Với sự kiện ngày 29/3/2017, Ấn Độ cho nghỉ hưu toàn bộ máy bay săn ngầm Tu-142MK-E sau 29 năm phục vụ, Nga trở thành quốc gia trên thế giới còn duy trì loại vũ khí chống ngầm khổng lồ này. Nguồn ảnh: SinaTheo Đô đốc - Tư lệnh Hải quân Ấn Độ (IN) Sunil Lanba, trong suốt 29 năm phục vụ trong Không quân Ấn Độ, 8 chiếc Tu-142MK-E đã hoàn thành 30.000 giờ bay mà không gặp bất kỳ sự cố nào, tham gia vào một số hoạt động chiến sự như thực hiện phản đảo chính ở Maldives năm 1988, đụng độ biên giới năm 1998 với Pakistan và nhiều phi vụ săn hải tặc. Trong ảnh, máy bay Tu-142MK-E cất cánh lần cuối cùng ngày 29/3/2017. Nguồn ảnh: Airlines.netPhát ngôn viên Hải quân Ấn Độ Đại úy D K Sharma cho biết: "Với độ bền, tốc độ, vũ khí tầm xa và cảm biến cực mạnh, Tu-142MK-E đã biến đổi đáng kể khả năng trinh sát hàng hải và chống ngầm trên biển Ấn Độ Dương của Ấn Độ". Nguồn ảnh: Airlines.netPhi đội Tu-142MK-E sẽ được thay thế bởi 8 máy bay tuần tra chống tàu ngầm Boeing P-8I Neptune mà Ấn Độ đặt hàng mua của Mỹ năm 2009 với tổng giá trị lên tới 2,1 tỷ USD. Nguồn ảnh: Airlines.netP-8I với hệ thống cảm biến tiên tiến, kho vũ khí “khủng” hứa hẹn sẽ khiến mọi tàu ngầm “lạ” không dám tự ý tiến vào Ấn Độ Dương. Nguồn ảnh: Airlines.net8 máy bay Tu-142MK-E được Ấn Độ mua từ Liên Xô vào năm 1981, nhưng phải tới tháng 3/1988, ba chiếc đầu tiên mới về tới căn cứ không quân hải quân Ấn Độ ở Goa sau chuyến bay thẳng từ Simferopol - thủ phủ bán đảo Crimea. Nguồn ảnh: Airlines.netTu-142MK-E là phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ trên cơ sở hạ cấp trang bị phiên bản Tu-142MK phục vụ trong Không quân Hải quân Liên Xô thời bấy giờ. Nó được trang bị một số hệ thống điện tử đặc biệt như hệ thống bám bắt mục tiêu Korshun-K có khả năng phát hiện mục tiêu tàu mặt nước và tàu ngầm, liên lạc được với các máy bay săn ngầm khác và căn cứ mặt đất. Ngoài ra còn có các phao thủy âm tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm. Nguồn ảnh: Airlines.netĐặc biệt, Tu-142MK-E đem lại khả năng quần vòng cực kỳ lâu trên một vùng biển bởi lượng nhiên liệu rất lớn cùng 4 động cơ cực khỏe Samara Kuznetsov NK-12MP cho phép bay một mạch 13.000km không cần tiếp nhiên liệu, tốc độ bay tới 925km/h. Nguồn ảnh: Airlines.netVới trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 185 tấn, Tu-142MK-E được xem là máy bay săn ngầm lớn nhất thế giới, lớn gấp 3 lần P-3C Orion của Mỹ. Máy bay có sải cánh lên tới 50m, cao 12,12m, dài 53,08m. Nguồn ảnh: Airlines.net
Với sự kiện ngày 29/3/2017, Ấn Độ cho nghỉ hưu toàn bộ máy bay săn ngầm Tu-142MK-E sau 29 năm phục vụ, Nga trở thành quốc gia trên thế giới còn duy trì loại vũ khí chống ngầm khổng lồ này. Nguồn ảnh: Sina
Theo Đô đốc - Tư lệnh Hải quân Ấn Độ (IN) Sunil Lanba, trong suốt 29 năm phục vụ trong Không quân Ấn Độ, 8 chiếc Tu-142MK-E đã hoàn thành 30.000 giờ bay mà không gặp bất kỳ sự cố nào, tham gia vào một số hoạt động chiến sự như thực hiện phản đảo chính ở Maldives năm 1988, đụng độ biên giới năm 1998 với Pakistan và nhiều phi vụ săn hải tặc. Trong ảnh, máy bay Tu-142MK-E cất cánh lần cuối cùng ngày 29/3/2017. Nguồn ảnh: Airlines.net
Phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ Đại úy D K Sharma cho biết: "Với độ bền, tốc độ, vũ khí tầm xa và cảm biến cực mạnh, Tu-142MK-E đã biến đổi đáng kể khả năng trinh sát hàng hải và chống ngầm trên biển Ấn Độ Dương của Ấn Độ". Nguồn ảnh: Airlines.net
Phi đội Tu-142MK-E sẽ được thay thế bởi 8 máy bay tuần tra chống tàu ngầm Boeing P-8I Neptune mà Ấn Độ đặt hàng mua của Mỹ năm 2009 với tổng giá trị lên tới 2,1 tỷ USD. Nguồn ảnh: Airlines.net
P-8I với hệ thống cảm biến tiên tiến, kho vũ khí “khủng” hứa hẹn sẽ khiến mọi tàu ngầm “lạ” không dám tự ý tiến vào Ấn Độ Dương. Nguồn ảnh: Airlines.net
8 máy bay Tu-142MK-E được Ấn Độ mua từ Liên Xô vào năm 1981, nhưng phải tới tháng 3/1988, ba chiếc đầu tiên mới về tới căn cứ không quân hải quân Ấn Độ ở Goa sau chuyến bay thẳng từ Simferopol - thủ phủ bán đảo Crimea. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tu-142MK-E là phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ trên cơ sở hạ cấp trang bị phiên bản Tu-142MK phục vụ trong Không quân Hải quân Liên Xô thời bấy giờ. Nó được trang bị một số hệ thống điện tử đặc biệt như hệ thống bám bắt mục tiêu Korshun-K có khả năng phát hiện mục tiêu tàu mặt nước và tàu ngầm, liên lạc được với các máy bay săn ngầm khác và căn cứ mặt đất. Ngoài ra còn có các phao thủy âm tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đặc biệt, Tu-142MK-E đem lại khả năng quần vòng cực kỳ lâu trên một vùng biển bởi lượng nhiên liệu rất lớn cùng 4 động cơ cực khỏe Samara Kuznetsov NK-12MP cho phép bay một mạch 13.000km không cần tiếp nhiên liệu, tốc độ bay tới 925km/h. Nguồn ảnh: Airlines.net
Với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 185 tấn, Tu-142MK-E được xem là máy bay săn ngầm lớn nhất thế giới, lớn gấp 3 lần P-3C Orion của Mỹ. Máy bay có sải cánh lên tới 50m, cao 12,12m, dài 53,08m. Nguồn ảnh: Airlines.net