Trong chương trình truyền hình Quân khu 7 mới đây thông tin, đội sửa chữa cơ động thuộc Cục kỹ thuật vừa hoàn thành việc sửa chữa vũ khí, phương tiện cho các đơn vị pháo binh đóng trên huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7Trong thời gian gần 2 tháng, đội sửa chữa đã tiến hành bảo dưỡng 2 và sửa chữa được gần 20 khẩu pháo các loại (chủ yếu pháo 105mm và 85mm) cùng hơn 1.000 súng bộ binh. Sau đó đã bàn giao lại cho các đơn vị đóng ở Phú Quý khai thác sử dụng. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7Điều đáng nói, một trong các hình ảnh mà truyền hình Quân khu 7 quay được cho thấy điều đặc biệt – chiến sĩ pháo binh tiến hành đổ nước vào trong nòng lựu pháo xe kéo 105mm. Việc này khiến không ít người cảm thấy khó hiểu. Thực ra, đó là một trong bước chuẩn bị cho việc “bắn đạn nước” nhằm kiểm tra pháo sau khi được sửa chữa vừa và lớn hoặc sau bảo dưỡng 1, bảo dưỡng 2 nhằm kiểm tra hoạt động liên quan của khóa nòng, sự làm việc của máy nạp đạn và độ lùi của pháo. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7Để bắn được đạn nước, trước hết, pháo phải tốt. Cùng với đó, phải chuẩn bị đạn và các chi tiết đi kèm. Đạn thật được bỏ phần đầu đạn, thay bằng một đầu gỗ có hình giống hình đầu đạn thật. Thuốc phóng trong mỗi quả đạn được giữ nguyên. Khi chuẩn bị bắn, nước được đổ vào nòng pháo. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7Lượng nước này đã được các nhà sản xuất pháo tính toán để khi đưa vào nòng pháo trong quá trình bắn, pháo hoạt động như khi bắn đạn thật. Khi bắn, các pháo thủ vẫn thao tác giống như bắn đạn thật và bắn liên thanh được 2 viên. Ra khỏi nòng, đầu đạn gỗ sẽ vỡ, không gây sát thương; nước thì bắn tung tóe giống như… pháo hoa vậy. Trong ảnh, bắn đạn nước từ lựu pháo 105mm sau khi sửa chữa. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7Bắn đạn nước có ưu điểm là không quá ngặt nghèo trong việc lựa chọn trường bắn. Hoạt động bắn đạn nước chỉ cần được thực hiện ở một không gian hẹp, có thể ở ngay trận địa. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7Bắn đạn nước không làm mất an toàn trên không, đảm bảo độ an toàn cao cho người và vũ khí trong quá trình huấn luyện. Tuy nhiên, khi đơn vị bắn đạn nước, trước đó phải làm tốt công tác hiệp đồng với địa phương. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7Việc bắn đạn nước còn là để rèn luyện bản lĩnh cho pháo thủ. Trong ảnh, pháo tự hành ASU-85 của Quân khu 5 bắn đạn nước sau một thời gian niêm cất. Nguồn ảnh: QĐND
Trong chương trình truyền hình Quân khu 7 mới đây thông tin, đội sửa chữa cơ động thuộc Cục kỹ thuật vừa hoàn thành việc sửa chữa vũ khí, phương tiện cho các đơn vị pháo binh đóng trên huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7
Trong thời gian gần 2 tháng, đội sửa chữa đã tiến hành bảo dưỡng 2 và sửa chữa được gần 20 khẩu pháo các loại (chủ yếu pháo 105mm và 85mm) cùng hơn 1.000 súng bộ binh. Sau đó đã bàn giao lại cho các đơn vị đóng ở Phú Quý khai thác sử dụng. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7
Điều đáng nói, một trong các hình ảnh mà truyền hình Quân khu 7 quay được cho thấy điều đặc biệt – chiến sĩ pháo binh tiến hành đổ nước vào trong nòng lựu pháo xe kéo 105mm. Việc này khiến không ít người cảm thấy khó hiểu. Thực ra, đó là một trong bước chuẩn bị cho việc “bắn đạn nước” nhằm kiểm tra pháo sau khi được sửa chữa vừa và lớn hoặc sau bảo dưỡng 1, bảo dưỡng 2 nhằm kiểm tra hoạt động liên quan của khóa nòng, sự làm việc của máy nạp đạn và độ lùi của pháo. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7
Để bắn được đạn nước, trước hết, pháo phải tốt. Cùng với đó, phải chuẩn bị đạn và các chi tiết đi kèm. Đạn thật được bỏ phần đầu đạn, thay bằng một đầu gỗ có hình giống hình đầu đạn thật. Thuốc phóng trong mỗi quả đạn được giữ nguyên. Khi chuẩn bị bắn, nước được đổ vào nòng pháo. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7
Lượng nước này đã được các nhà sản xuất pháo tính toán để khi đưa vào nòng pháo trong quá trình bắn, pháo hoạt động như khi bắn đạn thật. Khi bắn, các pháo thủ vẫn thao tác giống như bắn đạn thật và bắn liên thanh được 2 viên. Ra khỏi nòng, đầu đạn gỗ sẽ vỡ, không gây sát thương; nước thì bắn tung tóe giống như… pháo hoa vậy. Trong ảnh, bắn đạn nước từ lựu pháo 105mm sau khi sửa chữa. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7
Bắn đạn nước có ưu điểm là không quá ngặt nghèo trong việc lựa chọn trường bắn. Hoạt động bắn đạn nước chỉ cần được thực hiện ở một không gian hẹp, có thể ở ngay trận địa. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7
Bắn đạn nước không làm mất an toàn trên không, đảm bảo độ an toàn cao cho người và vũ khí trong quá trình huấn luyện. Tuy nhiên, khi đơn vị bắn đạn nước, trước đó phải làm tốt công tác hiệp đồng với địa phương. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân khu 7
Việc bắn đạn nước còn là để rèn luyện bản lĩnh cho pháo thủ. Trong ảnh, pháo tự hành ASU-85 của Quân khu 5 bắn đạn nước sau một thời gian niêm cất. Nguồn ảnh: QĐND