Đầu năm 1940, khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 bắt đầu nổ ra Hải quân Đức nhận ra rằng các căn cứ và bến cảng hải quân của nước này không còn là nơi thích hợp để neo đậu các biên đội tàu ngầm trước các đợt không kích của quân Đồng Minh. Và giải pháp của người Đức cho vấn đề này chính là xây dựng các boongke nổi khổng lồ dành cho tàu ngầm U-boat hay còn được gọi là U-Boot Bunker. Nguồn ảnh: Wrecksite.Hầu hết các U-Boot Bunker của Đức đều nằm dọc bờ biển Đại Tây Dương đa phần là tại Đức và Pháp với hơn 10 căn cứ chính. Thậm chí sau hơn 70 năm các boongke này vẫn còn tồn tại nếu không muốn nói là chi phí để tháo dỡ chúng quá lớn còn bom của quân Đồng Minh lại không thể làm gì được chúng. Trong ảnh là tàu ngầm U-boat của Đức tiến vào bên trong một U-Boot Bunker ở Saint-Nazaire miền Tây nước Pháp. Nguồn ảnh: War History.Hải quân Đức xây dựng khoảng 6 căn cứ tàu ngầm chính tại Pháp gồm Bordeaux, Brest, La Rochelle/La Pallice, Lorient và St-Nazaire. Trong đó St-Nazaire được xem là căn cứ chính với sức chứa lên tới hàng chục tàu ngầm cùng một lúc. Nguồn ảnh: War History.St-Nazaire được mô tả như một khối bê-tông khổng lồ trên mặt nước với các boongke chính dài tới 300m, rộng 130m và cao 18m. Để xây dựng nó Đức sử dụng tới 480.000 m³ bê-tông với, độ dày của trần boongke này lên đến 3.5m miễn nhiễm với mọi loại bom thông thường. Nguồn ảnh: War History.Trong ảnh là một U-Boot Bunker của Đức tại Lorient - nó được xây dựng từ năm 1941 và được chia thành tới 6 boongke chính. Các tàu ngầm U-boat của Đức được cất giấu bên trong các boongle trên cạn hoặc dưới mặt nước tùy vào yêu cầu tác chiến. Nguồn ảnh: War History.Và giống như các công trình quân sự khác của Đức trong CTTG 2, U-Boot Bunker được xây dựng bởi hàng chục ngàn lao động cưỡng bức trong các trại tập chung của phát xít Đức và nhiều người trong số đó đã không bao giờ có thể quay trở lại. Nguồn ảnh: War History.Bên cạnh việc cất giấu các tàu ngầm của Đức U-Boot Bunker còn được sử dụng làm nơi đóng mới hoặc sửa chữa tàu ngầm trong suốt chiến tranh. Dù vậy không phải U-Boot Bunker nào cũng có thể được hoàn thành với cường độ không kích ngày càng gia tăng của quân Đồng Minh trong giai đoạn sau năm 1940. Nguồn ảnh: War History.Về thiết kế, U-Boot Bunker gần như là một căn cứ hải quân toàn diện cung cấp mọi trang thiết bị, nhân lực, vũ khí cho đến sửa chữa cho tàu ngầm lẫn tàu chiến cỡ nhỏ, tuy nhiên quá trình xây dựng chúng lại quá lâu và tốn kém. Nguồn ảnh: War History.Hình ảnh bên trong một boongke của U-Boot Bunker, nó có kích thước khá lớn và có thể neo đậu được cùng lúc hai tàu ngầm tấn công Type VIIB U-boat của Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: War History.Ngoài các boongke chìm, U-Boot Bunker còn có các ụ nổi thông thường được sử dụng để sửa chữa hoặc bảo dưỡng tàu ngầm. Hầu hết các U-Boot Bunker của Đức đều Đồng Minh không kích nhưng chúng vẫn đứng vững cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nguồn ảnh: War History.Một phần của U-Boot Bunker tại Lorient đang được xây dựng vào năm 1942. Theo thông kê đến năm 1943 căn cứ hải quân này đã hứng chịu hàng ngàn đợt không kích của Không quân Anh-Mỹ với hàng chục ngàn quả bom các loại trong đó có cả bom chống boongke. Nguồn ảnh: War History.Hình ảnh một tàu ngầm Type IX U-Boat của Đức di chuyển vào bên trong boongke trên cạn tại Lorient bức ảnh này được chụp vào năm 1940. Nguồn ảnh: War History.Các kỹ sư Đức sửa chữa tàu ngầm U-Boat bên trong một U-Boot Bunker tại Pháp. Nguồn ảnh: War History.Còn đây là một U-Boot Bunker tại Hà Lan, nó vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng bị không kích làm sập một phần của khối công trình, bên cạnh đó trần bê-tông của nó cũng chưa được hoàn thiện. Nguồn ảnh: War History.Hình ảnh một phần U-Boot Bunker tại Bordeaux, Pháp. Sau CTTG 2 thậm chí nó còn được Hải quân Pháp tái sử dụng và vẫn còn đứng vững cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: War History.
Đầu năm 1940, khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 bắt đầu nổ ra Hải quân Đức nhận ra rằng các căn cứ và bến cảng hải quân của nước này không còn là nơi thích hợp để neo đậu các biên đội tàu ngầm trước các đợt không kích của quân Đồng Minh. Và giải pháp của người Đức cho vấn đề này chính là xây dựng các boongke nổi khổng lồ dành cho tàu ngầm U-boat hay còn được gọi là U-Boot Bunker. Nguồn ảnh: Wrecksite.
Hầu hết các U-Boot Bunker của Đức đều nằm dọc bờ biển Đại Tây Dương đa phần là tại Đức và Pháp với hơn 10 căn cứ chính. Thậm chí sau hơn 70 năm các boongke này vẫn còn tồn tại nếu không muốn nói là chi phí để tháo dỡ chúng quá lớn còn bom của quân Đồng Minh lại không thể làm gì được chúng. Trong ảnh là tàu ngầm U-boat của Đức tiến vào bên trong một U-Boot Bunker ở Saint-Nazaire miền Tây nước Pháp. Nguồn ảnh: War History.
Hải quân Đức xây dựng khoảng 6 căn cứ tàu ngầm chính tại Pháp gồm Bordeaux, Brest, La Rochelle/La Pallice, Lorient và St-Nazaire. Trong đó St-Nazaire được xem là căn cứ chính với sức chứa lên tới hàng chục tàu ngầm cùng một lúc. Nguồn ảnh: War History.
St-Nazaire được mô tả như một khối bê-tông khổng lồ trên mặt nước với các boongke chính dài tới 300m, rộng 130m và cao 18m. Để xây dựng nó Đức sử dụng tới 480.000 m³ bê-tông với, độ dày của trần boongke này lên đến 3.5m miễn nhiễm với mọi loại bom thông thường. Nguồn ảnh: War History.
Trong ảnh là một U-Boot Bunker của Đức tại Lorient - nó được xây dựng từ năm 1941 và được chia thành tới 6 boongke chính. Các tàu ngầm U-boat của Đức được cất giấu bên trong các boongle trên cạn hoặc dưới mặt nước tùy vào yêu cầu tác chiến. Nguồn ảnh: War History.
Và giống như các công trình quân sự khác của Đức trong CTTG 2, U-Boot Bunker được xây dựng bởi hàng chục ngàn lao động cưỡng bức trong các trại tập chung của phát xít Đức và nhiều người trong số đó đã không bao giờ có thể quay trở lại. Nguồn ảnh: War History.
Bên cạnh việc cất giấu các tàu ngầm của Đức U-Boot Bunker còn được sử dụng làm nơi đóng mới hoặc sửa chữa tàu ngầm trong suốt chiến tranh. Dù vậy không phải U-Boot Bunker nào cũng có thể được hoàn thành với cường độ không kích ngày càng gia tăng của quân Đồng Minh trong giai đoạn sau năm 1940. Nguồn ảnh: War History.
Về thiết kế, U-Boot Bunker gần như là một căn cứ hải quân toàn diện cung cấp mọi trang thiết bị, nhân lực, vũ khí cho đến sửa chữa cho tàu ngầm lẫn tàu chiến cỡ nhỏ, tuy nhiên quá trình xây dựng chúng lại quá lâu và tốn kém. Nguồn ảnh: War History.
Hình ảnh bên trong một boongke của U-Boot Bunker, nó có kích thước khá lớn và có thể neo đậu được cùng lúc hai tàu ngầm tấn công Type VIIB U-boat của Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: War History.
Ngoài các boongke chìm, U-Boot Bunker còn có các ụ nổi thông thường được sử dụng để sửa chữa hoặc bảo dưỡng tàu ngầm. Hầu hết các U-Boot Bunker của Đức đều Đồng Minh không kích nhưng chúng vẫn đứng vững cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nguồn ảnh: War History.
Một phần của U-Boot Bunker tại Lorient đang được xây dựng vào năm 1942. Theo thông kê đến năm 1943 căn cứ hải quân này đã hứng chịu hàng ngàn đợt không kích của Không quân Anh-Mỹ với hàng chục ngàn quả bom các loại trong đó có cả bom chống boongke. Nguồn ảnh: War History.
Hình ảnh một tàu ngầm Type IX U-Boat của Đức di chuyển vào bên trong boongke trên cạn tại Lorient bức ảnh này được chụp vào năm 1940. Nguồn ảnh: War History.
Các kỹ sư Đức sửa chữa tàu ngầm U-Boat bên trong một U-Boot Bunker tại Pháp. Nguồn ảnh: War History.
Còn đây là một U-Boot Bunker tại Hà Lan, nó vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng bị không kích làm sập một phần của khối công trình, bên cạnh đó trần bê-tông của nó cũng chưa được hoàn thiện. Nguồn ảnh: War History.
Hình ảnh một phần U-Boot Bunker tại Bordeaux, Pháp. Sau CTTG 2 thậm chí nó còn được Hải quân Pháp tái sử dụng và vẫn còn đứng vững cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: War History.