trường khắc nghiệt.
Tuy nhiên vì lực đẩy về rất mạnh, kết hợp với đạn sử dụng loại đạn lớn 7,62 mm, nên nên lực giật tác dụng lên vai xạ thủ cũng mạnh không kém. Điều đó làm cho vai phải người bắn thường bị đẩy ra phía sau khi tác xạ, làm cho khi bắn, nòng súng không chỉ nẩy lên trên mà còn nẩy sang phải, hạn chế khả năng chính xác khi bắn.
Để hạn chế nhược điểm này, các loại súng tiểu liên AKM ra đời sau AK-47, được gắn thêm một bộ phận đầu nòng gọi là mấu chống giật. Chính vì bộ phận này mà AKM thường được nhiều người gọi vui là AK “mẻ nòng”.
Mấu chống giật là một ống có cấu tạo đặc biệt, hình vát chéo với góc độ được tính toán phức tạp. Khi bắn, lực tác dụng của khí thuốc khi đạn ra khỏi nòng, tác dụng lên phần vát này sẽ không đều, có tác dụng hạn chế nẩy nòng súng lên trên và sang phải. Với cải tiến này đã nâng cao độ chụm của các loạt bắn.
Do súng có độ tản mát khá lớn khi tiến hành bắn loạt. Thông thường với người có kỹ năng tốt và tầm bắn nằm trong khoảng 50-200 m thì viên thứ nhất sẽ khá chính xác, viên thứ hai thường ăn cao lên phía trên điểm ngắm và từ viên thứ ba, độ chính xác gần như không còn.
Trong chiến đấu, để tạo uy lực và tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu, AK thường được bắn loạt hai viên một. Súng AK hiện nay không có nấc bắn hai viên hoặc ba viên một, nên kỹ thuật điểm xạ hoàn toàn phụ thuộc vào xạ thủ. Tốt nhất là hai viên một, bởi như vậy sẽ vừa đảm bảo hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao nhất, vừa tiết kiệm được đạn chiến đấu.
Khi giao tranh, việc mang theo nhiều băng đạn cùng lúc sẽ giảm tính cơ động của người lính và việc tiếp tế đạn cũng gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm. Theo tiêu chuẩn hiện nay, mỗi người lính thường mang theo 3 băng đạn rời và một băng đạn đi kèm súng. So với việc sử dụng đạn cỡ 5,56mm, ba băng đạn rời cỡ đạn 7,62mm của AK nặng hơn rất nhiều.
Việc chế tạo AK có thể bắn được loạt hai viên một là điều không quá phức tạp. Tuy nhiên, cải tiến này làm giảm uy lực và độ tin cậy của súng nên chưa được áp dụng rộng rãi. Với những lí do như trên, nên dễ hiểu vì sao điểm xạ hai viên một với AK, luôn là một tuyệt kỹ được chú trọng huấn luyện cho mỗi người lính.
Yếu lĩnh của tuyệt kỹ này là: "Bóp vào nhả ngay, ra tay dính cò". Không chỉ cần nắm vững yếu lĩnh động tác mà người lính cần phải có một tâm lý bình tĩnh, gan dạ mới có thể áp dụng thành công trong lúc chiến đấu.
Một xạ thủ có thể bắn điểm xạ hai viên AK-47, trúng bia số 7 ở khoảng cách 100 m, với hai điểm chạm chỉ cách nhau 10 đến 15 cm. Trong thời kháng chiến chống Mỹ, quân địch đều hết sức lo sợ khi nghe những tiếng súng điểm xạ “bằng, bằng” đều đặn, vì đó là dấu hiệu của việc chúng đang đối đầu với "lính cựu", dày dặn trận mạc.
Tới thời điểm hiện tại, kỹ thuật bắn nay vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới huấn luyện cho binh lính. Thậm chí ngay cả khi các loại vũ khí hiện đại có sẵn chế độ bắn điểm xạ, kỹ thuật này chắc chắn vẫn sẽ được áp dụng trong một thời gian dài nữa.