Tại triển lãm kỹ thuật quân sự Army 2022, chuyên gia kỹ thuật từ nhà máy Uralvagonzavod của Nga cho biết. So với phiên bản xe tăng chủ lực T-90M, phiên bản T-90MS là một sự cải tiến vượt bậc.Cụ thể, xe tăng T-90MS được chế tạo để có thể thay đổi nhiều cấu hình khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của từng khách hàng.Phiên bản này có thể dễ dàng nhận ra với hệ thống súng máy điều khiển từ bên trong xe. Điều này giúp trưởng xe không cần phải chui ra ngoài để sử dụng súng máy, qua đó giảm thiểu được việc bị tấn công trên chiến trường.Theo thông tin được tờ Sputnik đăng tải, xe tăng T-90MS hội tụ đầy đủ mọi công nghệ hiện đại nhất trên các dòng xe tăng của phương Tây hiện nay. Nhưng điểm ăn tiền nhất ở đây, đó là T-90MS nhẹ hơn hẳn so với xe tăng chủ lực M1A2 của Mỹ hay Leopard 2 của Đức.Xe tăng nhẹ hơn - nghĩa là chúng có độ cơ động cao hơn. Trọng lượng chỉ 48 tấn của T-90MS cũng phù hợp hơn với điều kiện đường xá ở những quốc gia đang phát triển.Trong khi đó, các loại xe tăng chủ lực của phương Tây ví dụ như M1A2 Abrams, có trọng lượng lên tới 68 tấn, đòi hỏi hệ thống giao thông phải phát triển ở mức độ nhất, định, mới có thể "chịu tải" được cho phương tiện này.Với pháo tự hành Msta 2S19M2, Viện trưởng Viện thiết kế đặc biệt Trnasmash Spetstechnika, ông Aleksey Shchipanov khẳng định, đây là loại pháo tự hành "tốt ở mọi khía cạnh".Ông liệt kê một loạt các ưu điểm của pháo tự hành Msta phiên bản mới, trong đó bao gồm việc nó có tốc độ bắn nhanh, nhiều chế độ bắn, có khả năng nâng nòng cực cao và có khả năng bảo vệ kíp lái rất tốt.Loại pháo tự hành này sử dụng cỡ nòng 152mm, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên mặt đất của đối phương, bao gồm các căn cứ lộ thiên, xe thiết giáp, phương tiện quân sự, công sự kiên cố,...Thậm chí, một phiên bản khác của Msta là 2S19M1-155 còn có khả năng khai hỏa đạn pháo cỡ nòng 155mm chuẩn NATO. Đây là cách người Nga nhắm tới thị trường châu Âu với nhiều quốc gia đã quen với vũ khí Liên Xô, nhưng đang dần muốn chuyển qua sử dụng vũ khí theo hệ NATO.Tầm bắn tối đa của Msta lên tới 17 km, nó có khả năng bắn cả đạn chuẩn NATO và đạn Krasnopol-M đời mới do Nga sản xuất. Phiên bản 2S19M2 thậm chí còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực đời mới, cho phép tăng tốc độ bắn.Hiện tại, pháo tự hành Msta 2S19 hiện đang được sử dụng tại hơn 10 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Nga, Ukraine, Azerbaijan và Venezuela.
Tại triển lãm kỹ thuật quân sự Army 2022, chuyên gia kỹ thuật từ nhà máy Uralvagonzavod của Nga cho biết. So với phiên bản xe tăng chủ lực T-90M, phiên bản T-90MS là một sự cải tiến vượt bậc.
Cụ thể, xe tăng T-90MS được chế tạo để có thể thay đổi nhiều cấu hình khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của từng khách hàng.
Phiên bản này có thể dễ dàng nhận ra với hệ thống súng máy điều khiển từ bên trong xe. Điều này giúp trưởng xe không cần phải chui ra ngoài để sử dụng súng máy, qua đó giảm thiểu được việc bị tấn công trên chiến trường.
Theo thông tin được tờ Sputnik đăng tải, xe tăng T-90MS hội tụ đầy đủ mọi công nghệ hiện đại nhất trên các dòng xe tăng của phương Tây hiện nay. Nhưng điểm ăn tiền nhất ở đây, đó là T-90MS nhẹ hơn hẳn so với xe tăng chủ lực M1A2 của Mỹ hay Leopard 2 của Đức.
Xe tăng nhẹ hơn - nghĩa là chúng có độ cơ động cao hơn. Trọng lượng chỉ 48 tấn của T-90MS cũng phù hợp hơn với điều kiện đường xá ở những quốc gia đang phát triển.
Trong khi đó, các loại xe tăng chủ lực của phương Tây ví dụ như M1A2 Abrams, có trọng lượng lên tới 68 tấn, đòi hỏi hệ thống giao thông phải phát triển ở mức độ nhất, định, mới có thể "chịu tải" được cho phương tiện này.
Với pháo tự hành Msta 2S19M2, Viện trưởng Viện thiết kế đặc biệt Trnasmash Spetstechnika, ông Aleksey Shchipanov khẳng định, đây là loại pháo tự hành "tốt ở mọi khía cạnh".
Ông liệt kê một loạt các ưu điểm của pháo tự hành Msta phiên bản mới, trong đó bao gồm việc nó có tốc độ bắn nhanh, nhiều chế độ bắn, có khả năng nâng nòng cực cao và có khả năng bảo vệ kíp lái rất tốt.
Loại pháo tự hành này sử dụng cỡ nòng 152mm, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên mặt đất của đối phương, bao gồm các căn cứ lộ thiên, xe thiết giáp, phương tiện quân sự, công sự kiên cố,...
Thậm chí, một phiên bản khác của Msta là 2S19M1-155 còn có khả năng khai hỏa đạn pháo cỡ nòng 155mm chuẩn NATO. Đây là cách người Nga nhắm tới thị trường châu Âu với nhiều quốc gia đã quen với vũ khí Liên Xô, nhưng đang dần muốn chuyển qua sử dụng vũ khí theo hệ NATO.
Tầm bắn tối đa của Msta lên tới 17 km, nó có khả năng bắn cả đạn chuẩn NATO và đạn Krasnopol-M đời mới do Nga sản xuất. Phiên bản 2S19M2 thậm chí còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực đời mới, cho phép tăng tốc độ bắn.
Hiện tại, pháo tự hành Msta 2S19 hiện đang được sử dụng tại hơn 10 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Nga, Ukraine, Azerbaijan và Venezuela.