Tập đoàn chế tạo máy bay khổng lồ Boeing của Mỹ mới đây cho biết, dự kiến sẽ ngừng sản xuất tiêm kích hạm F/A-18 Hornet nổi tiếng vào năm 2027 do thiếu đơn đặt hàng bổ sung.Theo thông báo, đơn đặt hàng cuối cùng đối với dòng máy bay chiến đấu nói trên đã được ký vào ngày 19/3 năm nay, khách hàng là Hải quân Mỹ, khi đặt mua 17 chiếc F/A-18E/F Super Hornet trong hợp đồng trị giá 1,3 tỷ USD.Các tiêm kích hạm nói trên sẽ được giao không muộn hơn mùa xuân năm 2027 và đây sẽ là những chiếc F/A-18 cuối cùng. Đồng thời nhà sản xuất cần được bổ sung đơn hàng, nếu không dây chuyền lắp ráp sẽ phải đóng cửa.Phó chủ tịch phụ trách mảng máy bay chiến đấu của Boeing - ông Mark Sears trong một cuộc phỏng vấn đã nói rằng nhà máy ở St. Louis dự kiến sẽ dần chuyển sang sản xuất dòng chiến đấu cơ thế hệ mới.Nếu điều này xảy ra, chu trình công nghệ sản xuất F/A-18 sẽ dần chậm lại và nhân lực cùng với máy móc rảnh rỗi sẽ được đưa sang các chương trình khác ví dụ như tiêm kích F-15EX, máy bay huấn luyện T-7A và máy bay không người lái MQ-25 Stingray.Tuy vậy cần nhấn mạnh việc ngừng sản xuất F/A-18 Super Hornet không đồng nghĩa với kỷ nguyên của chúng đã kết thúc, Hải quân Mỹ chưa có ý định từ bỏ loại máy bay chiến đấu này, bởi vì đây vẫn là tiêm kích hạm chủ lực của họ.Tiêm kích hạm F/A-18 sẽ chưa bị mất vị thế trên trong một thời gian khá dài nữa, bởi vậy các máy bay hiện có sẽ phải được nâng cấp lên phiên bản Block III, dự kiến quá trình trên diễn ra vào năm 2030.Nhưng trong tương lai, dòng tiêm kích hạm nổi tiếng này của Hải quân Mỹ sẽ phải được thay thế bằng F-35C Lightning II, hay một máy bay chiến đấu thế hệ mới khác tiên tiến hơn.Và đối với F/A-18, chỉ khi đó mới là sự kết thúc của một kỷ nguyên thực sự lâu dài. Cần nhấn mạnh, phiên bản Hornet đầu tiên đã phục vụ từ năm 1978, trong khi biến thể Super Hornet được cập nhật hoàn toàn ra đời vào năm 1995.Vấn đề nữa phải được nói tới chính là sự xuất hiện của F/A-18 Super Hornet là hệ quả của việc tiết kiệm ngân sách, bởi vào thập niên 1980, Lầu Năm Góc từng dự định trang bị cho các tàu sân bay máy bay tấn công tàng hình A-12 Avenger.Việc đóng cửa chương trình nghiên cứu phát triển loại máy bay này đã dẫn đến sự phát triển kinh tế nhất, đó chính là phiên bản Super Hornet được sử dụng rộng rãi vào thời điểm hiện nay.Trong nỗ lực duy trì dây chuyền sản xuất, Tập đoàn Boeing đang tích cực chào bán phiên bản F/A-18 Advance Super Hornet cho Hải quân Ấn Độ để sử dụng trên tàu sân bay tương lai trang bị máy phóng.Phiên bản mới của tiêm kích hạm F/A-18 được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ năm như giảm tín hiệu phản xạ radar nhờ khoang vũ khí tích hợp, hay bổ sung hệ thống điện tử hàng không tối tân.Mặc dù vậy, New Delhi cho thấy khả năng cao họ sẽ chọn chiếc Rafale-M của Pháp, nếu hợp đồng chính thức được ký kết thì có lẽ việc đóng cửa dây chuyền sản xuất đối với F/A-18 Hornet là không thể đảo ngược.
Tập đoàn chế tạo máy bay khổng lồ Boeing của Mỹ mới đây cho biết, dự kiến sẽ ngừng sản xuất tiêm kích hạm F/A-18 Hornet nổi tiếng vào năm 2027 do thiếu đơn đặt hàng bổ sung.
Theo thông báo, đơn đặt hàng cuối cùng đối với dòng máy bay chiến đấu nói trên đã được ký vào ngày 19/3 năm nay, khách hàng là Hải quân Mỹ, khi đặt mua 17 chiếc F/A-18E/F Super Hornet trong hợp đồng trị giá 1,3 tỷ USD.
Các tiêm kích hạm nói trên sẽ được giao không muộn hơn mùa xuân năm 2027 và đây sẽ là những chiếc F/A-18 cuối cùng. Đồng thời nhà sản xuất cần được bổ sung đơn hàng, nếu không dây chuyền lắp ráp sẽ phải đóng cửa.
Phó chủ tịch phụ trách mảng máy bay chiến đấu của Boeing - ông Mark Sears trong một cuộc phỏng vấn đã nói rằng nhà máy ở St. Louis dự kiến sẽ dần chuyển sang sản xuất dòng chiến đấu cơ thế hệ mới.
Nếu điều này xảy ra, chu trình công nghệ sản xuất F/A-18 sẽ dần chậm lại và nhân lực cùng với máy móc rảnh rỗi sẽ được đưa sang các chương trình khác ví dụ như tiêm kích F-15EX, máy bay huấn luyện T-7A và máy bay không người lái MQ-25 Stingray.
Tuy vậy cần nhấn mạnh việc ngừng sản xuất F/A-18 Super Hornet không đồng nghĩa với kỷ nguyên của chúng đã kết thúc, Hải quân Mỹ chưa có ý định từ bỏ loại máy bay chiến đấu này, bởi vì đây vẫn là tiêm kích hạm chủ lực của họ.
Tiêm kích hạm F/A-18 sẽ chưa bị mất vị thế trên trong một thời gian khá dài nữa, bởi vậy các máy bay hiện có sẽ phải được nâng cấp lên phiên bản Block III, dự kiến quá trình trên diễn ra vào năm 2030.
Nhưng trong tương lai, dòng tiêm kích hạm nổi tiếng này của Hải quân Mỹ sẽ phải được thay thế bằng F-35C Lightning II, hay một máy bay chiến đấu thế hệ mới khác tiên tiến hơn.
Và đối với F/A-18, chỉ khi đó mới là sự kết thúc của một kỷ nguyên thực sự lâu dài. Cần nhấn mạnh, phiên bản Hornet đầu tiên đã phục vụ từ năm 1978, trong khi biến thể Super Hornet được cập nhật hoàn toàn ra đời vào năm 1995.
Vấn đề nữa phải được nói tới chính là sự xuất hiện của F/A-18 Super Hornet là hệ quả của việc tiết kiệm ngân sách, bởi vào thập niên 1980, Lầu Năm Góc từng dự định trang bị cho các tàu sân bay máy bay tấn công tàng hình A-12 Avenger.
Việc đóng cửa chương trình nghiên cứu phát triển loại máy bay này đã dẫn đến sự phát triển kinh tế nhất, đó chính là phiên bản Super Hornet được sử dụng rộng rãi vào thời điểm hiện nay.
Trong nỗ lực duy trì dây chuyền sản xuất, Tập đoàn Boeing đang tích cực chào bán phiên bản F/A-18 Advance Super Hornet cho Hải quân Ấn Độ để sử dụng trên tàu sân bay tương lai trang bị máy phóng.
Phiên bản mới của tiêm kích hạm F/A-18 được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ năm như giảm tín hiệu phản xạ radar nhờ khoang vũ khí tích hợp, hay bổ sung hệ thống điện tử hàng không tối tân.
Mặc dù vậy, New Delhi cho thấy khả năng cao họ sẽ chọn chiếc Rafale-M của Pháp, nếu hợp đồng chính thức được ký kết thì có lẽ việc đóng cửa dây chuyền sản xuất đối với F/A-18 Hornet là không thể đảo ngược.