Được sản xuất bởi tập đoàn quốc phòng NORINCO của Trung Quốc dựa trên phiên bản tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng BM-30 Smerch do Liên Xô thiết kế, pháo phản lực phóng loạt PHL03 hiện là hỏa lực pháo binh mạnh nhất của Quân đội Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Đây là loại pháo phản lực được thiết kế để tấn công các mục tiêu mang tính chiến lược của đối phương như sân bay, trụ sở chỉ huy, các cơ sở nhà máy sản xuất, trận địa pháo hoặc nhưng nơi có một lượng lớn binh lính đối phương đóng quân trên một trận địa trải dài. Nguồn ảnh: Sina.Giống với phiên bản gốc do Liên Xô phát triển, pháo phản lực PHL03 có tổng cộng 12 ống phóng cỡ nòng 300 mm. Mỗi quả đạn của nó có trọng lượng từ 800 tới 830 kg, tầm bắn tối đa từ 70 tới 120 km phụ thuộc vào từng loại đạn khác nhau. Nguồn ảnh: Sina.Các loại đạn của PHL03 của Trung Quốc bao gồm đạn nổ mạnh, đạn nổ trên không, đạn xuyên giáp (chống xe tăng), đạn nổ mảnh (chống người) và đạn chùm. Đầu đạn chùm có thể mang theo nhiều đầu đạn chống tăng tự dẫn đường, cho phép tấn công nhiều mục tiêu thiết giáp đối phương khác nhau sau khi tách. Nguồn ảnh: Sina.Mỗi loạt bắn 12 phát của PHL03 có khả năng bao phủ một khu vực rộng tới 67 hectar. Mặc dù được coi là hệ thống vũ khí nhái của Nga, tuy nhiên Trung Quốc thậm chí còn nâng tầm của hệ thống vũ khí này lên một tầm cao mới, đó là tăng tầm bằn cho PHL03. Nguồn ảnh: Sina.Hệ thống pháo phản lực phóng loạt này của Trung Quốc được đặt trên khung gầm của xe tải Vạn Sơn WS2400. Đây là hệ thống khung gầm xe tải có dẫn động 8x8, thường được thấy là hệ thống chuyên chở nhiều loại tên lửa tầm trung khác của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.Do cần một xe chở đạn riêng biệt, chiến thuật thay đạn của pháo phản lực phóng loạt PHL03 là rời khỏi khu vực phóng sau đó mới thay đạn để đề phòng phản pháo từ hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài phiên bản PHL03, Trung Quốc còn sản xuất cả các phiên bản AR1, AR1A và AR3 dựa trên việc cải biên hệ thống PHL03 này. Theo đó, hệ thống AR1 có tổng cộng 8 ống phóng, AR1A có tổng cộng 10 ống phóng và AR3 có 8 ống phóng cỡ nòng 370mm tầm bắn lên tới 220 km. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài Quân đội Trung Quốc, Morocco là quốc gia thứ 2 trên thế giới sở hữu các tổ hợp pháo phản lực PHL03 với số lượng 36 đơn vị phục vụ trong lực lượng pháo binh của nước này. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt PHL03 của Trung Quốc phóng long trời lở đất.
Được sản xuất bởi tập đoàn quốc phòng NORINCO của Trung Quốc dựa trên phiên bản tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng BM-30 Smerch do Liên Xô thiết kế, pháo phản lực phóng loạt PHL03 hiện là hỏa lực pháo binh mạnh nhất của Quân đội Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Đây là loại pháo phản lực được thiết kế để tấn công các mục tiêu mang tính chiến lược của đối phương như sân bay, trụ sở chỉ huy, các cơ sở nhà máy sản xuất, trận địa pháo hoặc nhưng nơi có một lượng lớn binh lính đối phương đóng quân trên một trận địa trải dài. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với phiên bản gốc do Liên Xô phát triển, pháo phản lực PHL03 có tổng cộng 12 ống phóng cỡ nòng 300 mm. Mỗi quả đạn của nó có trọng lượng từ 800 tới 830 kg, tầm bắn tối đa từ 70 tới 120 km phụ thuộc vào từng loại đạn khác nhau. Nguồn ảnh: Sina.
Các loại đạn của PHL03 của Trung Quốc bao gồm đạn nổ mạnh, đạn nổ trên không, đạn xuyên giáp (chống xe tăng), đạn nổ mảnh (chống người) và đạn chùm. Đầu đạn chùm có thể mang theo nhiều đầu đạn chống tăng tự dẫn đường, cho phép tấn công nhiều mục tiêu thiết giáp đối phương khác nhau sau khi tách. Nguồn ảnh: Sina.
Mỗi loạt bắn 12 phát của PHL03 có khả năng bao phủ một khu vực rộng tới 67 hectar. Mặc dù được coi là hệ thống vũ khí nhái của Nga, tuy nhiên Trung Quốc thậm chí còn nâng tầm của hệ thống vũ khí này lên một tầm cao mới, đó là tăng tầm bằn cho PHL03. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt này của Trung Quốc được đặt trên khung gầm của xe tải Vạn Sơn WS2400. Đây là hệ thống khung gầm xe tải có dẫn động 8x8, thường được thấy là hệ thống chuyên chở nhiều loại tên lửa tầm trung khác của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Do cần một xe chở đạn riêng biệt, chiến thuật thay đạn của pháo phản lực phóng loạt PHL03 là rời khỏi khu vực phóng sau đó mới thay đạn để đề phòng phản pháo từ hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài phiên bản PHL03, Trung Quốc còn sản xuất cả các phiên bản AR1, AR1A và AR3 dựa trên việc cải biên hệ thống PHL03 này. Theo đó, hệ thống AR1 có tổng cộng 8 ống phóng, AR1A có tổng cộng 10 ống phóng và AR3 có 8 ống phóng cỡ nòng 370mm tầm bắn lên tới 220 km. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài Quân đội Trung Quốc, Morocco là quốc gia thứ 2 trên thế giới sở hữu các tổ hợp pháo phản lực PHL03 với số lượng 36 đơn vị phục vụ trong lực lượng pháo binh của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt PHL03 của Trung Quốc phóng long trời lở đất.