Tiêm kích J-20 của Trung Quốc hiện được đánh giá là "con bài" duy nhất để nước này có thể đối phó lại với dàn tiêm kích thế hệ năm đông đảo tại Đông Á hay của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Tuy nhiên có thể khẳng định J-20 là một chiến đấu cơ chưa thực sự hoàn thiện, nó thiếu đi rất nhiều tính năng để có thể tham chiến một cách sòng phẳng với tiêm kích Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Thậm chí, Trung Quốc còn chưa đủ khả năng sản xuất hàng loạt với số lượng lớn loại tiêm kích này do vướng mắc trong vấn đề động cơ - thứ mà Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu từ Nga. Nguồn ảnh: QQ.Mới đây, tờ National Interest của Mỹ đã đăng tải một bài viết nhằm chỉ ra cho Trung Quốc các khắc phục những nhược điểm của J-20, giúp chiến đấu cơ thế hệ năm này đủ sức đối đầu với các loại tiêm kích thế hệ năm của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Cụ thể, các chuyên gia của National Interest khẳng định rằng J-20 là một chiến đấu cơ nguy hiểm - dù rằng nó vẫn chưa thực sự hoàn thiện - tuy nhiên ý tưởng của Trung Quốc nói chung là khá tốt. Nguồn ảnh: QQ.Một trong những lợi thế quan trọng nhất của J-20 khi đối mặt với các chiến đấu cơ Mỹ đó là khả năng mang vũ khí của nó và những loại vũ khí nguy hiểm nó có thể mang theo. Nguồn ảnh: QQ.Cụ thể, một trong những loại vũ khí nguy hiểm nhất mà Trung Quốc có thể trang bị trên chiến đấu cơ J-20 đó là tên lửa không đối không PL-15. Loại tên lửa có tầm bắn lên tới 300 km và được trang bị radar quét mảng chủ động. Nguồn ảnh: QQ.Các chuyên gia nhận định, tầm bắn tối đa của loại tên lửa này xa gần gấp đôi so với loại tên lửa không đối không hiện đại nhất của Không quân Mỹ ở thời điểm hiện tại đó là AIM-120 AMRAAM - vốn chỉ có tầm bắn dưới 180 km. Nguồn ảnh: QQ.Với tầm bắn xa hơn rõ rệt, các chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc có thể tung hoả lực đánh chặn đối phương từ ngoài tầm phản kháng của mục tiêu, quan trọng hơn là tên lửa PL-15 của Trung Quốc có khả năng tự hành tốt, tự tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu trong khi bay. Nguồn ảnh: QQ.Với các mục tiêu nhỏ hơn và có ít giá trị về mặt chiến thuật, chiến lược, Trung Quốc cũng có loại tên lửa không đối không hạng nhẹ PL-10 - loại tên lửa tương đương với AIM-9X được Mỹ bán một loạt cho Đài Loan thời gian gần đây. Nguồn ảnh: QQ.Tóm lại, các chuyên gia Mỹ tin rằng, thay vì cố phát triển hoàn thiện J-20, Trung Quốc nên tập trung vào phát triển vũ khí không đối không hiện đại hơn để giúp mọi loại tiêm kích của nước này đều đối phó được với không quân Mỹ. Còn với việc phát triển tiêm kích thế hệ năm, đây là một cuộc đua dài hơn và Trung Quốc cần phải chậm lại để đảm bảo chất lượng cũng như độ hoàn thiện của phi cơ trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc nguy hiểm ra sao.
Tiêm kích J-20 của Trung Quốc hiện được đánh giá là "con bài" duy nhất để nước này có thể đối phó lại với dàn tiêm kích thế hệ năm đông đảo tại Đông Á hay của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên có thể khẳng định J-20 là một chiến đấu cơ chưa thực sự hoàn thiện, nó thiếu đi rất nhiều tính năng để có thể tham chiến một cách sòng phẳng với tiêm kích Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Thậm chí, Trung Quốc còn chưa đủ khả năng sản xuất hàng loạt với số lượng lớn loại tiêm kích này do vướng mắc trong vấn đề động cơ - thứ mà Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu từ Nga. Nguồn ảnh: QQ.
Mới đây, tờ National Interest của Mỹ đã đăng tải một bài viết nhằm chỉ ra cho Trung Quốc các khắc phục những nhược điểm của J-20, giúp chiến đấu cơ thế hệ năm này đủ sức đối đầu với các loại tiêm kích thế hệ năm của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Cụ thể, các chuyên gia của National Interest khẳng định rằng J-20 là một chiến đấu cơ nguy hiểm - dù rằng nó vẫn chưa thực sự hoàn thiện - tuy nhiên ý tưởng của Trung Quốc nói chung là khá tốt. Nguồn ảnh: QQ.
Một trong những lợi thế quan trọng nhất của J-20 khi đối mặt với các chiến đấu cơ Mỹ đó là khả năng mang vũ khí của nó và những loại vũ khí nguy hiểm nó có thể mang theo. Nguồn ảnh: QQ.
Cụ thể, một trong những loại vũ khí nguy hiểm nhất mà Trung Quốc có thể trang bị trên chiến đấu cơ J-20 đó là tên lửa không đối không PL-15. Loại tên lửa có tầm bắn lên tới 300 km và được trang bị radar quét mảng chủ động. Nguồn ảnh: QQ.
Các chuyên gia nhận định, tầm bắn tối đa của loại tên lửa này xa gần gấp đôi so với loại tên lửa không đối không hiện đại nhất của Không quân Mỹ ở thời điểm hiện tại đó là AIM-120 AMRAAM - vốn chỉ có tầm bắn dưới 180 km. Nguồn ảnh: QQ.
Với tầm bắn xa hơn rõ rệt, các chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc có thể tung hoả lực đánh chặn đối phương từ ngoài tầm phản kháng của mục tiêu, quan trọng hơn là tên lửa PL-15 của Trung Quốc có khả năng tự hành tốt, tự tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu trong khi bay. Nguồn ảnh: QQ.
Với các mục tiêu nhỏ hơn và có ít giá trị về mặt chiến thuật, chiến lược, Trung Quốc cũng có loại tên lửa không đối không hạng nhẹ PL-10 - loại tên lửa tương đương với AIM-9X được Mỹ bán một loạt cho Đài Loan thời gian gần đây. Nguồn ảnh: QQ.
Tóm lại, các chuyên gia Mỹ tin rằng, thay vì cố phát triển hoàn thiện J-20, Trung Quốc nên tập trung vào phát triển vũ khí không đối không hiện đại hơn để giúp mọi loại tiêm kích của nước này đều đối phó được với không quân Mỹ. Còn với việc phát triển tiêm kích thế hệ năm, đây là một cuộc đua dài hơn và Trung Quốc cần phải chậm lại để đảm bảo chất lượng cũng như độ hoàn thiện của phi cơ trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.
Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc nguy hiểm ra sao.