Được thiết kế từ những năm 50 của thế kỷ trước, loại máy bay đánh chặn nặng nhất thế giới này chính thức được tung cánh bay thử nghiệm thành công từ năm 1961. Tu-128 là sản phẩm đặc biệt của Cục thiết kế Tupolev vốn nổi tiếng với các dòng máy bay ném bom hơn là máy bay tiêm kích đánh chặn. Nguồn ảnh: Wiki.Được thiết kế theo yêu cầu của lực lượng phòng không Liên Xô về một loại máy bay đánh chặn tầm xa để bảo vệ lãnh thổ của Liên bang xô viết, một lãnh thổ rộng lớn tới mức thậm chí đối với một nền kinh tế hùng mạnh hơn cũng không có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các căn cứ không quân cho mục đích phòng không. Cho nên, không lạ khi Tupolev - một đơn vị có khả năng tạo ra các máy bay cỡ lớn tham gia. Nguồn ảnh: Ivankic.Với công nghệ thời bấy giờ, để tạo ra các máy bay tầm xa không có cách nào khác là tăng kích thước để mang động cơ lớn cũng như nhiên liệu và vũ khí nhiều hơn. Đó là lý do khiến tiêm kích Tu-128 lại to khủng khiếp tới vậy, nó trọng lượng rỗng lên tới 24,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 43,7 tấn, lớn hơn cả một số loại máy bay ném bom chiến lược thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wiki.Với khả năng mang theo tối đa tới 13,6 tấn nhiên liệu, máy bay đánh chặn Tu-28 hoạt động được tới 3 tiếng đồng hồ liên tục không nghỉ. Nguồn ảnh: Wiki.Khi mang theo tối đa vũ khí, loại phi cơ này vẫn có thể đạt tầm bay tối đa lên tới 2500 km. Nguồn ảnh: Wiki.Tu-128 có chiều dài 30,06 mét, sải cánh rộng 17,53 mét và có diện tích mặt cánh 96,94 mét vuông. Thiết kế của Tu-128 là cực kỳ "dị" so với bất cứ loại phản lực tiêm kích nào từ trước tới nay. Nguồn ảnh: Mesum.Được trang bị 2 động cơ AL-7F-2, tiêm kích Tu-128 có thể đạt tốc độ tối đa 1665 km/h khi mang đầy đủ vũ khí và đạt tốc độ lên tới 1920 km/h khi không mang vũ khí. Nguồn ảnh: Mesum.Trần bay tối đa của Tu-128 theo lý thuyết là 20.000 mét. Tuy nhiên, thực tế phi cơ này chỉ leo được tới độ cao tối đa 15.600 mét. Nguồn ảnh: Mesum.Tu-128 chỉ có 4 giá treo vũ khí, cho phép nó mang theo được các loại tên lửa dẫn đường không đối không hoặc các tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Ace.Do có khả năng bay quá lâu, tầm hoạt động quá rộng nên Tu-128 không được trang bị tính năng mang theo bình xăng phụ. Loại tiêm kích đánh chặn này cũng không hề được trang bị súng máy hay pháo. Nguồn ảnh: Wiki.Tổng cộng đã có 198 chiếc Tu-128 từng được Liên Xô sản xuất. Loại phi cơ tiêm kích này cũng được cho nghỉ hưu hoàn toàn sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Tu-128 - tiêm kích đánh chặn lớn nhất thế giới từng phục vụ trong Không quân Liên Xô.
Được thiết kế từ những năm 50 của thế kỷ trước, loại máy bay đánh chặn nặng nhất thế giới này chính thức được tung cánh bay thử nghiệm thành công từ năm 1961. Tu-128 là sản phẩm đặc biệt của Cục thiết kế Tupolev vốn nổi tiếng với các dòng máy bay ném bom hơn là máy bay tiêm kích đánh chặn. Nguồn ảnh: Wiki.
Được thiết kế theo yêu cầu của lực lượng phòng không Liên Xô về một loại máy bay đánh chặn tầm xa để bảo vệ lãnh thổ của Liên bang xô viết, một lãnh thổ rộng lớn tới mức thậm chí đối với một nền kinh tế hùng mạnh hơn cũng không có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các căn cứ không quân cho mục đích phòng không. Cho nên, không lạ khi Tupolev - một đơn vị có khả năng tạo ra các máy bay cỡ lớn tham gia. Nguồn ảnh: Ivankic.
Với công nghệ thời bấy giờ, để tạo ra các máy bay tầm xa không có cách nào khác là tăng kích thước để mang động cơ lớn cũng như nhiên liệu và vũ khí nhiều hơn. Đó là lý do khiến tiêm kích Tu-128 lại to khủng khiếp tới vậy, nó trọng lượng rỗng lên tới 24,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 43,7 tấn, lớn hơn cả một số loại máy bay ném bom chiến lược thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Wiki.
Với khả năng mang theo tối đa tới 13,6 tấn nhiên liệu, máy bay đánh chặn Tu-28 hoạt động được tới 3 tiếng đồng hồ liên tục không nghỉ. Nguồn ảnh: Wiki.
Khi mang theo tối đa vũ khí, loại phi cơ này vẫn có thể đạt tầm bay tối đa lên tới 2500 km. Nguồn ảnh: Wiki.
Tu-128 có chiều dài 30,06 mét, sải cánh rộng 17,53 mét và có diện tích mặt cánh 96,94 mét vuông. Thiết kế của Tu-128 là cực kỳ "dị" so với bất cứ loại phản lực tiêm kích nào từ trước tới nay. Nguồn ảnh: Mesum.
Được trang bị 2 động cơ AL-7F-2, tiêm kích Tu-128 có thể đạt tốc độ tối đa 1665 km/h khi mang đầy đủ vũ khí và đạt tốc độ lên tới 1920 km/h khi không mang vũ khí. Nguồn ảnh: Mesum.
Trần bay tối đa của Tu-128 theo lý thuyết là 20.000 mét. Tuy nhiên, thực tế phi cơ này chỉ leo được tới độ cao tối đa 15.600 mét. Nguồn ảnh: Mesum.
Tu-128 chỉ có 4 giá treo vũ khí, cho phép nó mang theo được các loại tên lửa dẫn đường không đối không hoặc các tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Ace.
Do có khả năng bay quá lâu, tầm hoạt động quá rộng nên Tu-128 không được trang bị tính năng mang theo bình xăng phụ. Loại tiêm kích đánh chặn này cũng không hề được trang bị súng máy hay pháo. Nguồn ảnh: Wiki.
Tổng cộng đã có 198 chiếc Tu-128 từng được Liên Xô sản xuất. Loại phi cơ tiêm kích này cũng được cho nghỉ hưu hoàn toàn sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Tu-128 - tiêm kích đánh chặn lớn nhất thế giới từng phục vụ trong Không quân Liên Xô.