Dù Ukraine hiện đã có tiêm kích "cao cấp" F-16, được phương Tây ca ngợi hết lời; nhưng với giới phân tích quân sự, tiêm kích Su-27 hùng mạnh một thời mới là "ông vua" thực sự của Không quân Ukraine. Đáng tiếc là vị “vua” này nhiều khả năng đã rút hoàn toàn khỏi sứ mệnh chiến đấu của Không quân Ukraine.Theo thông tin mới nhất từ Bộ Quốc phòng Nga, vào ngày 15/9, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đã bắn hạ thành công 2 máy bay chiến đấu Su-27 của Ukraine. Kết quả này đồng nghĩa với việc toàn bộ chiến đấu cơ dòng Flanker mà Liên Xô để lại cho Không quân Ukraine có thể đã “xóa sổ”.Trang web “Military Observer” chỉ ra rằng, 2 chiếc Su-27 bị bắn hạ lần này rất có thể là 2 chiếc cuối cùng còn sót lại trong biên chế chiến đấu của Không quân Ukraine. Để kiểm chứng nhận định này, tác giả đã tiến hành đánh giá chi tiết:Sau khi Liên Xô tan rã, chỉ có Nga, Ukraine và Belarus được chia số máy bay chiến đấu Su-27, loại chiến đấu cơ được cho là hiện đại nhất của Không quân Liên Xô khi đó. Trong đó, Nga được chia số lượng nhiều nhất và hầu như toàn bộ dây chuyền sản xuất Su-27 nằm trên lãnh thổ Nga; Ukraine được chia nhiều thứ hai và có các nhà máy bảo dưỡng lớn Su-27 và có khả năng sản xuất động cơ cho loại máy bay này. Khi cuộc nội chiến Ukraine nổ ra vào năm 2014, một số chiếc Su-27 đã bị lực lượng dân quân Donbass bắn hạ. Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra (tính đến cuối năm 2021), Không quân Ukraine vẫn còn 31 chiếc máy bay Su-27.Trong năm đầu tiên của cuộc xung đột, những chiếc "Flanker" này, với tư cách là “anh cả” của Không quân Ukraine, được triển khai thường xuyên và tổng cộng 12 chiếc trong số đó đã bị tiêu diệt bởi tên lửa trên mặt đất, và 5 chiếc khác bị hư hại do các cuộc tấn công và vận chuyển.Bước sang năm 2023, Không quân Ukraine nhận ra khoảng cách sức mạnh với Lực lượng hàng không vũ trụ Nga và giảm xuất kích số lượng máy bay chiến đấu để không chiến, mà tập trung vào các nhiệm vụ tấn công mặt đất tầm xa, bằng tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP EG, do Anh và Pháp viện trợ.Kể từ đầu năm nay, mặc dù chiến thuật của Không quân Ukraine vẫn thận trọng theo kiểu “biết người, biết mình”, nhưng do việc Nga sử dụng UAV tăng đột biến, các máy bay chiến đấu đậu tại sân bay đã bị tổn thất nặng. Tính đến đầu tháng 9 này, 5 chiếc Su-27 đã bị thiệt hại, 4 chiếc khác bị UAV của Nga phá hủy và về cơ bản đã bị loại bỏ. Dựa trên thông tin trên, ít nhất 28 trong số 31 chiếc Su-27 thuộc sở hữu của Không quân Ukraine trước khi chiến tranh bắt đầu đã bị phá hủy. Cộng với 2 chiếc bị thiệt hại hôm 15/9, có thể nói Không quân Ukraine còn rất ít máy bay chiến đấu Su-27 còn hoạt động. Mặc dù một số vẫn được sử dụng để huấn luyện, nhưng khoảng cách về hiệu suất giữa các máy bay huấn luyện này và máy bay chiến đấu thực tế là rất đáng kể. Về cơ bản có thể xác định rằng Không quân Ukraine hiện không có Su-27 nào có thể sử dụng được trong chiến đấu thực tế.Sự vắng bóng của Su-27 trên không phận Ukraine chắc chắn là một đòn giáng rất lớn vào Không quân Ukraine. Mặc dù loại máy bay chiến đấu này đã ra đời hơn 40 năm, nhưng đối với Ukraine, quốc gia không có khả năng độc lập sản xuất máy bay chiến đấu, nó vẫn luôn là máy bay chiến đấu hạng nặng, có tính năng kỹ chiến thuật cao nhất trong lực lượng Không quân Ukraine. Su-27 cũng là loại máy bay chiến đấu duy nhất, có thể đối đầu với các máy bay chiến đấu Nga, để giành ưu thế trên không. Ngay cả khi đối đầu với F-16 của phương Tây, Su-27 vẫn có lợi thế đáng kể về tầm hoạt động, tải trọng vũ khí, hiệu suất bay và khả năng bảo trì.Tuy nhiên, bất lợi về số lượng đã khiến Không quân Ukraine không thể đối đầu với Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga. Hơn 50 chiếc Su-27 ban đầu được tiếp nhận khi Liên Xô sụp đổ, vì nhiều lý do khác nhau nên hiện chỉ còn lại rất ít. Tệ hơn nữa, loại máy bay chiến đấu này đã không nhận được bất kỳ bổ sung nào sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, bởi trong lịch sử, Su-27 gần như chưa bao giờ được bán cho các nước châu Âu và các quốc gia sử dụng hiện tại không thể hỗ trợ Ukraine. Có vẻ như Không quân Ukraine đang thực sự nói lời chia tay với “cựu vương không quân" Su-27. (Ảnh Ukrinform, TASS, Wikipedia).
Dù Ukraine hiện đã có tiêm kích "cao cấp" F-16, được phương Tây ca ngợi hết lời; nhưng với giới phân tích quân sự, tiêm kích Su-27 hùng mạnh một thời mới là "ông vua" thực sự của Không quân Ukraine. Đáng tiếc là vị “vua” này nhiều khả năng đã rút hoàn toàn khỏi sứ mệnh chiến đấu của Không quân Ukraine.
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Quốc phòng Nga, vào ngày 15/9, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đã bắn hạ thành công 2 máy bay chiến đấu Su-27 của Ukraine. Kết quả này đồng nghĩa với việc toàn bộ chiến đấu cơ dòng Flanker mà Liên Xô để lại cho Không quân Ukraine có thể đã “xóa sổ”.
Trang web “Military Observer” chỉ ra rằng, 2 chiếc Su-27 bị bắn hạ lần này rất có thể là 2 chiếc cuối cùng còn sót lại trong biên chế chiến đấu của Không quân Ukraine. Để kiểm chứng nhận định này, tác giả đã tiến hành đánh giá chi tiết:
Sau khi Liên Xô tan rã, chỉ có Nga, Ukraine và Belarus được chia số máy bay chiến đấu Su-27, loại chiến đấu cơ được cho là hiện đại nhất của Không quân Liên Xô khi đó. Trong đó, Nga được chia số lượng nhiều nhất và hầu như toàn bộ dây chuyền sản xuất Su-27 nằm trên lãnh thổ Nga; Ukraine được chia nhiều thứ hai và có các nhà máy bảo dưỡng lớn Su-27 và có khả năng sản xuất động cơ cho loại máy bay này.
Khi cuộc nội chiến Ukraine nổ ra vào năm 2014, một số chiếc Su-27 đã bị lực lượng dân quân Donbass bắn hạ. Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra (tính đến cuối năm 2021), Không quân Ukraine vẫn còn 31 chiếc máy bay Su-27.
Trong năm đầu tiên của cuộc xung đột, những chiếc "Flanker" này, với tư cách là “anh cả” của Không quân Ukraine, được triển khai thường xuyên và tổng cộng 12 chiếc trong số đó đã bị tiêu diệt bởi tên lửa trên mặt đất, và 5 chiếc khác bị hư hại do các cuộc tấn công và vận chuyển.
Bước sang năm 2023, Không quân Ukraine nhận ra khoảng cách sức mạnh với Lực lượng hàng không vũ trụ Nga và giảm xuất kích số lượng máy bay chiến đấu để không chiến, mà tập trung vào các nhiệm vụ tấn công mặt đất tầm xa, bằng tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP EG, do Anh và Pháp viện trợ.
Kể từ đầu năm nay, mặc dù chiến thuật của Không quân Ukraine vẫn thận trọng theo kiểu “biết người, biết mình”, nhưng do việc Nga sử dụng UAV tăng đột biến, các máy bay chiến đấu đậu tại sân bay đã bị tổn thất nặng. Tính đến đầu tháng 9 này, 5 chiếc Su-27 đã bị thiệt hại, 4 chiếc khác bị UAV của Nga phá hủy và về cơ bản đã bị loại bỏ.
Dựa trên thông tin trên, ít nhất 28 trong số 31 chiếc Su-27 thuộc sở hữu của Không quân Ukraine trước khi chiến tranh bắt đầu đã bị phá hủy. Cộng với 2 chiếc bị thiệt hại hôm 15/9, có thể nói Không quân Ukraine còn rất ít máy bay chiến đấu Su-27 còn hoạt động.
Mặc dù một số vẫn được sử dụng để huấn luyện, nhưng khoảng cách về hiệu suất giữa các máy bay huấn luyện này và máy bay chiến đấu thực tế là rất đáng kể. Về cơ bản có thể xác định rằng Không quân Ukraine hiện không có Su-27 nào có thể sử dụng được trong chiến đấu thực tế.
Sự vắng bóng của Su-27 trên không phận Ukraine chắc chắn là một đòn giáng rất lớn vào Không quân Ukraine. Mặc dù loại máy bay chiến đấu này đã ra đời hơn 40 năm, nhưng đối với Ukraine, quốc gia không có khả năng độc lập sản xuất máy bay chiến đấu, nó vẫn luôn là máy bay chiến đấu hạng nặng, có tính năng kỹ chiến thuật cao nhất trong lực lượng Không quân Ukraine.
Su-27 cũng là loại máy bay chiến đấu duy nhất, có thể đối đầu với các máy bay chiến đấu Nga, để giành ưu thế trên không. Ngay cả khi đối đầu với F-16 của phương Tây, Su-27 vẫn có lợi thế đáng kể về tầm hoạt động, tải trọng vũ khí, hiệu suất bay và khả năng bảo trì.
Tuy nhiên, bất lợi về số lượng đã khiến Không quân Ukraine không thể đối đầu với Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga. Hơn 50 chiếc Su-27 ban đầu được tiếp nhận khi Liên Xô sụp đổ, vì nhiều lý do khác nhau nên hiện chỉ còn lại rất ít.
Tệ hơn nữa, loại máy bay chiến đấu này đã không nhận được bất kỳ bổ sung nào sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, bởi trong lịch sử, Su-27 gần như chưa bao giờ được bán cho các nước châu Âu và các quốc gia sử dụng hiện tại không thể hỗ trợ Ukraine. Có vẻ như Không quân Ukraine đang thực sự nói lời chia tay với “cựu vương không quân" Su-27. (Ảnh Ukrinform, TASS, Wikipedia).