Hãy nói về vấn đề Mỹ và Anh có dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công các mục tiêu ở Nga? Chúng ta đã thấy nhiều nhà phân tích nói rằng, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Biden và Thủ tướng Anh Starmer, họ đã không đề cập đến bất kỳ thông tin nào về vấn đề này.Trước đó, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra cảnh báo và vạch ra “ranh giới đỏ mới”. Tổng thống Putin đe dọa, nếu Mỹ và NATO bước qua “ranh giới đỏ”, Nga sẽ trực tiếp gây chiến, đặc biệt là do các phương tiện truyền thông chính thức của Nga đang lan truyền những tuyên bố này.Tuy nhiên, khi được hỏi ông Biden nghĩ gì về cảnh báo của ông Putin, về việc dỡ bỏ mọi hạn chế đối với Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây sẽ là lời tuyên chiến của NATO với Nga, Tổng thống Mỹ Biden trả lời: "Tôi không có ý kiến gì với ông Putin". Khi được hỏi sẽ mất bao lâu để chuẩn bị cho việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây tấn công lãnh thổ Nga, ông Biden nói, "chúng ta phải thảo luận vấn đề này ngay bây giờ".Cho đến nay, thái độ chính thức của Chính phủ Mỹ vẫn không thay đổi, đó là Ukraine sẽ không được phép sử dụng tên lửa của phương Tây để tấn công các mục tiêu ở Nga. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông phương Tây, trong đó có tờ Guardian, đã nhấn mạnh rằng, Washington và London đã quyết định dỡ bỏ các hạn chế và cho phép Quân đội Ukraine sử dụng chúng?Việc sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow của Anh để tấn công các mục tiêu ở Nga, nhưng vẫn chưa sẵn sàng công bố, "là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn nhằm chấm dứt chiến tranh tổng lực của Nga", tờ Guardian viết. Còn hãng tin Reuters của Anh và tờ Bloomberg của Mỹ nhấn mạnh, một khi phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa của phương Tây để tấn công các mục tiêu ở Nga, Điện Kremlin có thể thực hiện các biện pháp trả đũa, bao gồm tấn công các mục tiêu quân sự của Anh gần Nga và tiến hành các cuộc tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp (sử dụng bên thứ ba), phá hoại và tấn công mạng nhằm vào các nước NATO, thậm chí là các vụ thử hạt nhân để răn đe phương Tây. Theo thông tin được Giám đốc CIA William Burns tiết lộ, khi tham dự một sự kiện của tờ Financial Times trước đó, vào mùa thu năm 2022, sau khi Quân đội Ukraine mở cuộc phản công ở Kharkov, Chính phủ Mỹ biết được Điện Kremlin đã chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.Về thông tin này, William Burns đã gặp Sergey Naryshkin, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), đồng thời thông báo cho Điện Kremlin về hậu quả nghiêm trọng của việc làm đó, từ đó buộc Điện Kremlin phải thay đổi quyết định.Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh, Chính phủ Nga vẫn sẵn sàng đàm phán với Chính phủ Ukraine, nhưng không thể chấp nhận việc phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công Nga. Điều này hoàn toàn khác với quan điểm trước đây của Điện Kremlin, luôn từ chối đàm phán với Ukraine. Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ, ông Sullivan thông báo rằng, Chính phủ Mỹ đang xây dựng một gói hỗ trợ lớn cho Ukraine, gói này có thể được công bố vào cuối tháng này và sẽ bao gồm nhiều khả năng khác nhau để hỗ trợ Ukraine;Hiện giới quan sát chưa biết gói viện trợ lớn này, mà ông Sullivan đang nói đến là gì? Nhưng xét đến việc Nhà Trắng đang tìm cách yêu cầu Quốc hội, gia hạn thời gian sử dụng 6 tỷ USD còn lại, dưới dạng ủy quyền đặc biệt từ Tổng thống Mỹ, một số nhà phân tích tin rằng, nó có thể liên quan đến điều này. Thông tin quan trọng nhất trong ngày đến từ Quân đội Nga. Các bức ảnh vệ tinh cho thấy, toàn bộ tàu của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, dường như đã rời cảng Novorossiysk ở phía đông bán đảo Crimea, vì không còn an toàn. Việc gần như toàn bộ tàu chiến của Hạm đội Biển Đen bất ngờ di chuyển, có liên quan đến việc Quân đội Ukraine được dỡ bỏ mọi hạn chế đối với việc sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow, hiện đang là dấu hỏi nghi ngờ? Theo một số thông tin, tầm bắn tối đa thực tế của tên lửa hành trình Storm Shadow là 560 km, chứ không phải 250 km hay 300 km như đã công bố trước đó. Nếu thông tin này là chính xác, thì Hạm đội Biển Đen bất ngờ rời Novorossiysk có lẽ lo sợ tên lửa hành trình Storm Shadow.Tên lửa hành trình Storm Shadow đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho Hạm đội Biển Đen kể từ khi Ukraine nhận được của Anh. Mặc dù Storm Shadow không thể tấn công các mục tiêu đang di chuyển, nhưng lại rất hiệu quả khi tấn công những tàu bè đang neo đậu trong cảng với mức chính xác rất cao. Đặc biệt tên lửa này rất khó phát hiện và đánh chặn.Hiện chưa có cơ sở khẳng định rằng, thông tin trên có liên quan đến việc dỡ bỏ lệnh cấm của phương Tây, đối với việc Quân đội Ukraine sử dụng tên lửa của phương Tây để tấn công các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, có vẻ như Điện Kremlin khá cảnh giác. Những tên lửa phương Tây như Storm Shadow hay ATACMS mặc dù chỉ có tầm bắn chỉ vài trăm km, nhưng có thể “tự tin” vượt qua hệ thống phòng không S-400 và các hệ thống phòng không khác do Nga sản xuất. Điều quan trọng hơn là Ukraine đã phớt lờ những “cảnh báo đỏ” của Nga, khi liên tục sử dụng nhiều loại tên lửa tấn công mặt đất và thậm chí cả tên lửa của nước ngoài, để tiến hành "các cuộc tấn công chính xác tầm xa" vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga, kể cả các mục tiêu được Nga coi là “nhạy cảm” với an ninh quốc gia, như hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo. (Nguồn ảnh: TASS, Sputnik, Ukrinform, Reuters).
Hãy nói về vấn đề Mỹ và Anh có dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công các mục tiêu ở Nga? Chúng ta đã thấy nhiều nhà phân tích nói rằng, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Biden và Thủ tướng Anh Starmer, họ đã không đề cập đến bất kỳ thông tin nào về vấn đề này.
Trước đó, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra cảnh báo và vạch ra “ranh giới đỏ mới”. Tổng thống Putin đe dọa, nếu Mỹ và NATO bước qua “ranh giới đỏ”, Nga sẽ trực tiếp gây chiến, đặc biệt là do các phương tiện truyền thông chính thức của Nga đang lan truyền những tuyên bố này.
Tuy nhiên, khi được hỏi ông Biden nghĩ gì về cảnh báo của ông Putin, về việc dỡ bỏ mọi hạn chế đối với Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây sẽ là lời tuyên chiến của NATO với Nga, Tổng thống Mỹ Biden trả lời: "Tôi không có ý kiến gì với ông Putin". Khi được hỏi sẽ mất bao lâu để chuẩn bị cho việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây tấn công lãnh thổ Nga, ông Biden nói, "chúng ta phải thảo luận vấn đề này ngay bây giờ".
Cho đến nay, thái độ chính thức của Chính phủ Mỹ vẫn không thay đổi, đó là Ukraine sẽ không được phép sử dụng tên lửa của phương Tây để tấn công các mục tiêu ở Nga. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông phương Tây, trong đó có tờ Guardian, đã nhấn mạnh rằng, Washington và London đã quyết định dỡ bỏ các hạn chế và cho phép Quân đội Ukraine sử dụng chúng?
Việc sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Storm Shadow của Anh để tấn công các mục tiêu ở Nga, nhưng vẫn chưa sẵn sàng công bố, "là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn nhằm chấm dứt chiến tranh tổng lực của Nga", tờ Guardian viết.
Còn hãng tin Reuters của Anh và tờ Bloomberg của Mỹ nhấn mạnh, một khi phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa của phương Tây để tấn công các mục tiêu ở Nga, Điện Kremlin có thể thực hiện các biện pháp trả đũa, bao gồm tấn công các mục tiêu quân sự của Anh gần Nga và tiến hành các cuộc tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp (sử dụng bên thứ ba), phá hoại và tấn công mạng nhằm vào các nước NATO, thậm chí là các vụ thử hạt nhân để răn đe phương Tây.
Theo thông tin được Giám đốc CIA William Burns tiết lộ, khi tham dự một sự kiện của tờ Financial Times trước đó, vào mùa thu năm 2022, sau khi Quân đội Ukraine mở cuộc phản công ở Kharkov, Chính phủ Mỹ biết được Điện Kremlin đã chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Về thông tin này, William Burns đã gặp Sergey Naryshkin, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), đồng thời thông báo cho Điện Kremlin về hậu quả nghiêm trọng của việc làm đó, từ đó buộc Điện Kremlin phải thay đổi quyết định.
Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh, Chính phủ Nga vẫn sẵn sàng đàm phán với Chính phủ Ukraine, nhưng không thể chấp nhận việc phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công Nga. Điều này hoàn toàn khác với quan điểm trước đây của Điện Kremlin, luôn từ chối đàm phán với Ukraine.
Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ, ông Sullivan thông báo rằng, Chính phủ Mỹ đang xây dựng một gói hỗ trợ lớn cho Ukraine, gói này có thể được công bố vào cuối tháng này và sẽ bao gồm nhiều khả năng khác nhau để hỗ trợ Ukraine;
Hiện giới quan sát chưa biết gói viện trợ lớn này, mà ông Sullivan đang nói đến là gì? Nhưng xét đến việc Nhà Trắng đang tìm cách yêu cầu Quốc hội, gia hạn thời gian sử dụng 6 tỷ USD còn lại, dưới dạng ủy quyền đặc biệt từ Tổng thống Mỹ, một số nhà phân tích tin rằng, nó có thể liên quan đến điều này.
Thông tin quan trọng nhất trong ngày đến từ Quân đội Nga. Các bức ảnh vệ tinh cho thấy, toàn bộ tàu của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, dường như đã rời cảng Novorossiysk ở phía đông bán đảo Crimea, vì không còn an toàn.
Việc gần như toàn bộ tàu chiến của Hạm đội Biển Đen bất ngờ di chuyển, có liên quan đến việc Quân đội Ukraine được dỡ bỏ mọi hạn chế đối với việc sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow, hiện đang là dấu hỏi nghi ngờ?
Theo một số thông tin, tầm bắn tối đa thực tế của tên lửa hành trình Storm Shadow là 560 km, chứ không phải 250 km hay 300 km như đã công bố trước đó. Nếu thông tin này là chính xác, thì Hạm đội Biển Đen bất ngờ rời Novorossiysk có lẽ lo sợ tên lửa hành trình Storm Shadow.
Tên lửa hành trình Storm Shadow đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho Hạm đội Biển Đen kể từ khi Ukraine nhận được của Anh. Mặc dù Storm Shadow không thể tấn công các mục tiêu đang di chuyển, nhưng lại rất hiệu quả khi tấn công những tàu bè đang neo đậu trong cảng với mức chính xác rất cao. Đặc biệt tên lửa này rất khó phát hiện và đánh chặn.
Hiện chưa có cơ sở khẳng định rằng, thông tin trên có liên quan đến việc dỡ bỏ lệnh cấm của phương Tây, đối với việc Quân đội Ukraine sử dụng tên lửa của phương Tây để tấn công các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, có vẻ như Điện Kremlin khá cảnh giác.
Những tên lửa phương Tây như Storm Shadow hay ATACMS mặc dù chỉ có tầm bắn chỉ vài trăm km, nhưng có thể “tự tin” vượt qua hệ thống phòng không S-400 và các hệ thống phòng không khác do Nga sản xuất.
Điều quan trọng hơn là Ukraine đã phớt lờ những “cảnh báo đỏ” của Nga, khi liên tục sử dụng nhiều loại tên lửa tấn công mặt đất và thậm chí cả tên lửa của nước ngoài, để tiến hành "các cuộc tấn công chính xác tầm xa" vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga, kể cả các mục tiêu được Nga coi là “nhạy cảm” với an ninh quốc gia, như hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo. (Nguồn ảnh: TASS, Sputnik, Ukrinform, Reuters).