Hàn Quốc được biết tới là quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á. Không chỉ có binh sĩ Mỹ đóng quân trên lãnh thổ, hai nước còn hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực mua sắm vũ khí, hợp tác sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật. Trong đó, hầu hết trang bị máy bay của Hàn Quốc đều có xuất xứ từ Mỹ. Tuy nhiên, kỳ lạ thay là Cảnh sát Hàn Quốc và một số cơ quan công lực của nước này lại lựa chọn dòng trực thăng Nga để sử dụng. Nguồn ảnh: QQKhông có thông tin chi tiết về thương vụ đặc biệt này. Chỉ có tạp chí Flight Global đưa tin ngày 18/8/1999 rằng, nhà máy Kazan (Nga) đã chuyển giao chiếc trực thăng Mi-17KF đầu tiên cho Tập đoàn LG International của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Airlines.netNhư vậy, phiên bản trực thăng Mi-17 mà Hàn Quốc nhận được từ Nga được định danh là Mi-17KF. Nguồn ảnh: Airlines.netTheo nguồn tin của Flight Global, Mi-17KF được sản xuất tại nhà máy Kazan Helicopter với phần khung thân, động lực cơ bản, nhưng trang bị hệ thống điện tử hàng không phương Tây do Kelowna (Canada) lắp đặt. Nguồn ảnh: Airlines.netNguyên mẫu trực thăng vận tải Mi-17KF do Kazan và Kelowna sản xuất bay thử nghiệm lần đầu ngày 3/8/1997. Nguồn ảnh: Airlines.netCận cảnh buồng lái chuẩn phương Tây trực thăng Mi-17 xuất khẩu tới Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Airlines.netCũng không rõ vì sao sau đó mà LG International lại chuyển giao trực thăng Mi-17 cho cảnh sát Hàn Quốc. Có khả năng, LG chỉ đóng vai trò “trung gian” mua trực thăng Nga cho cơ quan công lực Hàn Quốc vốn có truyền thống sử dụng vũ khí Mỹ. Thực tế, so với dòng Black Hawk mà Hàn Quốc mua của Mỹ, Mi-17 chở được số lượng lính lớn hơn nhiều, hỏa lực mang vác cũng đa dạng, chi phí bảo dưỡng thấp, điều kiện bảo dưỡng nhẹ nhàng hơn hàng Mỹ “nổi tiếng chảnh”. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài trực thăng vận tải Mi-17, cơ quan chữa cháy rừng Hàn Quốc hiện cũng sử dụng một vài chiếc trực thăng Kamov Ka-32T có nguồn gốc từ Nga. Nguồn ảnh: Airlines.netLực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc (Korean Coast Guard – KCG) hiện cũng có 8 chiếc Ka-32C mua của Nga để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển. So với các trực thăng khác của KCG như Bell 412SP, AW139 thì Ka-32 chở được số lượng người nhiều hơn hẳn (lên tới 12), thời gian hoạt động lâu hơn (tới 4 tiếng), tầm hoạt động xa hơn (đến 852km). Nguồn ảnh: Airlines.netĐặc biệt, đến cả Không quân Hàn Quốc hiện cũng duy trì 7 trực thăng Ka-32 trong các phi đội tìm kiếm cứu hộ phi công trên chiến trường. Nguồn ảnh: Military WikiDòng Ka-32 cơ bản có thiết kế tương tự mẫu trực thăng săn ngầm Ka-27, chúng được xếp vào nhóm trực thăng phục vụ cho mục đích dân sự (cứu hộ cứu nạn, chở khách, chữa cháy rừng). Tất nhiên, vẫn có thể vũ trang hạng nặng khi cần vì cơ bản chúng dùng chung khung gầm Ka-27. Nguồn ảnh: Military Wiki
Hàn Quốc được biết tới là quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á. Không chỉ có binh sĩ Mỹ đóng quân trên lãnh thổ, hai nước còn hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực mua sắm vũ khí, hợp tác sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật. Trong đó, hầu hết trang bị máy bay của Hàn Quốc đều có xuất xứ từ Mỹ. Tuy nhiên, kỳ lạ thay là Cảnh sát Hàn Quốc và một số cơ quan công lực của nước này lại lựa chọn dòng trực thăng Nga để sử dụng. Nguồn ảnh: QQ
Không có thông tin chi tiết về thương vụ đặc biệt này. Chỉ có tạp chí Flight Global đưa tin ngày 18/8/1999 rằng, nhà máy Kazan (Nga) đã chuyển giao chiếc trực thăng Mi-17KF đầu tiên cho Tập đoàn LG International của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Airlines.net
Như vậy, phiên bản trực thăng Mi-17 mà Hàn Quốc nhận được từ Nga được định danh là Mi-17KF. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo nguồn tin của Flight Global, Mi-17KF được sản xuất tại nhà máy Kazan Helicopter với phần khung thân, động lực cơ bản, nhưng trang bị hệ thống điện tử hàng không phương Tây do Kelowna (Canada) lắp đặt. Nguồn ảnh: Airlines.net
Nguyên mẫu trực thăng vận tải Mi-17KF do Kazan và Kelowna sản xuất bay thử nghiệm lần đầu ngày 3/8/1997. Nguồn ảnh: Airlines.net
Cận cảnh buồng lái chuẩn phương Tây trực thăng Mi-17 xuất khẩu tới Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Airlines.net
Cũng không rõ vì sao sau đó mà LG International lại chuyển giao trực thăng Mi-17 cho cảnh sát Hàn Quốc. Có khả năng, LG chỉ đóng vai trò “trung gian” mua trực thăng Nga cho cơ quan công lực Hàn Quốc vốn có truyền thống sử dụng vũ khí Mỹ. Thực tế, so với dòng Black Hawk mà Hàn Quốc mua của Mỹ, Mi-17 chở được số lượng lính lớn hơn nhiều, hỏa lực mang vác cũng đa dạng, chi phí bảo dưỡng thấp, điều kiện bảo dưỡng nhẹ nhàng hơn hàng Mỹ “nổi tiếng chảnh”. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài trực thăng vận tải Mi-17, cơ quan chữa cháy rừng Hàn Quốc hiện cũng sử dụng một vài chiếc trực thăng Kamov Ka-32T có nguồn gốc từ Nga. Nguồn ảnh: Airlines.net
Lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc (Korean Coast Guard – KCG) hiện cũng có 8 chiếc Ka-32C mua của Nga để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển. So với các trực thăng khác của KCG như Bell 412SP, AW139 thì Ka-32 chở được số lượng người nhiều hơn hẳn (lên tới 12), thời gian hoạt động lâu hơn (tới 4 tiếng), tầm hoạt động xa hơn (đến 852km). Nguồn ảnh: Airlines.net
Đặc biệt, đến cả Không quân Hàn Quốc hiện cũng duy trì 7 trực thăng Ka-32 trong các phi đội tìm kiếm cứu hộ phi công trên chiến trường. Nguồn ảnh: Military Wiki
Dòng Ka-32 cơ bản có thiết kế tương tự mẫu trực thăng săn ngầm Ka-27, chúng được xếp vào nhóm trực thăng phục vụ cho mục đích dân sự (cứu hộ cứu nạn, chở khách, chữa cháy rừng). Tất nhiên, vẫn có thể vũ trang hạng nặng khi cần vì cơ bản chúng dùng chung khung gầm Ka-27. Nguồn ảnh: Military Wiki