Và ngoại lệ đó chính là lớp tuần dương hạm hạng nhẹ Sverdlov (Project 68bis), một trong những tuần dương hạm đình đám nhất của Hải quân Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Như đã nói ở đầu bài, Project 68bis không hề được trang bị bất kỳ loại tên lửa nào thay vào đó nó chỉ sở hữu các tháp pháo hạng nặng mang đậm thiết kế của các dòng thiết giáp hạm trong thập niên 1930-1940. Nguồn ảnh: Reddit.Tuần dương hạm Project 68bis là một trong những lớp tàu chiến tiên tiến đầu tiên được Liên Xô đóng mới sau chiến tranh, nhằm tái xây dựng lực lượng hải quân của nước này trong đầu những năm 1950. Dù có thiết kế không mới nhưng Project 68bis vẫn được coi lớp tàu chiến “bản lề” giúp Liên Xô phát triển các tàu tuần dương hạm mang tên lửa sau này. Trong ảnh là tàu tuần dương hạng nhẹ Mikhail Kutuzov, chiếc Project 68bis duy nhất còn lại kể từ khi Liên Xô tan rã cho tới nay. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru.Về mặt cơ bản Project 68bis có thiết kế hiện đại và được bảo vệ tốt hơn so với hầu hết các mẫu tuần dương hạm khác trên thế giới được đóng mới sau CTTG 2. Và dĩ nhiên Project 68bis hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về học thuyết hải quân của Liên Xô trong thời điểm nó xuất hiện. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru.Theo học thuyết này, Project 68bis đóng vai trò như một tàu tuần tra và bảo vệ các vùng biển chiến lược của Liên Xô trước các mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài. Đòi hỏi này có phần hơi quá sức với một con tàu có lượng giãn nước 16.600 tấn, do các vùng biển Liên Xô đang nắm quyền kiểm soát vào đầu những năm 1950 là cực kỳ lớn. Nguồn ảnh: livejournal.com.Mặt khác với công nghệ quân sự vào thời điểm đó Liên Xô chỉ có thể trang bị cho Project 68bis các mẫu pháo hạng nặng làm vũ khí chính, sức mạnh hỏa lực của các khẩu pháo này cũng không quá đặc sắc nhưng cũng đủ để Project 68bis tung hoành trên đại dương trong suốt 30 năm. Nguồn ảnh: yandex.ru.Các tàu Project 68bis được trang bị 4 tháp pháo chính Mk5-bis, và mỗi tháp pháo mang theo 3 hải pháo 152mm B-38 Pattern 1938. Mặc dù cả Mk5-bis hay B-38 đều được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930 nhưng chỉ được sử dụng hạn chế trong CTTG 2, và được biết đến nhiều hơn khi trở thành “gương mặt” đại diện cho các tàu Project 68bis. Nguồn ảnh: yandex.ru.Mẫu khẩu pháo B-38 nặng 17.5 tấn, chiều dài cơ sở nòng pháo hơn 8m. Tốc độ bắn của B-38 với tháp pháo Mk5-bis là hơn 6 phát/phút, tầm bắn hiệu quả của nó với đạn thông thường là hơn 30km và với đạn phân mảnh là gần 24km. Nguồn ảnh: yandex.ru.Mỗi tổ hợp tháp pháo Mk5-bis với B-38 có thể mang theo 170 quả đạn, trong đó có sẵn 18 viên ngay trong tháp pháo chính. Toàn tải của bộ đôi này là 250 tấn tương đương 1.000 tấn cho mỗi chiếc Project 68bis. Nguồn ảnh: pikabu.ru.Quay lại thiết kế của Project 68bis, mẫu tuần dương hạm này có chiều dài cơ sở là 210m, bề ngang gần 7m và cao hơn 22m. Toàn bộ con tàu này được bọc thép bảo vệ tất cả các vị trí trọng yếu như thân, tháp pháo, cấu trúc thượng tầng và sàn. Tron ảnh là cấu trúc thượng tầng trên Project 68bis, nó được bọc thép dày 150mm xung quanh thân nhằm bảo vệ tối đa cho khoang chỉ huy cũng như trang thiết bị điện tử mà còn tàu mang theo. Nguồn ảnh: panoramio.com.Như trong ảnh ta có thể thấy vị trí các tháp pháo trên Project 68bis, với mỗi hai tháp pháo chính ở phía trước và phía sau thân tàu, hệ thống hải pháo 100mm với 6 tổ hợp được bố trí dọc hai bên thân tàu và cuối cùng là 16 tổ hợp pháo phòng không 37mm được bố trí từ đầu từ cuối thân tàu ngay trên cả cấu trúc thượng tầng. Nguồn ảnh: Wikimedia.Trong ảnh là tổ hợp hải pháo nòng đôi 100mm Model 1934 trên Project 68bis ngay sau nó là một tháp pháo phòng không nòng đôi 37mm. Trừ các pháo phòng không, pháo chính 152mm và pháo 100mm trên Project 68bis đều được trang bị hệ thống dẫn bắn kiểm soát hỏa lực tiên tiến. Nguồn ảnh: worldofwarships.com.Phục vụ trên mỗi tàu Project 68bis là thủy thủ đoàn hơn 1.200 người với dự trữ hải trình 30 ngày, tầm hoạt động của mẫu tàu tuần dương hạm này là hơn 17.000km với tốc độ trung bình khoảng 18 hải lý/giờ. Nguồn ảnh: pikabu.ru.Trong ảnh là một phòng ăn trên Project 68bis. Dù là một tàu tuần dương hạng nhẹ nhưng thiết kế của Project 68bis vẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ nhất dành cho thủy thủ đoàn kể cả việc giải trí. Nguồn ảnh: pikabu.ru.Còn đây là phòng ngủ dành cho thủy thủ, nó được bố trí khá đơn giản nhưng hợp lý cho phép các thủy thủ có thể luân phiên nghỉ ngơi sau mỗi ca trực. Nguồn ảnh: pikabu.ru.Ban đầu Hải quân Liên Xô dự định đưa vào trang bị khoảng 40 chiếc Project 68bis tuy nhiên sau đó số lượng tàu được đóng mới giảm xuống còn 14 chiếc. Trong đó chiếc đầu tiên là tàu Sverdlov, nó được khởi đóng vào năm 1949, hạ thủy vào năm 1950 và bị loại biên trong năm 1989. Nguồn ảnh: livejournal.com.Còn tàu Mikhail Kutuzov - chiếc cuối cùng còn sót lại của Project 68bis, được khởi đóng vào năm 1951 và đi vào hoạt động vào năm 1954, đến năm 2002 được chuyển đổi trở thành bảo tàng hải quân hoạt động cho đến tận ngày này. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Và ngoại lệ đó chính là lớp tuần dương hạm hạng nhẹ Sverdlov (Project 68bis), một trong những tuần dương hạm đình đám nhất của Hải quân Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Như đã nói ở đầu bài, Project 68bis không hề được trang bị bất kỳ loại tên lửa nào thay vào đó nó chỉ sở hữu các tháp pháo hạng nặng mang đậm thiết kế của các dòng thiết giáp hạm trong thập niên 1930-1940. Nguồn ảnh: Reddit.
Tuần dương hạm Project 68bis là một trong những lớp tàu chiến tiên tiến đầu tiên được Liên Xô đóng mới sau chiến tranh, nhằm tái xây dựng lực lượng hải quân của nước này trong đầu những năm 1950. Dù có thiết kế không mới nhưng Project 68bis vẫn được coi lớp tàu chiến “bản lề” giúp Liên Xô phát triển các tàu tuần dương hạm mang tên lửa sau này. Trong ảnh là tàu tuần dương hạng nhẹ Mikhail Kutuzov, chiếc Project 68bis duy nhất còn lại kể từ khi Liên Xô tan rã cho tới nay. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru.
Về mặt cơ bản Project 68bis có thiết kế hiện đại và được bảo vệ tốt hơn so với hầu hết các mẫu tuần dương hạm khác trên thế giới được đóng mới sau CTTG 2. Và dĩ nhiên Project 68bis hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về học thuyết hải quân của Liên Xô trong thời điểm nó xuất hiện. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.ru.
Theo học thuyết này, Project 68bis đóng vai trò như một tàu tuần tra và bảo vệ các vùng biển chiến lược của Liên Xô trước các mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài. Đòi hỏi này có phần hơi quá sức với một con tàu có lượng giãn nước 16.600 tấn, do các vùng biển Liên Xô đang nắm quyền kiểm soát vào đầu những năm 1950 là cực kỳ lớn. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Mặt khác với công nghệ quân sự vào thời điểm đó Liên Xô chỉ có thể trang bị cho Project 68bis các mẫu pháo hạng nặng làm vũ khí chính, sức mạnh hỏa lực của các khẩu pháo này cũng không quá đặc sắc nhưng cũng đủ để Project 68bis tung hoành trên đại dương trong suốt 30 năm. Nguồn ảnh: yandex.ru.
Các tàu Project 68bis được trang bị 4 tháp pháo chính Mk5-bis, và mỗi tháp pháo mang theo 3 hải pháo 152mm B-38 Pattern 1938. Mặc dù cả Mk5-bis hay B-38 đều được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930 nhưng chỉ được sử dụng hạn chế trong CTTG 2, và được biết đến nhiều hơn khi trở thành “gương mặt” đại diện cho các tàu Project 68bis. Nguồn ảnh: yandex.ru.
Mẫu khẩu pháo B-38 nặng 17.5 tấn, chiều dài cơ sở nòng pháo hơn 8m. Tốc độ bắn của B-38 với tháp pháo Mk5-bis là hơn 6 phát/phút, tầm bắn hiệu quả của nó với đạn thông thường là hơn 30km và với đạn phân mảnh là gần 24km. Nguồn ảnh: yandex.ru.
Mỗi tổ hợp tháp pháo Mk5-bis với B-38 có thể mang theo 170 quả đạn, trong đó có sẵn 18 viên ngay trong tháp pháo chính. Toàn tải của bộ đôi này là 250 tấn tương đương 1.000 tấn cho mỗi chiếc Project 68bis. Nguồn ảnh: pikabu.ru.
Quay lại thiết kế của Project 68bis, mẫu tuần dương hạm này có chiều dài cơ sở là 210m, bề ngang gần 7m và cao hơn 22m. Toàn bộ con tàu này được bọc thép bảo vệ tất cả các vị trí trọng yếu như thân, tháp pháo, cấu trúc thượng tầng và sàn. Tron ảnh là cấu trúc thượng tầng trên Project 68bis, nó được bọc thép dày 150mm xung quanh thân nhằm bảo vệ tối đa cho khoang chỉ huy cũng như trang thiết bị điện tử mà còn tàu mang theo. Nguồn ảnh: panoramio.com.
Như trong ảnh ta có thể thấy vị trí các tháp pháo trên Project 68bis, với mỗi hai tháp pháo chính ở phía trước và phía sau thân tàu, hệ thống hải pháo 100mm với 6 tổ hợp được bố trí dọc hai bên thân tàu và cuối cùng là 16 tổ hợp pháo phòng không 37mm được bố trí từ đầu từ cuối thân tàu ngay trên cả cấu trúc thượng tầng. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Trong ảnh là tổ hợp hải pháo nòng đôi 100mm Model 1934 trên Project 68bis ngay sau nó là một tháp pháo phòng không nòng đôi 37mm. Trừ các pháo phòng không, pháo chính 152mm và pháo 100mm trên Project 68bis đều được trang bị hệ thống dẫn bắn kiểm soát hỏa lực tiên tiến. Nguồn ảnh: worldofwarships.com.
Phục vụ trên mỗi tàu Project 68bis là thủy thủ đoàn hơn 1.200 người với dự trữ hải trình 30 ngày, tầm hoạt động của mẫu tàu tuần dương hạm này là hơn 17.000km với tốc độ trung bình khoảng 18 hải lý/giờ. Nguồn ảnh: pikabu.ru.
Trong ảnh là một phòng ăn trên Project 68bis. Dù là một tàu tuần dương hạng nhẹ nhưng thiết kế của Project 68bis vẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ nhất dành cho thủy thủ đoàn kể cả việc giải trí. Nguồn ảnh: pikabu.ru.
Còn đây là phòng ngủ dành cho thủy thủ, nó được bố trí khá đơn giản nhưng hợp lý cho phép các thủy thủ có thể luân phiên nghỉ ngơi sau mỗi ca trực. Nguồn ảnh: pikabu.ru.
Ban đầu Hải quân Liên Xô dự định đưa vào trang bị khoảng 40 chiếc Project 68bis tuy nhiên sau đó số lượng tàu được đóng mới giảm xuống còn 14 chiếc. Trong đó chiếc đầu tiên là tàu Sverdlov, nó được khởi đóng vào năm 1949, hạ thủy vào năm 1950 và bị loại biên trong năm 1989. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Còn tàu Mikhail Kutuzov - chiếc cuối cùng còn sót lại của Project 68bis, được khởi đóng vào năm 1951 và đi vào hoạt động vào năm 1954, đến năm 2002 được chuyển đổi trở thành bảo tàng hải quân hoạt động cho đến tận ngày này. Nguồn ảnh: livejournal.com.