Loại xe tăng T-90S của Việt Nam hiện tại được đánh giá là một trong những dòng xe tăng chủ lực tiên tiến bậc nhất thế giới, nhất là ở hệ thống hỏa lực và hệ thống hỗ trợ ngắm. Ảnh: Kính ngắm của xe tăng T-90S với hệ thống vạch chỉ khoảng cách để xạ thủ nhắm bắn bằng mắt thường.Theo quảng cáo được nhà sản xuất công bố, hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng chủ lực T-90S có khả năng bắn trúng mục tiêu thiết giáp đối phương ở khoảng cách tối đa 5 km.Thậm chí, ngay cả khi xe tăng T-90S đang di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 30 km/h, khả năng tiêu diệt mục tiêu này của nó cũng không hề bị thuyên giảm.Cận cảnh vị trí ngồi của trưởng xa trên xe tăng chủ lực T-90 với nhiều hệ thống ngắm, khí tài hiện đại.Một trong những hệ thống điều khiển hỏa lực quan trọng nhất của xe tăng T-90 đó là hệ thống ảnh nhiệt. Trong những phiên bản ban đầu, các xe tăng T-90 được trang bị với hệ thống TO1-KO1 BURAN.Tuy nhiên, kể từ phiên bản T-90S trở về sau, hệ thống ảnh nhiệt ESSA đã được sử dụng thay thế. Hệ thống đời mới này cho phép T-90S tính toán được góc bắn cho những mục tiêu ở khoảng cách tối đa lên tới 8000 mét.Xạ thủ cũng được trang bị hệ thống hỗ trợ 1G46, hệ thống này bao gồm nhiều kênh khác nhau, từ đo xa bằng laser cho tới điều khiển tên lửa phóng qua nòng. Ngoài ra, 1G46 cũng có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tối đa 8 km.Giống với nhiều loại xe tăng chủ lực của Nga hiện nay, xe tăng T-90S cũng được trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Hệ thống này có sẵn 22 viên trong ổ đạn và có thể thay đạn sau mỗi 8 giây.Hệ thống nạp đạn trên xe tăng T-90 đã được cải tiến rất nhiều để có thể tương thích với các loại đạn mới, ví dụ như đạn 3BM-44M - đối trọng của đạn M829A3 của Mỹ với kích thước đạn ngắn hơn, độ xuyên giáp tốt hơn.Xe tăng T-90S có một hệ thống đặc biệt, cho phép nó có thể kích nổ đạn nổ mảnh 3OF26 ở khoảng cách nhất định. Việc kích nổ đạn khi viên đạn còn đang bay trên không cho phép xe tăng T-90 tiêu diệt mục tiêu sau vật cản rất tốt, thậm chí bắn được cả trực thăng nếu kết hợp với hệ thống đo xa bằng laser đã được nhắc tới ở trên.Điểm yếu lớn nhất của hệ thống nạp đạn tự động đó là nó sẽ mất rất nhiều thời gian để lựa chọn đúng loại đạn nạp vào nòng pháo - đây cũng chính là lý do mà Mỹ, NATO cùng nhiều quốc gia khác vẫn trung thành với nạp đạn bằng tay hơn.Phiên bản T-90S mà Việt Nam sở hữu còn được trang bị tổ hợp súng máy tự động NSV 12,7mm. Súng máy được điều khiển bởi trưởng xa, có tầm bắn tối đa 2 km và tốc độ bắn tối đa 800 viên/phút - nghĩa là nhanh ngang tiểu liên AK-47.Khẩu súng máy này cho phép kíp chiến đấu trên xe tăng T-90 đối phó với nhiều kiểu mục tiêu khác nhau, bao gồm trực thăng bay thấp của đối phương, bộ binh chống tăng địch, hay thậm chí là máy bay không người lái bay thấp.Với cái giá xuất khẩu chỉ khoảng từ 2,5 cho tới 3,5 triệu USD cho mỗi chiếc, xe tăng chủ lực T-90 rõ ràng là loại vũ khí rất tốt, nhưng cũng có cái giá rất phải chăng, giúp nhiều quốc gia trên thế giới có thể tiếp cận với số lượng lớn. Nguồn ảnh: TH. Cận cảnh xe tăng T-90S và T-90A thực chiến trên chiến trường Syria.
Loại xe tăng T-90S của Việt Nam hiện tại được đánh giá là một trong những dòng xe tăng chủ lực tiên tiến bậc nhất thế giới, nhất là ở hệ thống hỏa lực và hệ thống hỗ trợ ngắm. Ảnh: Kính ngắm của xe tăng T-90S với hệ thống vạch chỉ khoảng cách để xạ thủ nhắm bắn bằng mắt thường.
Theo quảng cáo được nhà sản xuất công bố, hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng chủ lực T-90S có khả năng bắn trúng mục tiêu thiết giáp đối phương ở khoảng cách tối đa 5 km.
Thậm chí, ngay cả khi xe tăng T-90S đang di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 30 km/h, khả năng tiêu diệt mục tiêu này của nó cũng không hề bị thuyên giảm.
Cận cảnh vị trí ngồi của trưởng xa trên xe tăng chủ lực T-90 với nhiều hệ thống ngắm, khí tài hiện đại.
Một trong những hệ thống điều khiển hỏa lực quan trọng nhất của xe tăng T-90 đó là hệ thống ảnh nhiệt. Trong những phiên bản ban đầu, các xe tăng T-90 được trang bị với hệ thống TO1-KO1 BURAN.
Tuy nhiên, kể từ phiên bản T-90S trở về sau, hệ thống ảnh nhiệt ESSA đã được sử dụng thay thế. Hệ thống đời mới này cho phép T-90S tính toán được góc bắn cho những mục tiêu ở khoảng cách tối đa lên tới 8000 mét.
Xạ thủ cũng được trang bị hệ thống hỗ trợ 1G46, hệ thống này bao gồm nhiều kênh khác nhau, từ đo xa bằng laser cho tới điều khiển tên lửa phóng qua nòng. Ngoài ra, 1G46 cũng có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tối đa 8 km.
Giống với nhiều loại xe tăng chủ lực của Nga hiện nay, xe tăng T-90S cũng được trang bị hệ thống nạp đạn tự động. Hệ thống này có sẵn 22 viên trong ổ đạn và có thể thay đạn sau mỗi 8 giây.
Hệ thống nạp đạn trên xe tăng T-90 đã được cải tiến rất nhiều để có thể tương thích với các loại đạn mới, ví dụ như đạn 3BM-44M - đối trọng của đạn M829A3 của Mỹ với kích thước đạn ngắn hơn, độ xuyên giáp tốt hơn.
Xe tăng T-90S có một hệ thống đặc biệt, cho phép nó có thể kích nổ đạn nổ mảnh 3OF26 ở khoảng cách nhất định. Việc kích nổ đạn khi viên đạn còn đang bay trên không cho phép xe tăng T-90 tiêu diệt mục tiêu sau vật cản rất tốt, thậm chí bắn được cả trực thăng nếu kết hợp với hệ thống đo xa bằng laser đã được nhắc tới ở trên.
Điểm yếu lớn nhất của hệ thống nạp đạn tự động đó là nó sẽ mất rất nhiều thời gian để lựa chọn đúng loại đạn nạp vào nòng pháo - đây cũng chính là lý do mà Mỹ, NATO cùng nhiều quốc gia khác vẫn trung thành với nạp đạn bằng tay hơn.
Phiên bản T-90S mà Việt Nam sở hữu còn được trang bị tổ hợp súng máy tự động NSV 12,7mm. Súng máy được điều khiển bởi trưởng xa, có tầm bắn tối đa 2 km và tốc độ bắn tối đa 800 viên/phút - nghĩa là nhanh ngang tiểu liên AK-47.
Khẩu súng máy này cho phép kíp chiến đấu trên xe tăng T-90 đối phó với nhiều kiểu mục tiêu khác nhau, bao gồm trực thăng bay thấp của đối phương, bộ binh chống tăng địch, hay thậm chí là máy bay không người lái bay thấp.
Với cái giá xuất khẩu chỉ khoảng từ 2,5 cho tới 3,5 triệu USD cho mỗi chiếc, xe tăng chủ lực T-90 rõ ràng là loại vũ khí rất tốt, nhưng cũng có cái giá rất phải chăng, giúp nhiều quốc gia trên thế giới có thể tiếp cận với số lượng lớn. Nguồn ảnh: TH.
Cận cảnh xe tăng T-90S và T-90A thực chiến trên chiến trường Syria.