Theo The Vintage News, vào năm 2006 một nhóm các nhà sử học không chuyên của Ba Lan đã tổ chức trục vớt một chiếc pháo tự hành Stug IV (tên đầy đủ là Sturmgeschütz IV) của Đức nằm dưới dòng sông Rgilewka, Ba Lan trong suốt 60 năm. Điều kỳ diệu là sau chừng đó thời gian chiếc Stug IV trên vẫn có thể hoạt động sau khi đại tu lại hoàn toàn với những gì còn xót lại của nó. Nguồn ảnh: The Vintage News.Được biết, Stug IV nằm dưới sông Rgilewka là một phần lực lượng phòng thủ của quân Đức tại thị trấn Kolo, Ba Lan vào đầu năm 1945 khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 đang đi vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên điều trớ trêu là chiếc Stug IV trên nằm lại dưới đáy sông Rgilewka là do lỗi kíp chiến đấu của nó, khi họ có điều khiển chiếc xe vượt sông Rgilewka khi nó đang đóng băng. Nguồn ảnh: The Vintage News.Với trọng lượng lên tới 23 tấn cùng mặt băng mỏng trên sông Rgilewka, như một điều tất yếu khi ra đến giữa dòng sông lớp băng trên sông Rgilewka bắt đầu nứt đẩy toàn bộ chiếc xe xuống nước. Nhưng may mắn là kíp chiến đấu của nó đã kịp thoát ra ngoài trước khi chiếc Stug IV chìm hẳn. Nguồn ảnh: The Vintage News.Sau chiến tranh, Quân đội Ba Lan cũng tìm cách trục vớt pháo tự hành chống tăng Stug IV trên vào năm 1954 nhưng không thành công do trọng lượng của chiếc xe quá lớn. Ngoài ra, còn do bùn dưới lòng sông tràn vào bên trong xe. Từ đó, đến năm 2006 chiếc Stug IV này vẫn nằm lại đáy sông Rgilewka cho đến khi được trục vớt thành công. Nguồn ảnh: The Vintage News.Sở dĩ chiếc Stug IV được trục vớt thành công vào năm 2006 một phần do con sông Rgilewka đã cạn, và nhóm trục vớt chỉ cần đào lớp bùn phía trên chiếc xe và tháo rời nó sau đó kéo lên bờ. Dù vậy quá trình này cũng kéo dài hơn ba ngày mới hoàn tất. Nguồn ảnh: The Vintage News.Khung thân của chiếc Stug IV sau khi được kéo lên từ sông Rgilewka, với phần tháp pháo cố định đã được tháo rời nhằm giảm trọng lượng của chiếc xe. Nguồn ảnh: The Vintage News.Còn đây là phần tháp pháo cố định 75mm StuK 40 L/48 của Stug IV với hình dáng hầu như không có sự thay đổi sau 60 năm ở dưới nước. Nguồn ảnh: The Vintage News.Do nằm sâu dưới lớp bùn nên mọi chi tiết trên Stug IV vẫn còn khá nguyên vẹn và không chịu nhiều tác động lắm bởi các yếu tố bên ngoài. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để phục hồi khẩu pháo tự hành này. Nguồn ảnh: The Vintage News.Stug IV là một trong những dòng pháo tự hành thành công nhất của Đức trong CTTG 2, nó được phát triển dựa trên người tiền nhiệm Stug III nhưng lại sử dụng khung gầm bánh xích của xe tăng hạng trung Panzer IV nhằm duy trì khả năng cơ động của xe do trọng lượng thiết kế ban đầu của nó lên tới hơn 28 tấn. Nguồn ảnh: The Vintage News.Trong ảnh động cơ xăng V12 Maybach HL 120 TRM của Stug IV được vớt lên từ sông Rgilewka, nó công suất khoảng 300 mã lực cho phép khẩu pháo nặng 23 tấn này di chuyển với vận tốc tối đa lên tới 40km/h và có tầm hoạt động khoảng 200km. Nguồn ảnh: The Vintage News.Toàn bộ khung thân của chiếc Stug IV được giá cố lại các vị trí hư hỏng bao gồm cả hệ thống bánh xích truyền động và các chi tiết bên trong xe cũng được làm mới. Về cơ bản hệ thống động cơ của Stug IV sẽ được phục chế lại trong cùng với hình dáng bên ngoài còn các chi tiết khác đặc biệt là pháo chính lại mang tính tượng trưng và không thể hoạt động đc. Nguồn ảnh: The Vintage News.Trong ảnh là chiếc Stug IV với tháp pháo cố định được lắp trở lại khung gầm của xe nhìn hình ảnh này không ai nghĩ nó đã từng nằm dưới đáy sông trong suốt 60 năm. Nguồn ảnh: The Vintage News.Từ năm 1943-1945, có khoảng 1.100 chiếc Stug IV được công ty Krupp của Đức chế tạo cho quân đội nước này trong đó bao gồm cả 31 chiếc được chuyển đổi từ khung gầm Panzer IV. Trong khi đó số lượng của Stug III lại lên tới hơn 10.000 chiếc. Cả Stug III và Stug IV đều được mệnh danh là các sát thủ diệt tăng của Đức ở Mặt trận phía Đông trong suốt cuộc chiến. Nguồn ảnh: The Vintage News.Nhằm tăng tính cơ động trên chiến trường, pháo tự hành Stug IV được trang bị hệ thống giáp bảo vệ khá mỏng chỉ dày tối đa khoảng 80mm nhưng bù lại nó có thể mang theo nhiều đạn hơn với 60 viên đạn pháo các loại. Kíp chiến đấu của mẫu pháo tự hành này gồm 4 người với chỉ huy xe, pháo thủ, nạp đạn và lái xe. Nguồn ảnh: The Vintage News.Như đã nói ở trên pháo chính của Stug IV là 75mm StuK 40 L/48 mẫu pháo tiêu chuẩn của nhiều dòng xe tăng Đức trong CTTG 2, với tầm bắn hiệu quả khoảng 3.000m StuK 40 L/48 hoàn toàn có thể bắn hạ một chiếc T-34 của Liên Xô ở khoảng cách trên đổ lại với khả năng xuyên giáp từ 66-176mm tương đương từ 3.000m đến 100m. Nguồn ảnh: The Vintage News.Dù vậy Stug IV chỉ có một số cơ hội nhất định để hạ T-34 trên chiến trường và khi bỏ qua chúng, tỉ lệ nó bị bắn hạ lại cao hơn nhiều so với T-34, một phần do thiết kế tháp pháo cố định của nó thiết cơ động của Stug IV. Trong ảnh là là chiếc Stug IV ở Rgilewka sau khi được phục chế hoàn toàn với hình dáng như mới sau hàng chục năm nằm dưới bùn. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Theo The Vintage News, vào năm 2006 một nhóm các nhà sử học không chuyên của Ba Lan đã tổ chức trục vớt một chiếc pháo tự hành Stug IV (tên đầy đủ là Sturmgeschütz IV) của Đức nằm dưới dòng sông Rgilewka, Ba Lan trong suốt 60 năm. Điều kỳ diệu là sau chừng đó thời gian chiếc Stug IV trên vẫn có thể hoạt động sau khi đại tu lại hoàn toàn với những gì còn xót lại của nó. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Được biết, Stug IV nằm dưới sông Rgilewka là một phần lực lượng phòng thủ của quân Đức tại thị trấn Kolo, Ba Lan vào đầu năm 1945 khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 đang đi vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên điều trớ trêu là chiếc Stug IV trên nằm lại dưới đáy sông Rgilewka là do lỗi kíp chiến đấu của nó, khi họ có điều khiển chiếc xe vượt sông Rgilewka khi nó đang đóng băng. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Với trọng lượng lên tới 23 tấn cùng mặt băng mỏng trên sông Rgilewka, như một điều tất yếu khi ra đến giữa dòng sông lớp băng trên sông Rgilewka bắt đầu nứt đẩy toàn bộ chiếc xe xuống nước. Nhưng may mắn là kíp chiến đấu của nó đã kịp thoát ra ngoài trước khi chiếc Stug IV chìm hẳn. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Sau chiến tranh, Quân đội Ba Lan cũng tìm cách trục vớt pháo tự hành chống tăng Stug IV trên vào năm 1954 nhưng không thành công do trọng lượng của chiếc xe quá lớn. Ngoài ra, còn do bùn dưới lòng sông tràn vào bên trong xe. Từ đó, đến năm 2006 chiếc Stug IV này vẫn nằm lại đáy sông Rgilewka cho đến khi được trục vớt thành công. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Sở dĩ chiếc Stug IV được trục vớt thành công vào năm 2006 một phần do con sông Rgilewka đã cạn, và nhóm trục vớt chỉ cần đào lớp bùn phía trên chiếc xe và tháo rời nó sau đó kéo lên bờ. Dù vậy quá trình này cũng kéo dài hơn ba ngày mới hoàn tất. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Khung thân của chiếc Stug IV sau khi được kéo lên từ sông Rgilewka, với phần tháp pháo cố định đã được tháo rời nhằm giảm trọng lượng của chiếc xe. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Còn đây là phần tháp pháo cố định 75mm StuK 40 L/48 của Stug IV với hình dáng hầu như không có sự thay đổi sau 60 năm ở dưới nước. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Do nằm sâu dưới lớp bùn nên mọi chi tiết trên Stug IV vẫn còn khá nguyên vẹn và không chịu nhiều tác động lắm bởi các yếu tố bên ngoài. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để phục hồi khẩu pháo tự hành này. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Stug IV là một trong những dòng pháo tự hành thành công nhất của Đức trong CTTG 2, nó được phát triển dựa trên người tiền nhiệm Stug III nhưng lại sử dụng khung gầm bánh xích của xe tăng hạng trung Panzer IV nhằm duy trì khả năng cơ động của xe do trọng lượng thiết kế ban đầu của nó lên tới hơn 28 tấn. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Trong ảnh động cơ xăng V12 Maybach HL 120 TRM của Stug IV được vớt lên từ sông Rgilewka, nó công suất khoảng 300 mã lực cho phép khẩu pháo nặng 23 tấn này di chuyển với vận tốc tối đa lên tới 40km/h và có tầm hoạt động khoảng 200km. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Toàn bộ khung thân của chiếc Stug IV được giá cố lại các vị trí hư hỏng bao gồm cả hệ thống bánh xích truyền động và các chi tiết bên trong xe cũng được làm mới. Về cơ bản hệ thống động cơ của Stug IV sẽ được phục chế lại trong cùng với hình dáng bên ngoài còn các chi tiết khác đặc biệt là pháo chính lại mang tính tượng trưng và không thể hoạt động đc. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Trong ảnh là chiếc Stug IV với tháp pháo cố định được lắp trở lại khung gầm của xe nhìn hình ảnh này không ai nghĩ nó đã từng nằm dưới đáy sông trong suốt 60 năm. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Từ năm 1943-1945, có khoảng 1.100 chiếc Stug IV được công ty Krupp của Đức chế tạo cho quân đội nước này trong đó bao gồm cả 31 chiếc được chuyển đổi từ khung gầm Panzer IV. Trong khi đó số lượng của Stug III lại lên tới hơn 10.000 chiếc. Cả Stug III và Stug IV đều được mệnh danh là các sát thủ diệt tăng của Đức ở Mặt trận phía Đông trong suốt cuộc chiến. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Nhằm tăng tính cơ động trên chiến trường, pháo tự hành Stug IV được trang bị hệ thống giáp bảo vệ khá mỏng chỉ dày tối đa khoảng 80mm nhưng bù lại nó có thể mang theo nhiều đạn hơn với 60 viên đạn pháo các loại. Kíp chiến đấu của mẫu pháo tự hành này gồm 4 người với chỉ huy xe, pháo thủ, nạp đạn và lái xe. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Như đã nói ở trên pháo chính của Stug IV là 75mm StuK 40 L/48 mẫu pháo tiêu chuẩn của nhiều dòng xe tăng Đức trong CTTG 2, với tầm bắn hiệu quả khoảng 3.000m StuK 40 L/48 hoàn toàn có thể bắn hạ một chiếc T-34 của Liên Xô ở khoảng cách trên đổ lại với khả năng xuyên giáp từ 66-176mm tương đương từ 3.000m đến 100m. Nguồn ảnh: The Vintage News.
Dù vậy Stug IV chỉ có một số cơ hội nhất định để hạ T-34 trên chiến trường và khi bỏ qua chúng, tỉ lệ nó bị bắn hạ lại cao hơn nhiều so với T-34, một phần do thiết kế tháp pháo cố định của nó thiết cơ động của Stug IV. Trong ảnh là là chiếc Stug IV ở Rgilewka sau khi được phục chế hoàn toàn với hình dáng như mới sau hàng chục năm nằm dưới bùn. Nguồn ảnh: The Vintage News.